Ông Nguyễn Sự: Khuyến khích dân Hội An trồng cau
Việc thu mua diễn ra ồ ạt khắp địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cau tươi được giá đã đem lại niềm vui lớn cho cả nông hộ lẫn chủ cơ sở chế biến.
Mua bán cả cau non
Đến các miền quê xứ Quảng vào những ngày này rất dễ chứng kiến cảnh nhộn nhịp thu mua cau tươi. Ở TP Hội An, việc thu mua trái cau diễn ra từ sáng sớm đến tối mịt, nhiều nhất là ở các xã Cẩm Thanh và phường Cẩm Nam.
Ông Ngô Rí (khối phố Xuyên Trung, phường Cẩm Nam) cho biết, năm nay cau tươi rất được giá, tăng hơn 10 lần so với mọi năm. Do có nhu cầu lớn nên thương lái lùng sục đến các thôn, xóm trên địa bàn để thu mua cau tươi. “Nếu như năm trước, gia đình tôi bán 1 kg cau tươi chỉ được 2.000 đồng thì nay đã tăng lên 24.000 đồng. Nhiều người hỏi mua cả cau non nhưng chúng tôi không bán, vì sợ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây cau”, ông Rí nói.
Ở các huyện, thành phố phía bắc của tỉnh, việc thu mua cau diễn ra rầm rộ ở các thị xã Điện Bàn, Duy Xuyên. Người mua cau chạy xe máy khắp khu phố cũng như thôn xóm, lùng sục mua cau tươi.
Ông Văn Bá Năm – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, cây cau được trồng các vùng nông thôn trên địa bàn, từ Duy Nghĩa, Duy Hải cho đến Duy Vinh, Duy Thu, Duy Phú. Mặc dù phát triển tự phát theo kiểu nhà nào có vườn rộng thì tận dụng trồng.
Theo ghi nhận, trái cau loại tốt (không già cũng không non) có giá 24.000 đồng/kg, còn với cau non người dân bán được giá 13.000 đồng/kg. “Cây cau chủ yếu được trồng trong vườn nhà nên không ảnh hưởng xấu đến các cây trồng chủ lực như lúa, bắp hay rau, hoa màu khác. Huyện khuyến khích trồng cau trên địa bàn vì tạo cảnh quan thân thiện vừa có thêm nguồn thu nhập cho các nông hộ”, ông Văn Bá Năm nói.
Người dân bán cau tươi.
Video đang HOT
Ở huyện miền núi Tiên Phước, người dân phấn khởi vì năm nay cau được mùa lại được giá. “Rất may là gia đình chúng tôi đã không chạy theo “phong trào” chặt bỏ cây cau để trồng keo lai diễn ra rầm rộ từ 5 năm nay. Năm nay cau được mùa lại rất được giá, mình bán vài trăm kg thu được hơn 10 triệu đồng”, bà Ngô Thị Thuận (thôn 5, xã Tiên Cảnh, Tiên Phước) nói.
Nhu cầu xuất khẩu
Để tìm hiểu rõ hơn vì sao trái cau tươi lại được giá đột ngột ở thời điểm này, chúng tôi có mặt ở cơ sở chế biến cau tươi của gia đình ông Lê Minh Thuận (thôn 6, xã Tiên Cảnh, Tiên Phước). Đây là “đầu não” thu mua cau tươi, không chỉ ở riêng huyện Tiên Phước mà cả khắp huyện, thành trong cả tỉnh.
Ông Thuận cho biết, cau tươi được giá vì có nhu cầu rất lớn. “Từ giữa năm đến nay, trung bình mỗi tháng gia đình chúng tôi xuất sang thị trường Trung Quốc 60 tấn cau khô. Để có khối lượng hàng như vậy, chúng tôi phải thu mua được 20 tấn cau tươi mỗi ngày.
Cau tươi sau khi luộc 3 tiếng đồng hồ sẽ được vớt ra để đưa vào lò hấp. Sau 5 ngày hấp, khi cau có độ săn chắc ổn định sẽ được vớt ra, đóng gói, xuất thẳng sang thị trường Trung Quốc”, ông Thuận nói.
