Ông Nguyễn Thành Phong: Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại TP.HCM rất cao
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới, trong nước rất phức tạp nên nguy cơ lây nhiễm tại TP rất cao.
Ngày 10/5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.
Ông Phong cho biết, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và các quốc gia trong khu vực diễn biến rất phức tạp. Trong những ngày qua, Việt Nam cũng đã có hơn 400 ca nhiễm tại 26 tỉnh, thành. Do đó, trên địa bàn TP.HCM nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại cuộc họp.
Nguy cơ đầu tiên, TP có rất nhiều khu cách ly tập trung, số lượng người được cách ly rất lớn dẫn đến việc lây lan chéo trong khu cách ly này rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau khi hết thời gian cách ly tập trung, có xét nghiệm âm tính thì vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ đối với những người này.
“Ca 2458 là một ví dụ. Đây là trường hợp từng mắc COVID-19 được phát hiện khi cách ly sau nhập cảnh từ Campuchia và điều trị tại Hà Tiên (Kiên Giang), xuất viện ngày 27/3. Khi làm xét nghiệm dịch vụ xuất cảnh thì phát hiện trường hợp này tái dương tính với SARS-CoV-2. Cho nên, phải rất cảnh giác”, ông Phóng nói.
Nguy cơ cao thứ 2 mà ông Phong chỉ ra đến từ các bệnh viện trên địa bàn TP. Lý do, các bệnh viện này hàng ngày tiếp nhận số lượng rất lớn các bệnh nhân cũng như người thân đi theo từ các tỉnh, thành trong cả nước đến điều trị.
Ngoài ra, còn có nguy cơ từ những người nhập cảnh trái phép, từ cảng hàng không, cảng hàng hải và cả đường bộ…
Từ thực tế đó, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương tuyệt đối không được lơ là, chủ quan. “Phải quyết liệt hơn nữa như Thủ tướng nói, phải chuyển từ phòng thủ sang tấn công” , ông Phong nhấn mạnh.
Cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP.HCM.
Ông Phong cũng yêu cầu phải thiết lập lại các chốt kiểm soát giao thông đường bộ. Cùng với đó, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc tuân thủ, chấp hành các quy định về phòng chống dịch tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và 60 cảng hàng hải trên địa bàn TP, đặc biệt là tại các bệnh viện trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị người đứng đầu các cơ sở cách ly tập trung, ngành y tế TP đảm bảo an toàn trong các khu cách ly tập trung, không để xảy ra lây nhiễm chéo. Ngoài ra, duy trì ở TP Thủ Đức và mỗi quận huyện ít nhất một khu cách ly tập trung; nâng cao năng lực lấy mẫu, xét nghiệm, đảm bảo đáp ứng tốt trong mọi tình huống có thể xảy ra.
Video đang HOT
Những khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở sản xuất phải tuân thủ tuyệt đối quy định về phòng, chống dịch. Các cơ quan chức năng lên phương án khi có một ca, hoặc nhiều ca nhiễm xảy ra.
Ông Phong cũng đề nghị trong bối cảnh dịch bệnh ngày một diến biến phức tạp, các nhà hàng kinh doanh ăn uống phải thực hiện nghiêm yêu cầu 5K và không tập trung quá 30 người.
Đặc biệt, ông yêu cầu khi đi kiểm tra, các cơ quan chức năng không được cứng nhắc mà phải mềm mỏng, phối hợp tốt với chủ sơ sở để đảm bảo phòng, chống dịch. “Địa phương không muốn đóng cửa bất cứ nhà hàng quán ăn nào, và các cơ sở kinh doanh nếu không muốn xảy ra tình trạng này thì bắt buộc phải hợp tác” , ông Phong nói.
Theo ông Phong, các biện pháp mạnh chỉ được thực hiện khi các sơ sở sản xuất, kinh doanh không chấp hành hoặc cố tình vi phạm.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, ngày 6/5, thành phố đã ghi nhận tàu MD-SUN trở về từ Philippines neo đậu tại phao số 5, Phước Long, Nhà Bè đã có 3 trong tổng số 19 thuyền viên trên tàu mắc COVID-19.
Để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm từ các thuyền viên mắc bệnh với các trường hợp làm việc liên quan đến con tàu này, TP đã cách ly tất cả thuyền viên và điều tra những làm việc liên quan đến tàu. Đã tiến hành cách ly tập trung 74 trường hợp có liên quan, tất cả đều có xét nghiệm lần 1 âm tính với SARS-CoV-2.
