Ông Nguyễn Hồ Hải làm Phó ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM
Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải được bổ sung vào Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM và giữ vị trí Phó trưởng ban.
Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM vừa có quyết định bổ sung ông Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, giữ vị trí Phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM. Quyết định kiện toàn nhân sự của Ban chỉ đạo do Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên ký ngày 3.1.
Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM được thành lập hồi tháng 8.2022 do ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, làm trưởng ban. Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM là cơ quan thường trực.
Với quyết định kiện toàn mới ban hành, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM có 5 phó trưởng ban và 9 ủy viên. Theo đó, 5 phó trưởng ban gồm: Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Dương Ngọc Hải, Phó bí thư Thành ủy kiêm Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Nguyễn Phước Lộc và Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hồ Hải trao đổi với báo chí về quy định mua tin phục vụ công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực hồi tháng 10.2023. Ảnh NGUYỄN ANH
Quyết định bổ sung ông Nguyễn Hồ Hải làm Phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM được ban hành sau ít ngày Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM phân công ông Hải làm Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM.
Ông Nguyễn Hồ Hải (46 tuổi, quê quán xã Phước Vĩnh An, H.Củ Chi, TP.HCM) có trình độ thạc sĩ Quản lý đô thị, kỹ sư Xây dựng, cử nhân Kinh tế; cao cấp Lý luận chính trị.
Ông Hải từng giữ các chức vụ như: Trưởng phòng TN-MT Q.8, Phó chủ tịch UBND Q.8, Phó bí thư Quận ủy Q.8, Bí thư Quận ủy Q.8, Bí thư Quận ủy Q.3, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM.
Từ tháng 10.2020 đến nay, ông Nguyễn Hồ Hải là Phó bí thư Thành ủy TP.HCM. Ông Nguyễn Hồ Hải cũng là đại biểu HĐND TP.HCM đơn vị số 12.
Theo Quy định 67/2022 của Ban Bí thư, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn.
Cơ quan này có thẩm quyền chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng; phòng chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở địa phương.
Đồng thời, trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương theo quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Viện kiểm sát yêu cầu không 'đặc cách' đối với phạm nhân tham nhũng
Viện KSND tối cao nêu công tác quản lý và thực hiện chế độ đối với một số phạm nhân trong các vụ án trước đây thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo còn xảy ra nhiều vi phạm, thiếu sót.
Viện KSND tối cao vừa có thông báo rút kinh nghiệm trong hoạt động kiểm sát việc thi hành án phạt tù đối với phạm nhân trong vụ án trước đây thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Các phâm nhân trong một buổi giao lưu, lắng nghe sự giáo dục, tuyên truyền từ chuyên gia. Ảnh BÁ CƯỜNG
Viện KSND tối cao nêu thông qua công tác quản lý, theo dõi tình hình chấp hành pháp luật và kết quả trực tiếp kiểm sát đột xuất tại một số cơ sở giam giữ phạm nhân, nhận thấy công tác quản lý và thực hiện chế độ đối với một số phạm nhân là đối tượng trong các vụ án trước đây thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo còn xảy ra nhiều vi phạm, thiếu sót, trong việc:
Không phân loại, bố trí giam giữ; không đưa vào buồng giam chung, mà giam các phạm nhân trên tại buồng y tế, tách biệt so với các phạm nhân khác cùng đội.Giải quyết cho phạm nhân nằm điều trị tại bệnh xá hoặc đưa đi khám, điều trị tại cơ sở y tế ngoài cơ sở giam giữ phạm nhân, còn có trường hợp chưa cần thiết, chưa đúng mức độ, tình trạng bệnh tật của họ.Cán bộ quản lý không theo dõi chặt chẽ thời gian xuất, nhập phạm nhân ra, vào khu giam.Để phạm nhân mua hàng hóa là đồ tươi sống tại căn tin và tự tổ chức nấu, ăn tại khu vực riêng.Tổ chức cho phạm nhân liên lạc với thân nhân trong nước bằng điện thoại chưa có sự kiểm soát chặt chẽ của cán bộ.Tổ chức cho phạm nhân thăm gặp nhưng không có tài liệu thể hiện phê duyệt của lãnh đạo đơn vị và phản ánh vào sổ quản lý thăm gặp, nhất là trong việc giải quyết các trường hợp cơ quan, tổ chức xã hội, và một số cá nhân không phải là thân nhân đến thăm hỏi, động viên phạm nhân.
Ngoài ra, việc bố trí giam giữ một số phạm nhân thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo còn tập trung nhiều vào một số buồng giam, khu giam, ảnh hưởng đến thi hành án phạt tù và hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm cũng như phòng ngừa vi phạm.
Theo Viện KSND tối cao, từ những thiếu sót, vi phạm trên dễ phát sinh và tiềm ẩn nguy cơ tạo ra dư luận không tốt đối với công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, nhất là đối với phạm nhân là đối tượng trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Từ đó, Viện KSND tối cao yêu cầu Viện KSND các địa phương phải tăng cường hoạt động kiểm sát thi hành án phạt tù nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa vi phạm.
Bến Tre công bố số điện thoại nóng phản ảnh tham nhũng, tiêu cực Ngày 6-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre công bố thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bến Tre và công khai số điện thoại nóng của ban là: 02753 663999. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bến Tre được thành lập ngày 6-7 có 15 thành viên, do Bí thư Tỉnh ủy...