Ông Nguyễn Đức Chung bị bắt mới lộ ra cả vợ con có công ty sân sau
Nói về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, nhiều đại biểu nhắc đến ông Nguyễn Đức Chung và việc vợ, con ông có công ty sân sau.
Phát biểu khai mạc tọa đàm khoa học “vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong phòng, chống tham nhũng – vấn đề lý luận và thực tiễn”, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhấn mạnh: Người đứng đầu có vai trò rất quan trọng, đôi khi có ý nghĩa quyết định đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó có công tác phòng chống tham nhũng (PCTN).
Nhiều người đứng đầu tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham nhũng
Theo ông Học, bài học kinh nghiệm quan trọng được rút ra từ thực tiễn đấu tranh PCTN thời gian qua đó là quyết tâm chính trị là yếu tố quan trọng, nhưng nếu không có sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của người đứng đầu thì quyết tâm chính trị cũng không thể trở thành hiện thực.
Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học.
“Chỉ khi nào, ở đâu người lãnh đạo gương mẫu đi đầu, kiên quyết đấu tranh PCTN thì ở đó tham nhũng ít xảy ra và ngược lại, ở đâu người đứng đầu có biểu hiện buông lỏng, không muốn và không dám chống tham nhũng, nói không đi đôi với là thì ở đó tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, phức tạp”, Phó ban Nội chính Trung ương nói.
Ông Học nêu, những chuyển biến tích cực, rõ nét trong công tác PCTN thời gian qua, nhất là từ nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong PCTN.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng – Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã rất kiên quyết, kiên trì chỉ đạo phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Qua đó, xử lý nghiêm nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao có hành vi tham nhũng với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ bất kể người đó là ai.
Từ 2016 đến nay đã phát hiện 1.121 vụ án với 2.473 bị can tham nhũng; trong đó, chỉ có 38 vụ với 44 người có hành vi sai phạm liên quan đến tham nhũng được phát hiện qua công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ.
5 năm qua, cả nước chỉ có 140 người đứng đầu bị đề nghị xử lý trách nhiệm, trong đó đã xử lý hình sự 8 người, xử lý kỷ luật 82 người
“Chính phương châm chỉ đạo của người đứng đầu Đảng, Nhà nước đã tạo bước đột phá trong công tác PCTN, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao”, Phó ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thái Học lưu ý, ở nhiều nơi, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong PCTN chưa được phát huy tốt, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Có trường hợp nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí bao che cho trường hợp tham nhũng, tiêu cực. Nghiêm trọng hơn, nhiều người đứng đầu đã thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham nhũng bị phát hiện xử lý.
Người nhiều của cải giàu có lại càng tham nhũng
PGS-TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, suy cho cùng là người đứng đầu có làm hay không, có thực hiện hay không là vấn đề quan trọng.
Video đang HOT
PGS-TS Vũ Văn Phúc.
“Chánh thanh tra Bộ Nội vụ nói rằng phải tăng lương nhưng tôi xin thưa là càng những ông của cải giàu có nhiều lại càng tham nhũng chứ có phải anh ít lương mới tham nhũng đâu”, ông Phúc lưu ý.
Theo ông Phúc, nghị quyết của Đảng, quy định pháp luật tương đối đầy đủ, vấn đề là người đứng đầu có làm hay không, đấy là cái gốc. “Nếu người đứng đầu không thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Nhà nước thì vẫn thế thôi”.
“Hôm qua xem tivi, tôi xem hình ảnh Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ TP.HCM đến đoạn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói rất gay gắt: Các anh cứ nói cơ chế, tôi không tán thành đổ cho cơ chế”, ông Phúc đặt vấn đề: “Cũng cơ chế sao có người làm tốt, có nơi không tham nhũng? Tôi nghĩ rằng mọi nghị quyết, quy định, mọi lý luận đều phụ thuộc vào người đứng đầu thực hiện như thế nào trong thực tiễn”.
Dẫn lại vụ việc ông Nguyễn Đức Chung vừa bị bắt, PGS – TS Vũ Văn Phúc nói: “Bây giờ mới lộ ra việc chính vợ ông ta là công ty sân sau, rồi con trai ông ta cũng có công ty sân sau rất lớn. Chủ tịch một TP lớn như này mà vợ con đều là công ty sân sau”.
Ông Phúc nhắc lại vụ ông Đinh La Thăng lúc làm Bộ trưởng GTVT cho cơ chế để Út Trọc thu phí cao tốc Trung Lương gây thiệt hại 725 nghìn tỉ đồng.
