Ông Nguyễn Thanh Nghị bị kiểm điểm do sai phạm đất đai
Trong số các lãnh đạo bị kiểm điểm có ông Nguyễn Thanh Nghị – Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang và nhiều cựu lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang.
Đó là một trong các nội dung được nêu ra trong báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên Giang về việc xử lý những sai phạm đất đai theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Theo báo cáo có 23 đơn vị sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường. Đến thời điểm báo cáo có 14/23 đơn vị đang tiến hành thực hiện, 9/23 đơn vị đã tổ chức kiểm điểm.
Cụ thể, ngày 18/6/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chủ trì, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường giai đoạn 2011 – 2017.
Hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang là các ông Phạm Vũ Hồng, Lê Văn Thi cùng 12 người nguyên là Phó chủ tịch, thành viên UBND tỉnh giai đoạn 2011-2017 phải kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Trong 6 nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bị kiểm điểm rút kinh nghiệm có ông Nguyễn Thanh Nghị (hiện là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang); ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc; bà Lê Thị Minh Phụng và các ông Mai Anh Nhịn, Lâm Hoàng Sa, Lê Khắc Ghi đã nghỉ hưu.
Ngoài ra còn có 40 cán bộ là công chức tại các sở, ngành, UBND huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, Giồng Riềng bị kiểm rút kinh nghiệm.
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm trong công tác quản lý sử dụng đất đai ở Kiên Giang.
Video đang HOT
Trước đó như VTC News thông tin, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ trong giai đoạn 2011-2017, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn Quốc gia Phú Quốc đã buông lỏng quản lý, dẫn tới tình trạng các hộ dân lấn chiếm đất rừng diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được ngăn chặn xử lý.
Thậm chí, có một số hộ dân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích dã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vườn Quốc gia Phú Quốc.
Mặt khác, việc UBND tỉnh Kiên Giang không giao cho chủ rừng hoặc đơn vị có chức năng khai thác để khai thác tận thu gỗ rừng tại dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Dài do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc làm chủ đầu tư là vi phạm pháp luật. Dẫn đến nguy cơ thất thoát hơn 12.930m3 gỗ
Trong thời kỳ thanh tra, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 6/2018, UBND huyện Phú Quốc và UBND các xã, thị trấn trực thuộc đã buông lỏng quản lý về đất đai, về trật tự xây dựng đô thị, dẫn tới nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô, tách thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ để chuyển nhượng.
Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ, việc buông lỏng quản lý về đất đai gây khó khăn trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Kiên Giang cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ (dưới 500m2) trên địa bàn huyện Phú Quốc không vì mục đích sản xuất nông nghiệp. Dẫn tới tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo này diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai.
UBND tỉnh Kiên Giang cho phép gia hạn nộp tiền sử dụng đất đối với Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Phú Quốc chưa phù hợp quy định, phải truy thu về cho ngân sách nhà nước số tiền hơn 18,7 tỷ đồng.
Cục Thuế tỉnh Kiên Giang giảm 50% tiền sử dụng đất đối với một số chủ đầu tư chưa đúng quy định. Cần phải thu hồi cho ngân sách số tiền hơn 255,8 tỷ đồng.
Cục Thuế tỉnh Kiên Giang không phạt chậm nộp với một số tổ chức có hành vi chậm nộp tiền sử dụng đất, thuê đất, tính tiền thuê đất chưa chính xác. Cần phải thu hồi cho ngân sách số tiền hơn 255,4 tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2011-2017 chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành chung. Thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc chịu trách nhiệm chính đối với vi phạm, thiếu sót trên.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang có liên quan kiểm điểm trách nhiệm để xảy ra những thiếu sót, vi phạm; Đồng thời, tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý nghiêm minh đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.
Tìm được phương tiện va chạm làm trụ điện vượt biển ở Kiên Giang đổ nghiêng
Thuyền trưởng tàu cá KG 91645 TS khai nhận, trong quá trình tàu di chuyển từ huyện An Minh về huyện Phú Quốc (Kiên Giang), do trời tối nên tàu đã va vào phần đế bê tông của trụ điện trên biển, thuộc khu vực xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải, làm trụ điện đổ nghiêng.
