Ông Nguyễn Sự gửi gắm điều gì với báo chí sau khi về hưu?
“Hội An có được như hôm nay, ngoài nhân dân và nỗ lực của hệ thống chính trị Hội An, còn có sự giúp đỡ của bạn bè, trong đó có báo chí. Riêng cá nhân tôi xin nói lời tri ân”.
Chiều 15.6, TP.Hội An (Quảng Nam) tổ chức buổi gặp mặt thân mật với đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí và phóng viên đã gắn bó với Hội An nhiều năm qua, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6). Đây cũng là cuộc chia tay của ông Nguyễn Sự – nguyên Bí thư Thành ủy Hội An – với đội ngũ phóng viên, báo chí.
Tại buổi gặp mặt chiều 15.6, ông Nguyễn Sự đã trải lòng với anh em báo chí, cảm ơn báo chí đã yêu thương Hội An và mong tiếp tục ủng hộ cho thành phố trong thời gian tới. Phát biểu trong buổi gặp mặt, ông Nguyễn Sự đã nói lời tri ân với báo chí trong suốt 21 năm làm việc của ông. Trong tất cả vinh quang, vui buồn, báo chí vẫn luôn kề vai sát cánh với người dân Hội An như người bạn thâm tình.
“Hội An có được như hôm nay, ngoài nhân dân và nỗ lực của hệ thống chính trị Hội An, còn có sự giúp đỡ của bạn bè, trong đó có báo chí. Riêng cá nhân tôi xin nói lời tri ân” – ông Sự bày tỏ.
Theo ông Sự, có thể đây là lần gặp mặt cuối cùng của ông nói chuyện với báo chí, với tư cách là Chủ tịch HĐND TP.Hội An. Lúc về hưu, ông mong muốn gặp mặt những người làm báo chí như những người bạn thân hữu, người anh em trong cuộc sống đời thường.
Ông Sự bộc bạch: “Hội An là niềm cảm hứng để bản thân phóng viên, báo chí có đất “dụng võ”, nhưng hơn ai hết đó lại là tấm lòng của báo chí đối với Hội An. Chính những kỷ niệm đó làm cho tôi nhớ đến các anh chị em và ngược lại. Có nhiều anh chị đã từng gắn bó với Hội An không có mặt hôm nay với nhiều lý do khác nhau, có những người giờ đây không còn nữa. Nhưng, những hình ảnh, kỷ niệm về báo chí, tôi không bao giờ quên”.
Ông Sự cho hay, việc ông thôi chức Bí thư Thành ủy Hội An, ông cảm ơn báo chí đã quan tâm, nhưng nếu báo chí dành tình cảm cho ông thì chỉ nên đưa dòng tin nhỏ.
Video đang HOT
“Tôi chỉ suy nghĩ một điều giản đơn là tôi không muốn làm nữa, tư duy già cỗi rồi nên xin về hưu. Và tôi suy nghĩ khi cắt tàu lá chuối thì nó bám miết, để đến lúc người ta cắt vứt đi thì xấu hổ quá. Tôi mới nói rằng tôi không thể tư duy lá chuối, cách nghĩ tôi nôm na như vậy, nhưng đừng nâng nó lên thành triết lý lá chuối…” – ông Sự tâm sự.
Ông Sự cũng nói lên những tâm tư tình cảm và lời cảm ơn với báo chí vì tấm lòng luôn hướng về Hội An thân thương. Đồng thời, ông cũng khẳng định, nhờ có báo chí mà Hội An mới có được sự phát triển, giữ gìn được bản sắc như hôm nay.
“Với tư cách Chủ tịch, rồi Bí thư TP.Hội An 21 năm, tôi chưa bao giờ cho báo chí, phóng viên bất cứ một đồng bạc nào để viết tốt về Hội An. Và chưa bao giờ anh em báo chí ngửa tay đòi tiền từ việc viết tốt cho Hội An. Không hề có phóng viên nào “dọa” viết xấu Hội An để lấy tiền. Tôi khẳng định điều đó”, ông Sự nói.
Sau khi về hưu, ông Sự vẫn mong muốn báo chí yêu mến và gắn kết với Hội An. Đó vừa là tình cảm, đồng thời là trách nhiệm của báo chí đối với mảnh đất đầy duyên nợ này.
Theo_Dân việt
Bí thư Hội An "treo ấn từ quan": "Việc bình thường của người có lòng tự trọng"
Bên hành lang Quốc hội ngày 8/6, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, quyết định "treo ấn từ quan" của Bí thư Thành ủy Hội An khiến nhiều cán bộ hiểu đúng nghĩa họ là đầy tớ của nhân dân. Quyết định đó là bình thường của người có lòng tự trọng.
Tự cho mình đã già và làm thêm vài năm nữa cũng không giúp ích được gì, mới đây ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An - đã quyết định "treo ấn từ quan". Ông đánh giá thế nào với quyết định khiến nhiều người bất ngờ của Bí thư Thành ủy Hội An?