Hiện tại, cơ sở sơ chế cau của gia đình ông Thuận có 30 lao động thường trực trong ngày để thực hiện các công đoạn kể trên. Cách đây khoảng 5 năm, xuất khẩu cau tươi gặp khó do những rào cản phía Trung Quốc đặt ra, cơ sở này hoạt động cầm chừng. Thời điểm này, Trung Quốc rất cần cau để chế biến kẹo nên nghề này ăn nên làm ra.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở thị trấn Tiên Kỳ (Tiên Phước) và một số ít nơi khác của TP Đà Nẵng cũng tồn tại nghề hấp cau để xuất bán trực tiếp sang Trung Quốc. Chủ các cơ sở này là người từ các tỉnh, thành phía Bắc vào thuê lại đất, mở cơ sở sản xuất. Tính cạnh tranh cao do nguồn cung khan hiếm trong thời gian gần đây, đã khiến giá cau tươi nhích dần từng ngày. Hiện tại, giá “đỉnh” của cau tươi là 30.000 đồng/kg (cau có cỡ 42 trái/kg).
Khi được hỏi tại sao có sự chênh lệch khá lớn giữa cau non và cau thường thì ông Thuận cho biết: “Sở dĩ cau non được thu mua vì khối lượng cau thường không đủ cung ứng. Dĩ nhiên là chúng tôi sẽ chỉ thu mua cau non khi đã hết nguồn cung bình thường. Giá cả chênh lệch của 2 loại cau tươi này trung bình là 17.000 đồng/kg”.
Ông Thuận cho biết, cau non rất khó bảo quản trong quá trình vận chuyển từ Quảng Nam sang Trung Quốc. Tuy vậy, cau non khi được chế biến thành kẹo có vị ngon ngọt không hề thua kém so với loại cau bình thường. “Chúng tôi kinh doanh thu lợi thì cũng phải chú ý đến quyền lợi của nông dân. Các chủ sơ chế cau từ các tỉnh, thành phía Bắc đến thu mua tại đây có nhiều thuận lợi hơn mình về đầu ra nên đã nhiều lần hạ giá mua cau tươi. Bây giờ tình thế đã có chuyển biến khác nên chúng tôi chủ động nâng giá cau tươi để có lợi hơn cho người dân địa phương”, ông Thuận nói.
Còn khi được hỏi liệu cau tươi có còn là nhu cầu lớn trong thời gian đến và giá cau có thể sẽ tăng thêm không thì ông Thuận cho biết, giá cau tươi đã đạt đỉnh vào thời điểm hiện tại, giá cau có tăng thêm hay không lại phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tuy vậy, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng xuất khẩu cau khô và sẽ thu mua cau tươi với giá ổn định, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho các nông hộ trên địa bàn.
Khuyến khích trồng cau Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Sự – Chủ tịch HĐND TP Hội An cho biết, địa phương rất khuyến khích người dân trên địa bàn trồng cây cau. “Chủ trương của Hội An là xây dựng thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch. Cây cau trong vườn sẽ là điểm nhấn của thành phố sinh thái. Hiện tại, phường Cẩm Nam đã được định hướng xây dựng điểm vườn sinh thái với cây cau là chủ đạo. Qua phổ biến, tôi nhận thấy người dân rất hưởng ứng. Xã Cẩm Thanh cũng đã tuyên truyền rộng rãi trong người dân về việc sắp xếp các khu vườn sinh thái với đối tượng chủ lực là cây cau. Các homestay, khách sạn cũng phải bố trí trồng cau, dừa tạo cảm giác thu hút, yên lành cho du khách”, ông Nguyễn Sự nói. Bà Nguyễn Thị Sáu – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước, cho biết, do đầu ra không đảm bảo, cau rớt giá nên diện tích trồng cau trên địa bàn đã giảm xuống quá nhiều trong vòng 5 năm qua, từ 90 ha xuống còn khoảng 50 ha. Bởi vậy, địa phương đang khuyến khích người dân trồng cau bằng cách hỗ trợ 2 triệu đồng/ha.
Theo_VietNamNet
Giá mua cau non tăng cao bất thường khiến người dân cảnh giác
Giá mua cau non tăng cao là điều bất thường nên nhiều nhà vườn cũng như người đi thu mua ở ĐBSCL đều cảnh giác.
Hiện nay, cau non ở ĐBSCL đang được nhà vườn bán cho thương lái đến thu mua với giá 5.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn và một số người dân đi thu gom cau non bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc cho rằng, việc giá cau non luôn cao gấp đôi so với cau già trong thời gian qua là điều bất thường. Do vậy, nhiều nhà vườn cũng như người đi mua cau non cung cấp cho đại lý đều cảnh giác trước sự việc bất thường này.
