Ông Nguyễn Đức Chung: Từ 1/8 cấm triệt để trà đá, quán bar, karaoke
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động sự kiện tập trung đông người, quán karaoke, trà đá vỉa hè. Các nhà hàng phải giãn cách đủ khoảng cách an toàn cho khách.
Kết luận cuộc họp tại Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều nay (31/7), Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đánh giá hôm nay là ngày Việt Nam thông báo nhiều ca nhiễm nhất từ trước đến nay, 45 ca.
Tại Đà Nẵng, sau 6 ngày đã có 79 ca mắc. “Điều này thể hiện mức độ nguy hiểm, lây lan rộng hơn. Các ca nhiễm ở miền Trung có nhiều thành phần, độ tuổi, chủ yếu lây nhiễm từ các bệnh viện”, Chủ tịch Hà Nội thông tin.
Ông Chung cho rằng, tại Đà Nẵng đã có lây nhiễm ra ngoài cộng đồng, lây nhiễm từ các hàng quán bên ngoài các bệnh viện. Theo nhận định từ cơ quan chức năng, khả năng đã có lây nhiễm từ đầu tháng, đã trải qua 4 giai đoạn, dự báo có thể còn tăng lên trong thời gian tới. Đặc biệt, các ca lây nhiễm thì phần lớn không có triệu chứng, chỉ phát hiện qua xét nghiệm.
Ông Nguyễn Đức Chung lý giải vì sao dừng hoạt động các quán bar, trà đá vỉa hè
Tại Hà Nội, từ chỉ đạo cách đây 6 ngày, các đơn vị đã vào cuộc đồng bộ, rất nghiêm túc. Các đơn vị đã tổ chức rà soát các trường hợp F1, F2 của hai bệnh nhân 447, 459.
“Chúng ta đã xét nghiệm 113/115 trường hợp F1 của hai bệnh nhân. Rất mừng kết quả bước đầu đều âm tính. 2 trường hợp của Gia Lâm đã chuyển mẫu lên, tối nay có kết quả. CDC cần thông tin sớm đề người dân yên tâm”, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo.
Lãnh đạo TP cũng lưu ý, việc rà soát người về từ Đà Nẵng đến nay đã lên tới hơn 53.000 người. Đây là con số tương đối lớn. Hiện đã xét nghiệm nhanh được hơn 18 nghìn trường hợp, trong đó có 10 trường hợp dương tính, đã xét nghiệm PCR để khẳng định, 1 trường hợp âm tính, còn lại đang chờ kết quả.
Ông Chung đánh giá, các đơn vị trên địa bàn thành phố đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của T.Ư và thành phố. Đã bám sát mục tiêu chỉ đạo là phát hiện nhanh, cách ly kịp thời, xét nghiệm nhanh, khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm vì chỉ qua xét nghiệm mới khẳng định được nhiễm hay không bị nhiễm.
Video đang HOT
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tiếp tục rà soát triệt để người về từ Đà Nẵng, Quảng Nam, đặc biệt là đi bằng đường bộ, đường sắt. Các phương tiện truyền thông cần đưa tin để mọi người dân tự rà soát, phát hiện. Nếu ai về từ ngày 1/7, nếu đi qua các vùng theo khuyến cáo của Bộ Y tế cần tự giác khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm nhanh.
“Các trường hợp đi từ Đà Nẵng, Quảng Nam về sẽ được test nhanh. Tiếp tục từ nay đến chiều ngày mai, 1/8 làm xong hơn 53.000 người. Nếu rà soát còn tiếp thì tiếp tục xét nghiệm. Với các trường hợp nghi ngờ thì xét nghiệm PCR để khẳng định”, ông Chung nói.
Nguy cơ lây lan cao, cấm triệt để trà đá, hàng nước
Ông Chung yêu cầu, tất cả các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở trên địa bàn thành phố đều phải lấy mẫu xét nghiệm. Nếu có đến thăm khám ở bệnh viện thì các bệnh viện phải xử lý theo đúng quy trình khám chữa bệnh phòng chống Covid-19.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quán bar, karaoke, sự kiện đông người dừng hoạt động. Nhà hàng, siêu thị bán hàng thì phải đảm bảo giãn cách đúng khoảng cách.
“Quán bar, karaoke, quán nước, hàng nước vỉa hè phải dừng hoạt động. Các lực lượng chức năng phải đi nhắc nhở để cấm triệt để”, ông Chung nói. Chủ tịch Hà Nội lý giải, theo tìm hiểu, một số quán hàng nước ở xung quanh các Viện C, Viện Đa khoa, Viện chỉnh hình ở Đà Nẵng cũng đã có hiện tượng lây nhiễm.
