Ông Nguyễn Hòa Bình tái đắc cử chức vụ Chánh án TAND tối cao
Chiều 26/7, Quốc hội bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức vụ Chánh án TAND tối cao. Đây là lần thứ 2 ông Bình được bầu vào vị trí người đứng đầu cơ quan tư pháp.
Ông Nguyễn Hòa Bình tái đắc cử chức vụ Chánh án TAND tối cao (Ảnh: Tiến Tuấn).
Kết quả kiểm phiếu thể hiện, Quốc hội khóa XV thống nhất bầu Chánh án đương nhiệm TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp tục giữ chức vụ Chánh án TAND tối cao nhiệm kỳ 2021-2026.
Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết ghi nhận kết quả bầu ông Nguyễn Hòa Bình ngay sau đó. Nghị quyết có hiệu lực ngay tại thời điểm được các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua, ngày 26/7/2021.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ nhậm chức
Thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, Chánh án Nguyễn Hòa Bình dõng dạc lời thề: “Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào, chiến sĩ và cử tri cả nước, Tôi – Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Ông Nguyễn Hòa Bình tuyên thệ nhậm chức.
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên bố, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ghi nhận lời tuyên thệ của Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình. Chủ tịch Quốc hội tặng hoa cùng lời chúc mừng tới ông Nguyễn Hòa Bình, chúc Chánh án hoàn thành tốt nhiệm vụ như lời tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhận bó hoa chúc mừng từ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (Ảnh: Quốc Chính).
“Để nhân dân cảm nhận, thụ hưởng công bằng và lẽ phải”
Phát biểu sau lễ tuyên thệ nhậm chức, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình khái quát, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự phối hợp của Chính phủ, sự ủng hộ của Nhân dân, hệ thống tòa án đã đề cao trách nhiệm, không ngừng đổi mới, triển khai nhiều giải pháp đột phá và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Hiến pháp giao phó. Đó là nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
“Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, tôi tiếp tục được nhân dân bầu làm Đại biểu Quốc hội, được Đảng phân công và Quốc hội bầu làm Chánh án TAND tối cao. Đây vừa là vinh dự cao cả, vừa là trách nhiệm lớn lao. Tôi trân trọng cảm ơn nhân dân, cảm ơn Đảng, cảm ơn Quốc hội vì đánh giá ghi nhận và tín nhiệm này” – Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.
Trên cương vị là người đứng đầu cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp của nhà nước, ông Nguyễn Hòa Bình hứa khắc ghi lời tuyên thệ trước Quốc hội, không ngừng rèn luyện và nêu gương, cùng tập thể lãnh đạo và Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao phát huy truyền thống, đoàn kết một lòng, tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Chánh án cũng cam kết tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng; nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật; thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tư pháp tiên tiến. Ông nguyện nỗ lực cao nhất để phát huy ưu điểm, thành tựu, khắc phục hạn chế, thiếu sót, chăm lo xây dựng tòa án trong sạch, vững mạnh và chuyên nghiệp.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu sau lễ tuyên thệ (Ảnh: Quốc Chính).
Chánh án tối cao nêu ưu tiên hành động trong nhiệm kỳ này là đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách tư pháp với nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín của tòa án. Mục đích, theo ông, “để nền tư pháp nước nhà ngày càng phát triển, để nhân dân cảm nhận và thụ hưởng được công bằng và lẽ phải, nghiêm minh và nhân văn trong mỗi phán quyết tư pháp”.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình bày tỏ mong muốn Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội ủng hộ, tạo điều kiện và tăng cường giám sát hoạt động của tòa án các cấp để ngành hoàn thành tốt hơn nữa sứ mệnh bảo vệ công lý rất vinh dự nhưng cũng rất trọng trách.
Ông Lê Minh Trí tái đắc cử Viện trưởng VKSND tối cao (Ảnh: Tiến Tuấn).
Cũng trong buổi chiều 26/7, kết quả bỏ phiếu bầu Viện trưởng VKSND tối cao được công bố. Ông Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XV lần thứ hai đắc cử làm Viện trưởng VKSND tối cao (nhiệm kỳ 2021-2026).
Quốc hội cũng thống nhất bầu bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Từ trái qua: Ông Lê Minh Trí, ông Nguyễn Hòa Bình và bà Võ Thị Ánh Xuân ra mắt Quốc hội sau khi tái đắc cử (Ảnh: Quốc Chính).
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tại Quyết định số 1260/QĐ/TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022 - 2027".
Đào tạo nghề may (nghề phi nông nghiệp) cho lao động nông thôn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN
Chương trình nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp), đồng thời tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành nghiêm pháp luật; hình thành thói quen tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật; xây dựng lối sống, học tập, làm việc theo pháp luật của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Quyết định cũng nêu rõ mục tiêu cụ thể của Chương trình này, đó là: Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển được khoảng 2 nghìn giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học Pháp luật, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật theo bộ chương trình, tài liệu của Chương trình để trở thành đội ngũ hạt nhân thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Chương trình nêu mục tiêu phấn đấu 90 - 100% cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo bộ chương trình, giáo trình, tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong đơn vị; 100% người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động trong các trường cao đẳng, trường trung cấp được tuyên truyền, phổ biến, thông tin đầy đủ, rộng rãi về pháp luật giáo dục nghề nghiệp, các nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp nhằm giúp người học nhận thức và thực hiện tốt các quy định của pháp luật; 100% người học trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc đối tượng học xong đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thông tin, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, đời sống, công việc, vị trí việc làm sẽ đảm nhận;
Cùng với đó, 100% trường cao đẳng, trường trung cấp triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa kết hợp với hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế tại các cơ quan, đơn vị thi hành pháp luật, cơ quan tư pháp; hoàn thành bộ chương trình, tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo từng nhóm đối tượng của Chương trình; phấn đấu 70% cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó 100% trường cao đẳng, trường trung cấp phát huy hiệu quả hoạt động hiện có của thư viện điện tử, tủ sách điện tử và học liệu được số hóa (bài giảng, tài liệu, sách tham khảo)...
Đối tượng của Chương trình là người học các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đội ngũ giảng viên, giáo viên giảng dạy môn học Pháp luật tại các trường cao đẳng, trường trung cấp và đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động.
Ông Vương Đình Huệ trở thành tân Chủ tịch Quốc hội Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Quốc hội khóa XIV, bí thư Thành ủy Hà Nội, đã được Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội, chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức - Ảnh: NGỌC HIỂN Sáng 31-3, sau thể thức bỏ...