HCDC đang tiếp tục điều tra thêm xem trong quá trình neo đậu, có trường hợp nào thuyền viên lên bờ bất hợp pháp hoặc ngược lại có trường hợp nào tiếp cận tàu bất hợp pháp. Điều này nhằm truy vết đầy đủ, không bỏ sót bất cứ trường hợp nào có tiếp xúc với thuyền viên trên tàu.
COVID-19 tại ASEAN hết 27/2: Trên 52.700 ca tử vong; Tâm dịch Indonesia 'hạ nhiệt'
Đến hết ngày 27/2, các nước ASEAN đã ghi nhận trên 52.700 ca tử vong và trên 2,43 triệu người bệnh. Campuchia đã cử Tướng Tư lệnh lục quân phụ trách giám sát các trung tâm cách ly, trong khi Myanmar kéo dài hạn chế nhập cảnh để phòng dịch.
Người dân sau khi được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 18/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 11.610 ca mắc COVID-19 và 247 ca tử vong.
Như vậy, các nước ASEAN hiện ghi nhận tổng cộng 2.432.857 ca mắc COVID-19 trong đó có 52.739 ca tử vong và 2.149.975 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 3 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm phần lớn với 195 ca. Philippines thêm 42 ca tử vong và Malaysia thêm 10 ca.
Với 6.308 ca nhiễm mới Indonesia chứng kiến tốc độ lây lan có xu hướng giảm so với mức trên 10.000 ca/ngày trong tuần trước. Tuy vậy, nước này tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong các nước ASEAN với số ca tử vong lên tới 35.981 người, trong tổng số 2.329.074 ca bệnh.
Tình hình Malaysia vẫn căng thẳng với 2.364 ca nhiễm mới trong ngày 27/2. Trong khi đó, Philippines đang "nóng" trở lại với 2.921 ca nhiễm mới. Thái Lan ghi nhận 72 ca nhiễm mới, và Singapore có thêm 12 ca.
Cùng ngày 27/2, Campuchia ghi nhận thêm 26 ca nhiễm mới, Timor Leste thêm 1 ca trong khi Brunei và Lào không ghi nhận ca nhiễm mới nào.
Người dân đeo khẩu trang đi tàu điện ngầm ở Manila, Philippines. Ảnh: Reuters
Campuchia: Tư lệnh lục quân phụ trách tiểu ban giám sát cách ly
Ngày 27/2, Bộ Y tế Campuchia đã thông báo thành lập tiểu ban an ninh và quản lý trật tự để giám sát tất cả các trung tâm cách ly COVID-19 trên toàn quốc. Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng xác nhận tiểu ban này, trực thuộc ủy ban liên bộ phòng chống dịch COVID-19, có trách nhiệm giám sát, đánh giá và tham vấn về mọi vấn đề liên quan đến an ninh và sự ổn định tại các trung tâm cách ly COVID-19 tại Campuchia.
Tiểu ban trên do Tướng Hun Manet - Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Campuchia đứng đầu, với 5 phó chủ tịch và 8 thành viên. Tiểu ban có trách nhiệm đảm bảo rằng những tiêu chuẩn và quy định của Bộ Y tế Campuchia về phòng chống dịch COVID-19 được tất cả mọi người tuân thủ. Trong trường hợp cần thiết, tiểu ban này có thể sử dụng lực lượng can thiệp tại những khu vực cách ly, hoặc cần phong tỏa để phòng chống dịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 18/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Quyết định thành lập tiểu ban nói trên là nhằm giám sát hiệu quả và ứng phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ ba tại Campuchia (Sự kiện cộng đồng ngày 20/2) làm 241 người dương tính với virus SARS-CoV-2 và 77 địa điểm bị phong tỏa, gây ra vụ lây nhiễm nghiêm trọng nhất tại Campuchia cho đến nay.
Ngày 27/2, Bộ Y tế Campuchia phát hiện thêm 26 ca nhiễm COVID-19 liên quan đến "Sự kiện cộng đồng ngày 20/2". Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 lên tới 766 trường hợp.
Myanmar kéo dài lệnh hạn chế nhập cảnh
Bộ Ngoại giao Myanmar thông báo kéo dài các biện pháp hạn chế nhập cảnh tạm thời đối với mọi du khách cho đến ngày 31/3 nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19. Việc gia hạn này sẽ được áp dụng để đình chỉ tạm thời mọi loại thị thực, trong đó có các dịch vụ thị thực thăm viếng và miễn thị thực.