Người đứng đầu TP cũng yêu cầu Sở GD&ĐT và các quận huyện làm tốt công tác khử khuẩn, chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp, chuẩn bị đo thân nhiệt, khẩu trang cho thí sinh. Các phòng thi phải tổ chức vệ sinh. Các lớp học từ mẫu giáo mầm non đến tiểu học thì sau mỗi buổi học phải dọn vệ sinh.
Lực lượng công an chủ trì làm tốt công tác quản lý người nước ngoài nhập cảnh, đặc biệt là đường bộ.
Cuộc họp của Ban Chỉ đạo Hà Nội
CDC ngay tối hôm nay phải xuất đủ test nhanh cho các quận, huyện để cho các quận huyện xét nghiệm nhanh xong số 53.000 người. “Nếu xét nghiệm xong số này thì góp phần đánh giá thực trạng để đề ra biện pháp, giải pháp khác phù hợp”, ông Chung yêu cầu.
Cùng với đó, các đơn vị phải chuẩn bị đầy đủ vật tư tiêu hao, quần áo bảo hộ để phòng chống dịch. Kích hoạt lại việc chuẩn bị từ con người đến dụng cụ vận chuyển. Bổ sung các trang thiết bị. Sở Công thương chủ trì rà soát đôn đốc tất cả chuỗi bán lẻ, chuẩn bị sẵn sàng phương án đảm bảo hàng hóa, không để tăng giá…
Hà Nội dừng cách ly xã hội từ 0h ngày 23/4
Trừ huyện Mê Linh và Thường Tín, các quận huyện khác của Hà Nội dừng cách ly xã hội, nhiều hoạt động kinh tế xã hội được khôi phục từ 23/4.
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông báo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố chiều 22/4. Việc dừng cách ly do Thủ tướng đã xếp Hà Nội vào nhóm có nguy cơ, riêng hai huyện Mê Linh và Thường Tín vẫn ở nhóm nguy cơ cao do có ổ dịch chưa qua 14 ngày.
Theo ông Chung, các hoạt động kinh tế xã hội của thành phố sẽ thực hiện theo chỉ thị 15 của Thủ tướng ban hành ngày 27/3. Thành phố vẫn cấm quán bar, karaoke, nhà hàng, quán game, trà đá, trà chanh tập trung đông người. Các lễ hội văn hóa, hoạt động thể thao đông người vẫn bị dừng.
Người dân được đi lại bình thường nhưng chỉ nên ra ngoài khi có việc cần thiết; khi ra ngoài phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn phòng dịch. Hành vi không đeo khẩu trang khi ra đường sẽ tiếp tục bị xử phạt.
Các hoạt động vận tải như xe bus, taxi, xe công nghệ được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, thành phố khuyến cáo tỷ lệ chuyên chở nhất định, không ngồi đủ số ghế. Các phương tiện cần chuẩn bị dung dịch rửa tay, sát khuẩn.
Ông Nguyễn Đức Chung tại một cuộc họp Ban chỉ đạo chống Covid-19 TP Hà Nội. Ảnh: Võ Hải.
Các chủ cửa hàng ăn khi mở lại cần giữ khoảng cách, nên có tấm chắn giữa các khách hàng ngồi ăn. Trung tâm thương mại, siêu thị khi mở cửa đảm bảo các điều kiện phòng dịch, như: hướng dẫn khách đi một chiều vào, một chiều ra và tổ chức đo thân nhiệt, giữ khoảng cách.
Các cơ quan, xí nghiệp, công trường tổ chức đo thân nhiệt, khử khuẩn cho cán bộ, nhân viên. Các công trường được khuyến khích ghi nhật ký để dễ dàng truy xuất lịch sử dịch tễ khi cần.
Bệnh viện được tiếp đón bệnh nhân nhưng phải tuân thủ quy định phòng, chống dịch của Bộ Y tế; không được tổ chức thăm bệnh nhân, người bệnh nặng chỉ được một người chăm nom.
Riêng việc khi nào hơn 2 triệu học sinh đi học trở lại chưa được Hà Nội quyết định.
Đến 17h ngày 22/4, Hà Nội ghi nhận 112 ca mắc, trong đó 81 ca đã khỏi ra viện, 31 trường hợp đang điều trị tại cơ sở y tế. Từ ngày 16/4 đến nay, thành phố không thêm ca mắc mới.
Theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng, UBND cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người; dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
Các nghi lễ tôn giáo, hoạt động tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự phải dừng. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, phải tạm dừng hoạt động. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thẩm quyền quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.
Võ Hải
Hà Nội nhận định 4 nguồn lây nhiễm COVID-19 Thành phố Hà Nội yêu cầu tất cả các cửa hàng dịch vụ, quán bar, nhà hàng, cơ sở tập gym, thể dục thể thao, thể hình... trên địa bàn, đều phải đóng cửa, trước mắt đến 5/4/2020. Đo thân nhiệt và yêu cầu dùng dung dịch sát khuẩn trước khi vào bệnh viện Bạch Mai. UBND thành phố Hà Nội vừa có...