Ông Nguyễn Hữu Lộc ‘ôm’ nhiều chức, vung vãi tiền tỉ
Bước đầu xác định ông Lộc đảm nhận quá nhiều chức vụ, tùy tiện vung vãi tiền bạc, gây hậu quả hàng trăm tỉ đồng của Nhà nước bị thất thoát, khó thu hồi.
Ông Nguyễn Hữu Lộc – nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Thủy sản VN – TNHH MTV (viết tắt Seaprodex VN, có trụ sở tại TPHCM) – đã bị Cơ quan điều tra (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Trà Vinh bắt giam vào chiều 15/6 vừa qua.
Nguyên nhân dẫn tới việc ông Lộc bị bắt bước đầu được xác định do ông này đảm nhận quá nhiều chức vụ, tùy tiện vung vãi tiền bạc, gây hậu quả hàng trăm tỉ đồng của Nhà nước bị thất thoát, khó thu hồi…
Trụ sở Seaprodex tại TPHCM. Ảnh: C.H
Một mình làm “sếp”… 4 công ty!?
Vào thời điểm năm 2007 – khi chưa thành lập Seaprodex VN, ông Nguyễn Hữu Lộc là Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Hải sản Biển Đông (DN của Nhà nước). Lúc đó, Cty cổ phần công nghiệp thủy sản (Cty CP CNTS) thuộc Tổng Cty Hải sản Biển Đông, chuyên về cơ khí đóng tàu.
Tại Cty CP CNTS, thời điểm đó, ông Lộc cũng giữ chức Chủ tịch HĐQT, đại diện phần vốn nhà nước của Tổng Cty Hải sản Biển Đông. Với chức vụ Chủ tịch HĐQT, ông Lộc đã qua mặt Bộ NNPTNT, tự ý giảm tỉ lệ vốn nhà nước tại Cty CP CNTS từ 59% xuống còn 46%, dẫn đến Nhà nước mất quyền chi phối tại Cty này.
Chưa hết, vào tháng 4.2007, quá trình Cty CP CNTS góp vốn thành lập Cty CP Biển Tây, ông Lộc tiếp tục được cử làm đại diện, tham gia HĐQT Cty CP Biển Tây (TPHCM). Tháng 6/2007, Cty CP CNTS lại góp vốn vào Cty CP Aquafeed Cửu Long (trụ sở tại tỉnh Trà Vinh), ông Lộc lại được cử giữ chức Chủ tịch HĐQT Cty CP Aquafeed Cửu Long.
Như vậy, trong năm 2007, ông Lộc đã kiêm nhiệm cùng lúc 4 chức vụ cao: Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Hải sản Biển Đông, Chủ tịch HĐQT Cty CP CNTS, Chủ tịch HĐQT Cty CP Aquafeed Cửu Long và Ủy viên HĐQT Cty CP Biển Tây.
Vung vãi tiền tỉ
Video đang HOT
Ông Lộc đã tận dụng Cty CP CNTS như một “bầu sữa” tài chính dồi dào để chuyển hàng tỉ đồng từ Cty CP CNTS về Cty CP Biển Tây và Cty CP Aquafeed Cửu Long. Dưới sự chỉ đạo của ông Lộc, Cty CP CNTS ký tá hàng loạt hợp đồng bán nguyên liệu thức ăn nuôi cá mà không hề báo cáo HĐQT Cty CP CNTS. Hậu quả, tính đến tháng 4/2012, Cty CP Aquafeed Cửu Long nợ Cty CP CNTS hơn 113 tỉ đồng (nợ gốc 95,1 tỉ đồng, nợ lãi 18,4 tỉ đồng), khó có khả năng thanh toán.
Bởi hiện nay, Cty Aquafeed Cửu Long gần như… phá sản. Đến cuối năm 2011, tổng số nợ phải thu của Cty này hơn 135 tỉ đồng, nhưng tổng số nợ phải trả đã gần… 250 tỉ đồng. Ngoài ra, dưới thời “trị vì” của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hữu Lộc, Tổng Cty Hải sản Biển Đông còn cho Cty CP CNTS vay gần 21 tỉ đồng không đúng trình tự, thủ tục…
Và, khoản nợ 21 tỉ đồng này, hiện Cty CP CNTS cũng không biết đào đâu ra để trả Tổng Cty Hải sản Biển Đông, khi Cty CP Aquafeed Cửu Long chưa trả khoản nợ khó đòi 113 tỉ đồng… Hiện Cty CP CNTS cũng lâm cảnh khốn đốn không kém, khi tổng số nợ Cty này đang gánh lên tới 140 tỉ đồng, mà khoản nợ phải thu chỉ có… 137 tỉ đồng. Trong khi đó, 137 tỉ đồng nợ phải thu này, chủ yếu là nợ xấu, khó đòi… Ngày 10/1/2012, bà Bùi Thị Tuyết Mai – Tổng GĐ Cty CP CNTS – đã ra văn bản gửi HĐQT.
