Ông Nguyễn Đức Chung được trả lại 2 căn chung cư cao cấp, nhà đất
Sau khi nộp 25 tỷ đồng khắc phục hậu quả, ông Nguyễn Đức Chung ngoài được giảm án còn được trả 2 căn hộ chung cư cao cấp, nhà đất.
Chiều 22/6, TAND cấp cao tại Hà Nội đưa ra phán quyết vụ cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đồng phạm về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ mua chế phẩm Redoxy-3C.
Theo đó, cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị tuyên phạt mức án 5 năm tù (giảm 3 năm); Nguyễn Trường Giang – Giám đốc Công ty Arktic 3 năm (giảm 1 năm 6 tháng).
Mặc dù không kháng cáo, song tòa phúc thẩm tuyên giảm cho Võ Tiến Hùng – cựu Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội còn 30 tháng tù giam (án sơ thẩm 4 năm).
Ngôi nhà số 88 phố Trung Liệt, quận Đống Đa (Hà Nội) của ông Nguyễn Đức Chung thời điểm bị khám xét, niêm phong
Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, cả 3 bị cáo Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Trường Giang và Võ Tiến Hùng đã nộp đủ tổng số tiền hơn 36 tỷ đồng mà cấp sơ thẩm buộc họ phải liên đới trách nhiệm khắc phục hậu quả. Gia đình ông Chung đã nộp 25 tỷ đồng, gia đình bị cáo Giang khắc phục hơn 7 tỷ và gia đình ông Hùng nộp đủ 4 tỷ đồng.
Với việc khắc phục toàn bộ thiệt hại của các bị cáo, HĐXX cho rằng, toàn bộ thiệt hại của vụ án đã được khắc phục nên HĐXX chấp nhận yêu cầu kháng cáo, đề nghị của 3 bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vụ án về việc hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản đối với 3 bị cáo và Công ty Arktic.
Theo đó, vợ chồng cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung được hủy bỏ lệnh kê biên nhà đất diện tích 102,7 m2 tại số 88 phố Trung Liệt, quận Đống Đa; hủy bỏ lệnh kê biên đối với 2 căn hộ cùng có diện tích 175,7 m2 tại một khu chung cư cao cấp trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân.
Video đang HOT
Bị cáo Võ Tiến Hùng được bỏ lệnh kê biên khu nhà đất diện tích 132,9 m2 tại số 41 phố Nguyễn Thượng Hiền, quận Hai Bà Trưng.
Bị cáo Nguyễn Trường Giang được hủy bỏ lệnh kê biên căn hộ chung cư cao cấp diện tích hơn 114,1 m2 tại khu đô thị trên địa bàn phường Mai Động, quận Hoàng Mai.
Công ty Arktic cũng được dỡ bỏ lệnh kê biên nhiều thiết bị, máy móc.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung tại phiên xét xử phúc thẩm
Trước đó, quá trình điều tra, ngày 11/1/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã ra lệnh kê biên tài sản của bị cáo Võ Tiến Hùng là nhà đất tại 41 Nguyễn Thượng Hiền, quận Hai Bà Trưng.
Ngày 10/5/2021, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an ra lệnh kê biên tài sản của ông Nguyễn Đức Chung, gồm: nhà đất tại số 88 Trung Liệt (quận Đống Đa), 2 căn hộ chung cư cao cấp ở quận Thanh Xuân.
Cùng ngày 10/5/2021, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an ra lệnh kê biên tài sản của bị cáo Nguyễn Trường Giang là căn hộ chung cư cao cấp tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai.
Ngày 15/7/2021, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an ra lệnh kê biên tài sản của Công ty Arktic, gồm một số thiết bị, máy móc chuyên dụng.
Như vậy, tại phiên tòa phúc thẩm với diễn biến nộp lại toàn bộ số tiền thiệt hại gây ra, các bị cáo trong vụ án vừa được giảm án, vừa được gỡ bỏ lệnh kê biên tài sản, trả lại nhà, đất với giá trị lớn.
Phiên tòa phúc thẩm cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đồng phạm trong vụ mua chế phẩm Redoxy-3C có nhiều diễn biến bất ngờ.
Trong phiên xét xử sáng 21/6, đại diện VKS đề nghị HĐXX bác toàn bộ kháng cáo kêu oan của ông Chung, khẳng định HĐXX cấp sơ thẩm tuyên ông Chung 8 năm tù là phù hợp, không oan. Lúc này, bị cáo Nguyễn Đức Chung tiếp tục giữ nguyên quan điểm cho rằng bị cơ quan tố tụng buộc tội oan, sai và đề nghị cần trao đổi trực tiếp với chị gái mình để cân nhắc về việc có đồng ý để chị gái nộp số tiền 10 tỉ đồng khắc phục hậu quả hay không.