Chiều ngày 21/8, Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng Dương Đông (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã phát hiện được phương tiện va chạm làm đổ nghiêng trụ điện trên khu vực biển ở xã đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải.
Theo đó, sau khi có thông tin về việc trụ điện trên biển thuộc xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải bị nghiêng đổ vào ngày 15/8 vừa qua, Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đông đã tổ chức triển khai các tổ, đội công tác tuần tra, khẩn trương rà soát, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ phương tiện trên địa bàn, các phương tiện có dấu hiệu nghi vấn.
Chiếc tàu đang được sửa chữa thị bị lực lượng chức năng phát hiện.
Trưa ngày 20/8, Tổ công tác đã phát hiện tàu cá KG 91645 TS bị vỡ phần đầu mũi tàu và đang trong quá trình sửa chữa có nhiều biểu hiện nghi vấn, tổ công tác đã mời thuyền trưởng làm việc để tiến hành điều tra làm rõ.
Qua làm việc, ông Đặng Lê Phương (39 tuổi, thường trú tại khu phố 10, thị trấn Dương Đông) thuyền trưởng tàu cá KG 91645 TS khai nhận, tàu cá nói trên do bà Trương Thị Thanh Nguyên (thường trú khu phố 3 thị trấn Dương Đông) làm chủ, hành nghề thu mua cá cơm.
Tàu cá bị hư hỏng phần mũi sau khi va vào trụ điện.
Khoảng 21 giờ ngày 14/8, thuyền trưởng và 2 thuyền viên làm thủ tục xuất bến tại Kênh Dài, xã Tây Yên, huyện An Minh, Kiên Giang chạy về Phú Quốc. Khoảng 1 giờ ngày 15/8, do trời tối nên tàu cá đã va vào phần đế bê tông của trụ điện trên biển thuộc khu vực xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải, làm trụ điện bị nghiêng, tàu cá bị vỡ phần mũi tàu.
Đến 3 giờ ngày 16/8, tàu cá KG 91645 TS về đến cảng Dương Đông, nhưng không làm thủ tục nhập bến tại Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đông mà cho tàu chạy về neo đậu tại bến của nhà thùng nước mắm Hải Nguyên ở khu phố 5, thị trấn Dương Đông.
Sau khi chuyển hết số cá từ tàu lên nhà thùng, thuyền trưởng đã điều khiển tàu cá đi sửa chữa thì bị Tổ công tác Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đông phát hiện.
Hiện Ban chỉ huy Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Dương Đông đang củng cố và hoàn chỉnh hồ sơ điều tra ban đầu và thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tối ngày 15/8, tàu cá đã va vào phần đế bê tông của trụ điện trên biển thuộc khu vực xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải làm trụ điện đổ nghiêng.
Như Tiền Phong đã đưa tin, trụ điện số 25 trên tuyến đường dây 22kV vượt biển ra đảo bị nghiêng do phương tiện lưu thông trên biển đâm vào bị gãy nghiêng vào tối ngày 14/8. Đây là đường dây cấp điện cho Trung Tâm Hành Chính huyện Kiên Hải được kéo từ điểm tiếp bờ phía Hòn Đất đến điểm tiếp bờ phía Hòn Tre dài 12,9km.
Sự cố xảy ra, buộc ngành điện phải ngắt điện khẩn cấp, làm gián đoạn cung cấp điện đến toàn bộ các đơn vị, hộ dân trên đảo Hòn Tre.
Được biết, công trình đường dây 22kV vượt biển cấp điện cho Trung tâm Hành chính huyện Kiên Hải được khánh thành vào tháng 4/2015 với tổng vốn đầu tư 78,4 tỷ. Đây là công trình kéo điện ra đảo bằng đường dây trên không vượt biển đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.
Phú Quốc: Xe trộn bê tông lao vào quán bánh xèo, 5 người bị thương Đang ngồi trong quán ăn bánh xèo, 5 thực khách bỗng nhiên bị một chiếc xe bồn bất ngờ lao tới gây chấn thương, phải đi cấp cứu. Chiều 13/8, công an thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc (Kiên Giang), đã đến khám nghiệm hiện trường vụ xe trộn bên tông lao vào quán bán xèo khiến 5 người bị thương. Hiện...