Tại văn bản này, bà Mai vừa báo động tình hình tài chính nguy khốn của Cty CP CNTS, vừa quy trách nhiệm: “Mọi hoạt động của Cty CP CNTS liên quan đến Cty CP Aquafeed Cửu Long đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Chủ tịch HĐQT Cty và nay đang là cố vấn Cty (tức ông Nguyễn Hữu Lộc – PV)”.
Bà Mai cũng cho hay: Từ khi Cty CP Aquafeed Cửu Long hoạt động, bà Mai chưa nhận được một báo cáo nào về hoạt động của Cty Aquafeed Cửu Long từ người đại diện vốn của Cty CP CNTS. Mọi hoạt động của Cty Aquafeed Cửu Long chỉ được trao đổi trực tiếp từ ông Lộc…
Theo đánh giá của một số người trong cuộc, với những sai phạm nghiêm trọng trên của ông Lộc, nguy cơ Nhà nước mất trắng khoảng 150 tỉ đồng tại các Cty có tên trên, liên quan đến các chức vụ do ông Lộc nắm giữ suốt nhiều năm qua.
Được biết, sau khi ông Lộc bị bắt tạm giam, Cơ quan điều tra đã bắt thêm ông Trần Vũ Dũng – GĐ Cty CP Biển Tây – về tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Điều đáng nói, với tình hình hoạt động tài chính bê bết, có dấu hiệu trục lợi kể trên, thời gian qua, Bộ NNPTNT đã có một số cuộc thanh tra nội bộ xác minh.
Thế nhưng, vào tháng 3/2011, sau khi hợp nhất 3 tổng Cty gồm: Tổng Cty Thủy sản VN, Tổng Cty Thủy sản Hạ Long và Tổng Cty Hải sản Biển Đông, thành Tổng Cty Thủy sản VN – công ty TNHH MTV (Seaprodex VN); không hiểu vì sao với vô số sai phạm như vậy, ông Lộc lại được “hạ cánh an toàn”, rút về làm Ủy viên HĐTV Seaprodex VN (?).
Lúc đó, chức vụ Chủ tịch HĐTV Seaprodex VN do ông Diệp Kỉnh Tần – nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT – kiêm nhiệm. Đến tháng 6.2011, khi ông Tần không còn kiêm nhiệm Chủ tịch HĐTV Seaprodex VN nữa, ông Lộc… lên phụ trách HĐTV (?!).
Đến tháng 2/2012, ông Lộc trở thành Chủ tịch HĐTV Seaprodex VN. Mãi đến đầu tháng 12/2012, ông Lộc mới bị… “thôi chức”, sau khi ông Diệp Kỉnh Tần đã về hưu. Cho đến 15/6/2013, ông Lộc mới bị cơ quan luật pháp khởi tố, bắt tạm giam.
Theo vietbao
Thu "hụi chết", ba kiểm lâm bị đình chỉ
Từ thông tin Pháp Luật TP.HCM cung cấp, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai đã đình chỉ công tác ba kiểm lâm để làm rõ hành vi nhận tiền của các xưởng cưa.
Ngày 19/6, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai cho biết vừa đình chỉ công tác đối với các ông Lưu Ngọc Tân, Trạm trưởng Trạm Kiểm Lâm Thanh Sơn - Ngọc Định ở huyện Định Quán (Đồng Nai); đình chỉ công tác ông Trịnh Văn Toàn và một cán bộ kiểm lâm khác của trạm này để làm rõ hành vi vòi vĩnh, nhận tiền các xưởng mộc trong địa bàn mà trạm kiểm lâm quản lý.
Đây là kết quả xử lý ban đầu sau khi Pháp Luật TP.HCM cung cấp thông tin cho lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai về việc các kiểm lâm có hành vi vòi vĩnh tiền của các xưởng cưa.
Thay cha đóng hụi
Theo các chủ xưởng cưa, xưởng mộc ở khu vực xã Thanh Sơn và Ngọc Định (huyện Định Quán), định kỳ ba tháng, các chủ xưởng cưa, xưởng mộc ở đây phải đóng hụi chết cho lực lượng kiểm lâm địa bàn. Nếu không sẽ bị kiểm tra, hạch hỏi đủ chuyện.
Ngày 11/6, kiểm lâm Trịnh Văn Toàn đến xưởng mộc của anh H. ở xã Ngọc Định kiểm tra nhưng anh H. đi vắng. Vì không gặp được anh nên tối hôm sau ông Toàn gọi điện nhắc nhở. Theo anh H., do làm ăn khó khăn nên anh và con trai phải bỏ xưởng mộc lên TP Biên Hòa làm ăn, chưa kịp "đóng hụi". Dù ngưng hoạt động nhưng sợ cơ sở của mình bị làm khó, anh H. bèn cho con trai về "làm nghĩa vụ" cho kiểm lâm.
Kiểm lâm Toàn nhận tiền. (Ảnh cắt từ clip) Ảnh: DĐ
Theo lời dặn của ông Toàn, sáng 13/6, con trai của anh H. đến trạm kiểm lâm địa bàn Thanh Sơn đưa tiền. Khi đến giờ hẹn, ông Toàn yêu cầu người này đến một quán cà phê mà ông đang ngồi cùng đồng nghiệp để đưa tiền.