Tới chiều 21/6, bị cáo Chung đã bất ngờ thay đổi quan điểm, đồng ý với khoản tiền vợ nộp bổ sung 15 tỉ đồng và khoản tiền chị gái nộp trước đó 10 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án. Ông Chung cũng thừa nhận trách nhiệm của người đứng đầu thành phố liên quan đến vụ việc này.
Chị gái ông Nguyễn Đức Chung vay 10 tỷ đồng khắc phục hậu quả giúp em trai
Theo nội dung đơn của chị gái cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung được tòa công bố, thương xót em trai, bà đã vay mượn 10 tỷ đồng nộp khắc phục hậu quả, mong ông Chung được giảm án.
Phiên xử cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đồng phạm trong vụ mua chế phẩm Redoxy-3C chiều 20/6 tiếp tục phần xét hỏi. Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Đức Chung vẫn khẳng định việc mua chế phẩm Redoxy-3C là đúng quy trình, đồng thời đề nghị tòa phúc thẩm xem xét về số tiền 10 tỷ đồng gia đình ông đã nộp ở giai đoạn sơ thẩm.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trả lời thẩm vấn chiều 20/6 (Ảnh: CTV).
Theo trình bày của ông Chung, số tiền trên do chị gái của ông nộp, do đó, ông cần trao đổi trực tiếp với chị mình để cân nhắc về việc có đồng ý nộp hay không.
Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn thông báo, bà Nguyễn Thị V., chị gái ông Chung, được triệu tập đến tòa nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe. HĐXX đã công bố nội dung đơn của bà V. gửi đến tòa phúc thẩm.
Nội dung đơn cho thấy, bà V. trình bày, quá trình xét xử sơ thẩm, bà thấy em trai mình bị truy tố ở khung hình phạt cao nên rất thương xót. Bà tìm hiểu và được biết, nếu gia đình khắc phục hậu quả thì ông Chung có thể được giảm nhẹ mức án.
Bà V. cho biết, bà đã vay mượn bạn bè, người quen để nộp 10 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ án và đã nhờ luật sư chuyển biên lai nộp tiền cho tòa sơ thẩm để xem xét trước khi tuyên án. Việc nộp tiền này, bà không bàn bạc với ông Chung.
Theo trình bày của bà V., nếu ông Chung tiếp tục bị kết tội thì bà vẫn tự nguyện khắc phục số tiền nêu trên, không đề nghị trả lại.
Trước nội dung này, bị cáo Nguyễn Đức Chung đề nghị các cơ quan tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định thiệt hại của vụ án.
"Nếu có quyết định đúng đắn của cơ quan pháp luật về việc giám định thiệt hại, hết bao nhiêu tiền, xin HĐXX cho tôi gặp vợ và gia đình, kể cả vay mượn tôi cũng khắc phục!" - cựu Chủ tịch Hà Nội nói và khẳng định, "kể cả con số cao hơn tôi cũng sẽ khắc phục ngay".
Bị cáo Chung cho rằng, thiệt hại của vụ án phải do cơ quan giám định xác định. Tuy nhiên, ở giai đoạn sơ thẩm, tòa án đã không trưng cầu giám định mà lại "tự ý kết luận về con số thiệt hại". Theo ông Chung, nếu tòa vẫn tuyên ông phạm tội, ông chấp hành nhưng không bao giờ chấp nhận giá trị thiệt hại như tòa sơ thẩm đã tuyên.
Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn viện dẫn các quy định của pháp luật và khẳng định, vụ án này không thuộc trường hợp phải trưng cầu giám định thiệt hại nên quy kết của tòa án cấp sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý.
Theo bản án sơ thẩm, ngoài hình phạt 8 năm tù, cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung còn bị liên đới bồi thường 25 tỷ đồng trong số hơn 36 tỷ đồng được xác định là thiệt hại trong vụ án.
Cựu Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung được giảm 3 năm tù Do bị cáo Nguyễn Đức Chung và đồng phạm đã khắc phục toàn bộ trách nhiệm dân sự của vụ án nên HĐXX phúc thẩm chấp nhận đề nghị của đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên toà về đề nghị giảm hình phạt cho bị cáo Nguyễn Đức Chung và đồng phạm. Sau...