Lực lượng quân đội Myanmar đeo khẩu trang phòng dịch khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Straits Times
Ủy ban Trung ương về Ngăn ngừa, Kiểm soát và Xử lý COVID-19 cũng ban hành một thông báo gia hạn thời gian áp dụng các biện pháp ngăn ngừa COVID-19 đến ngày 31/3. Thông báo cho biết việc gia hạn sẽ được áp dụng cho tất cả các lệnh, tuyên bố, chỉ thị do các tổ chức chính phủ cấp công đoàn và các bộ ban hành trước đây, như một phần của các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Myanmar hiện ghi nhận 141.875 ca COVID-19, trong đó có 3.198 ca tử vong.
Philippines gia hạn các biện pháp hạn chế tại thủ đô
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế một phần tại thủ đô Manila tới cuối tháng 3 trong khi quốc gia này chờ được bàn giao vaccine phòng COVID-19.
Người dân xếp hàng trong buổi lễ tại nhà thờ Cơ đốc giáo ở Manila, Philippines ngày 17/2/2021. Ảnh: Philstar
Cụ thể, trong thông báo đưa ra ngày 27/2, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, cho biết các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila sẽ kéo dài thêm 1 tháng, qua đó hạn chế các hoạt động kinh doanh và giao thông công cộng. Quyết định trên được đưa ra sau khi Philippines ghi nhận thêm 2.651 ca mắc mới, số ca mắc trong ngày cao nhất được ghi nhận trong hơn 4 tháng qua tại quốc gia này. Ngoài Manila, các thành phố gồm Davao ở miền Nam và Baguio ở miền Bắc Philippines cũng đang áp dụng các biện pháp tương tự.
Hiện Philippines là quốc gia đứng thứ hai Đông Nam Á về tổng số ca nhiễm và tử vong. Thủ đô Manila và nhiều tỉnh, thành đã áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt trong thời gian dài, ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế của cả nước. Tổng thống Duterte từng cam kết duy trì các biện pháp hạn chế tại thủ đô, nơi được coi là tâm dịch của cả nước, cho tới khi triển khai chiến dịch tiêm chủng. Philippines là quốc gia cuối cùng trong khu vực tiếp nhận lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên, gồm 600.000 liều vaccine của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc), dự kiến bàn giao trong ngày 28/2. Đối tượng được ưu tiên tiêm chủng là nhân viên y tế và binh lính.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 11/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia nhận lô vaccine CoroVac/Trung Quốc đầu tiên
Theo Straits Times, lô vaccine CoronaVac (Trung Quốc) đầu tiên đã về tới Malaysia trong ngày 27/2, dự kiến gồm trên 300.000 liều.
Vaccine CoronaVac do công ty Sinovac Life Sciences của Trung Quốc sản xuất tại nhà máy ở Bắc Kinh.
Malaysia lên kế hoạch mua 14 triệu liều CoronaVac theo các giai đoạn, được sử dụng để tiêm phòng cho khoảng 22% dân số.
Giới chức Malaysia tiếp nhận lô vaccine CoronaVac. Ảnh: The Star
Nước này đã khởi động chiến dịch tiêm phòng COVID-19 từ ngày 24/2 vừa qua, và người tiêm đầu tiên chính là Thủ tướng Muhyiddin Yassin.
Malaysia chia chiến dịch tiêm chủng COVID làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên từ tháng 2- tháng 4 sẽ ưu tiên cho các lực lượng ở tuyến đầu. Giai đoạn 2 từ tháng 4-tháng 8 dành cho các nhóm rủi ro cao và người từ 60 tuổi trở lên. Giai đoạn 3 sẽ tiêm phòng cho phần còn lại của dân số từ trên 18 tuổi, dự kiến từ tháng 5/2021 tới tháng 2/2022.
Thủ tướng Muhyiddin được tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên trong chiến dịch tiêm chủng đại trà tại Malaysia. Ảnh: EPA-EFE
5 nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh bị cách ly 5 y bác sĩ Khoa Nội thận, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh, đều là người Campuchia, bị cách ly do tiếp xúc bệnh nhân Covid-19, ngày 7/5 kết quả xét nghiệm âm tính. Trao đổi VnExpress ngày 7/5, tiến sĩ, bác sĩ Tôn Thanh Trà, Tổng giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh, cho biết nhóm nhân viên này tiếp tục...