Trước việc nhiều thương lái lùng sục thu mua cau non tại các tỉnh ĐBSCL với giá cao, làm cho nguyên liệu trong vùng trở nên khan hiếm. Anh Nguyễn Thành Hưng, ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết, tại địa phương hiện nay có nhiều người đến thu mua cau non nên nguồn nguyên liệu cũng giảm đáng kể.
Để có nguồn cau non cung cấp cho các đại lý, kiếm thêm thu nhập hàng ngày cho gia đình anh Hưng phải sang tận huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long để thu mua. Anh Hưng cho biết, cau non do người dân tự trèo hái trái sẽ có giá mua cả buồng 5.000 đồng/kg, nếu nhà vườn tự hái giá bán sẽ là 6.000 đồng/kg.
"Nguồn cau ở địa bàn vẫn còn tương đối nhiều nhưng có người bán, người không. Nhiều nhà vườn còn được thương lái đặt mua trước nên cũng khó thu mua", anh Hưng cho biết.
Nhiều nhà vườn cũng như người đi mua cau non cung cấp cho đại lý đều cảnh giác trước giá cau non tăng cao. (Ảnh: KT)
Trong khi đó, anh Bảy Hải, xã Long Thới, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh cho biết, sau khi nghe Đài, đọc báo biết được tình trạng thương lái nước ngoài thu mua nông sản ở ĐBSCL như bông thanh long, lá mãng cầu xiêm...cốt để bà con hám lợi thu hoạch cây, lá quá mức làm cho cây giảm năng suất, hoặc lừa nông dân đi thu gom. Lúc đầu sản phẩm ít thu mua giá cao, đợi đến lúc người dân thu gom nhiều sản phẩm thương lái bắt đầu giảm giá, mua thiếu và đột ngột biến mất làm cho những người đi thu gom sản phẩm bị vỡ nợ.
Phân tích về tác hại của thủ đoạn trên anh Bảy Hải và anh Nguyễn Thành Hưng cùng cho biết, thương lái thu mua một thời gian, đến khi người dân phá vườn trồng cau thương lái lại nghỉ mua gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Do đó hiện nay, nhiều thương lái trong nước làm nghề thu gom nông sản cho thương lái nước ngoài cũng rất thận trọng trước việc làm này.
Anh Nguyễn Thành Hưng cho biết, cảnh giác trước tình trạng nhiều thương lái ở ĐBSCL bị lừa khi thu gom hàng nông sản chất đầy nhà, phải "dài cổ" ngồi chờ bán sản phẩm thì thương lái nước ngoài trốn biệt tăm. Do vậy, mỗi ngày anh Hưng chỉ mua khoảng 200 kg cau non, khi nào bán hết anh mới tiếp tục thu mua. Anh Hưng cũng cho biết, giá cau non người thu mua không thể kiểm soát được, phải lệ thuộc hoàn toàn vào thương lái nước ngoài.
"Sau một thời gian mua cau với giá cao, thương lái nước ngoài sẽ thu mua với giá rẻ. Ví dụ thời điểm này giá thu mua đang là 5.000 đồng/kg, nhưng sau đó giá sẽ giảm còn 3.000 đồng, 2.000 đồng, 1.000 đồng, có khi xuống còn 700 đến 800 đồng/kg", anh Hưng dự đoán.
Bài học về việc nông dân bán lá mãng cầu xiêm, lá điều, bông thanh long...về mặt chuyên môn đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo sẽ gây ít nhiều đến năng suất, chất lượng cây trồng. Nhưng về mặt kinh tế đó là việc gây rối loạn thị trường.
Đáng ngại hơn là nhiều người dân bỏ vốn đổ xô thu gom sản phẩm để bán cho thương lái. Hậu quả là thương lái biến mất làm nông dân ôm nợ vì không bán được sản phẩm đành phải đổ bỏ. Điển hình như việc thương lái thu mua cây, lá bần ổi tại Bạc Liêu, Hậu Giang và các loại cây, con khác ở ĐBSCL và nhiều địa phương trong cả nước vừa qua là một bài học để mọi người cần cảnh giác./.
Hữu Trãi
Theo_VOV
Lùng sục trái mây, cau non bán sang Trung Quốc Người dân các huyện vùng núi tỉnh Quảng Nam đổ xô lên núi tìm trái mây đem về bán cho các đầu nậu; ở đồng bằng, cau non cũng được truy lùng ráo riết. Lột hết buồng cau non ở Quảng Nam, dân thu mua lấn ra cả Đà Nẵng, lùng từng con phố tìm cau. Tại các xã Trà Don, Trà Dơn,...