Tại quán cà phê, trước mặt nhiều người, có cả cán bộ kiểm lâm, ông Toàn thản nhiên nhận 500.000 đồng của con trai ông H. và cẩn thận đếm lại số tiền trước khi cất vào túi. Khi người con trai chủ xưởng mộc ra về, ông Toàn lịch sự nói với theo: "Nói bố cho bác cảm ơn".
Khi chúng tôi hỏi ông Toàn về "mặt bằng" chung chi cho cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra các hộ kinh doanh đồ gỗ trong địa bàn, ông Toàn nói: "Khoảng cỡ năm trăm được rồi em ơi".
Muốn yên thân phải đóng "hụi chết"
Theo các chủ xưởng cưa, xưởng mộc ở khu vực xã Thanh Sơn và Ngọc Định, các xưởng cưa ở đây phải đóng tiền để "mua sự bình yên" cho cơ sở làm ăn của mình.
Một chủ xưởng mộc ở xã Thanh Sơn cho biết dù là cơ sở nhỏ hay lớn, có giấy phép hay không đều bị các cán bộ kiểm lâm bắt bẻ. Với việc hỏi giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ của gỗ và sau đó là chê xưởng dơ, các cán bộ kiểm lâm khéo léo "vòi vĩnh" từ 500.000 đến 1 triệu đồng. "Họ kiểm tra định kỳ, phải cho mấy ông đó ít nhất là 500.000 đồng gọi là tiền cà phê theo luật ngầm" - anh S., một chủ xưởng cưa ở xã Ngọc Định, nói.
Đếm cẩn thận trước khi bỏ túi. Ảnh: DĐ
Tương tự, chị N., vợ của chủ xưởng cưa ở ấp Hòa Thành, xã Ngọc Định, kể: "Tết vừa rồi ông Toàn gọi điện mời nhà em đi ăn tất niên nhưng nhà em bận không đi được. Mấy hôm sau, ông ấy đến nhà hỏi mã số giấy phép kinh doanh. Nhiều khi họ vào kiểm tra cả đoàn nên rất ngại. Muốn xong chuyện, mình phải chung tiền để yên ổn làm ăn".
Nhiều xưởng cưa, mộc ở khu vực này bức xúc trước hành vi vòi vĩnh, gây khó dễ cho họ bằng nhiều cách. Theo anh Nh., một chủ xưởng mộc khác ở xã Thanh Sơn, thì: "Em cũng có giấy phép kinh doanh, giấy tờ đầy đủ nhưng vẫn bị mấy ổng làm khó nên thôi thì cứ phải theo luật, cho mấy ổng ít tiền cho xong chuyện".
Sau khi tiếp nhận thông tin mà chúng tôi cung cấp, ông Nguyễn Hữu Lộc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai, nói: "Đây là hành vi không thể chấp nhận, vi phạm nghiêm trọng đạo đức của ngành. Chi cục sẽ triệu tập ông Toàn để làm rõ. Tùy theo mức độ, cơ quan sẽ có hình thức xử lý thích đáng và không loại trừ khả năng sa thải khỏi lực lượng kiểm lâm".
Ông Toàn: Anh nghe! Anh H.: Có phải anh Toàn kiểm lâm phải không ạ. T.: Ờ. H.: Anh Toàn ơi, lúc sáng anh điện cho em thì em ngại quá, thì thôi ngày mai con em cũng được ngày nghỉ, em cho con em gửi vào cho anh được không? T.: Ừ, em gửi vào trạm kiểm lâm cho anh cũng được. H.: Dạ, trạm chỗ nào anh? Con em nó không biết đường, anh chỉ đường cho nó được không? T.: Thì em qua phà Thanh Sơn, đi về phía ủy ban, qua ủy ban khoảng độ 800 m, nó có cái trạm ghi là trạm kiểm lâm bên tay phải đó. H.: ... Anh cứ nói thẳng cho em được biết. T.: Khoảng cỡ năm trăm được rồi em ơi, anh em vui vẻ ấy mà. H.: Dạ dạ, thế thì mai con em nó gửi cho anh nha, bên kia sông phải không anh. ... T.: Rồi mai anh ghé quán chú Vân, mà cháu nó có biết mặt anh không đó? H.: Dạ em cho nó số điện thoại của anh, mà anh qua đó khoảng mấy giờ anh? T.: Anh qua đó khoảng độ 7 giờ, 8 giờ...
Theo 24h
Đâm chết nhân viên bảo vệ vì không kêu tiếp viên Công an TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đang tạm giữ hình sự Chung Thanh Phong (ngụ số 160/6G, đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Mỹ Tho) để tiếp tục điều tra về hành vi giết người. Khoảng 3h15 ngày 7/6, khoảng 10 thanh niên đến quán karaoke "Cosy" đập cửa và yêu cầu nhân viên bảo vệ mở cổng để vào thuê...