Tôi biết anh Nguyễn Sự là một trong những lãnh đạo địa phương rất có uy tín trong dân. Cá nhân tôi đánh giá rất cao, tôn trọng việc làm của anh Nguyễn Sự. Việc làm đó gợi lên cho nhiều cán bộ hiểu đúng nghĩa là đầy tớ của nhân dân. Tôi nghĩ rằng trước khi đưa ra quyết định, anh Nguyễn Sự đã tính toán kỹ từ việc công đến việc tư.
Anh Nguyễn Sự có giải thích việc làm của mình là muốn mở ra con đường cho những người trẻ đi lên. Bản thân anh Sự cũng tự nhận đã ở quá lâu trên cương vị lãnh đạo. Tôi cho đấy là một suy nghĩ bình thường của những người có lòng tự trọng, vì từ chức vốn bình thường nhưng ở mình hiện nay lại không bình thường. Trong sử sách ngày xưa các cụ "treo ấn từ quan" nhiều lắm. Có cụ thì bất mãn, có cụ thì giữ chữ hiếu với cha mẹ, có cụ lại chọn cách sống khác.
Theo tôi việc làm của anh Nguyễn Sự tuy là cá biệt nhưng đáng được trân trọng.
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, hành động "treo ấn từ quan" là bình thường của người có lòng tự trọng (Ảnh Việt Hưng)
Một người tâm huyết với công việc, được nhân dân yêu mến, quyết định "treo ấn từ quan" khiến cho nhiều người cảm thấy tiếc cho công tác cán bộ?
Vì anh Sự không thể ngồi đó mãi nên quyết định như vậy tạo điều kiện để nhân tài khác phát triển. Trước khi đưa ra quyết định, tôi nghĩ anh Sự đã nghĩ đến người kế cận rồi. Còn anh Sự sau này có thể cống hiến trong lĩnh vực khác, đóng góp cho địa phương trên cương vị một công dân.
Ông Sự ví làm quan như một gánh nặng nhưng nhiều người lại cho đó là một cơ hội để hưởng bổng lộc hơn là nghĩ đến vai trò của một công bộc của dân. Ông đánh giá thế nào về suy nghĩ của ông Sự và trường hợp như vậy có phải là cá biệt hay không?
Trong thời đại hiện nay, cách nghĩ của anh Nguyễn Sự là cá biệt. Nhưng cá biệt ấy tạo ra cho mọi người cùng suy nghĩ. Tôi đánh giá cao hành động đó và cảm thấy nó rất bình thường. Hạ gánh cho người khác gánh với việc trút gánh nặng cho người khác là hai việc làm hoàn toàn khác nhau. Tôi nghĩ ông Sự đã suy nghĩ rất chín chắn chứ không đơn thuần là trút gánh nặng để nhẹ thân mình. Ông ấy trao lại công việc cho một thế hệ khác để đi xa hơn, đi dài hơn. Ông ấy sẽ trở thành người hữu ích trên lĩnh vực khác, đâu chỉ có con đường làm quan chức.
Một người được dân yêu mến đột ngột "treo ấn từ quan", trong khi nhiều quan chức không "thấm" đươc văn hóa từ chức?
Đó cũng là câu hỏi của nhân dân. Còn việc làm của anh Sự là hiện tượng được xã hội quan tâm.
Trong xã hội xưa đánh giá rất nhiều đến tính liêm sỉ. Điều đó được coi là phẩm hạnh đầu tiên của người làm quan chức. Liêm sỉ là tự biết mình, tự thấy xấu hổ nếu mình không làm được việc. Cái liêm sỉ ấy bây giờ cũng rất quan trọng, cán bộ, công chức phải biết lượng sức mình, tự đánh giá bản thâm mình.
Như ông nói người xưa coi liêm sỉ là phẩm hạnh đầu tiên của người làm quan chức, vậy bây giờ thì sao, liệu có phải đưa hẳn cơ chế từ chức vào trong quy định luật pháp hay không?
Tiêu chí cho việc này chính là sự giám sát của người dân. Phải có những kênh tổng hợp sự giám sát của người dân để xử lý. Ở nước khác, nếu lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ thì họ sẽ cách chức. Ở ta hiện nay cơ chế quá nhiều, làm vô hiệu hóa đánh giá của người dân.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Từ vụ ông Nguyễn Sự "từ quan": Người làm quan phải có liêm sỉ Hiện tại, ông Nguyễn Sự (Bí thư TP Hội An, Quảng Nam) đã xin từ chức và được Tỉnh ủy Quảng Nam đồng ý. Việc xin được từ chức như ông Sự được cho là rất hiếm có trong quan trường. ĐBQH Dương Trung Quốc đã có trao đổi xung quanh vấn đề này với báo chí bên lề kỳ họp vào ngày...