“Hiến pháp có rồi, luật đầy đủ rồi, nghị quyết của Đảng đầy đủ, còn lại phụ thuộc cuối cùng vào một nhân vật, đó là người đứng đầu có làm hay không? Nếu người đứng đầu làm từng ấy quy định, nghị quyết, tôi tin sẽ không có chuyện Ban Nội chính vất vả tham mưu, Ban Chỉ đạo PCTN họp liên tục như vậy”, ông Phúc nói.
Ông Phúc cho rằng, con người cụ thể, từ trưởng phòng đến vụ trưởng, cục trưởng, bộ trưởng… nếu làm không đúng theo quy định, không vượt lên chính mình thì có bàn bao nhiêu biện pháp cũng thế.
Đạn chiến trường không chết nhưng chết vì đạn “thị trường”
Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực UB Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng đề nghị chọn 10 người từng là người đứng đầu “đang bóc lịch” xem xét lại họ trưởng thành, trở thành người đứng đầu như thế nào.
Ông Hùng kể, khi ông Nguyễn Đức Chung khi được cử làm Chủ tịch TP Hà Nội, một Phó ban Tổ chức Thành ủy đến gặp ông “gần như khóc và nói là không thể nào chấp nhận được” nhưng đành chịu.
Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng.
“Đến bây giờ sự việc xảy ra không muộn tí nào cả. Cái đau chung là mất một con người, một anh hùng nhưng cái đau hơn là tổ chức làm sao lại để như thế. Bây giờ phải xem lại”, ông Vũ Quốc Hùng đề nghị tổng rà soát lại người đứng đầu có dư luận phản ảnh.
Kết luận hội nghị, GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, thực tế diễn ra rất là đau lòng, có thế chọn đúng cán bộ và cán bộ phát huy rất tốt nhưng chỉ cần buông lỏng, thiếu rèn luyện là sa cơ lỡ vận như thường.
“Đau lòng khi xử lý anh hùng lăn lộn chiến trường, bom đạn; đạn chiến trường không chết nhưng đạn “thị trường” thì chết. Ông Nguyễn Đức Chung khi làm ở Hà Nội chỉ mới là đội trưởng hình sự, anh hùng phá án rất giỏi giờ thành như thế này”, ông Phú dẫn chứng
Ông Phú đúc kết, các giải pháp tựu trung lại là làm tốt các khâu: chọn đúng người, trao quyền, bảo vệ và kiểm soát chặt chẽ.
Ông Nguyễn Đức Chung liên quan vụ Nhật Cường thế nào?
Ngoài bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, ông Nguyễn Đức Chung còn liên quan hai vụ án khác.
Ngày 28/8, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.
Theo nguồn tin, ông Chung cùng ba người khác được xác định đã chiếm đoạt tài liệu liên quan đến vụ án buôn lậu, rửa tiền, đấu thầu... xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường) và một số đơn vị liên quan. Việc chiếm đoạt tài liệu này xảy ra khi C03 (Bộ Công an) đang điều tra vụ án trên.
Trong vụ Nhật Cường, ông Chung có nhiều ưu ái bất thường cho công ty này.
Ông Chung chỉ định thầu cho Nhật Cường
Theo hồ sơ phóng viên có được, liên danh Nhật Cường - Đông Kinh đã trúng thầu gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Khi Sở KH&ĐT Hà Nội tổ chức đấu thầu công khai, có 4 nhà thầu nộp hồ sơ, đủ điều kiện để mở thầu theo quy định. Thế nhưng gói thầu này sau đó sở phải tạm dừng theo chỉ đạo của ông Chung.
Cụ thể, ngày 30/5/2016, ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc Sở KH&ĐT (đã bị khởi tố), có báo cáo gửi UBND Hà Nội về gói thầu trên. Báo cáo nêu rõ đến trước thời điểm đóng thầu (10h ngày 16/5/2016), có 4 nhà thầu đến nộp hồ sơ dự thầu, đủ điều kiện để mở thầu theo quy định.
Khi Sở KH&ĐT dự kiến tổ chức mở thầu và xét thầu theo quy định thì nhận được ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Chung tạm dừng đối với gói thầu trên.
Báo cáo của Sở KH&ĐT nêu việc hoãn đấu thầu theo chỉ đạo của Chủ tịch TP Hà Nội.
Nhận chỉ đạo, Sở KH&ĐT đã thông báo tới các nhà thầu về việc tạm dừng triển khai gói thầu. Sau đó, cơ quan này đề nghị UBND TP xem xét, cho phép tiếp tục triển khai thực hiện đối với gói thầu, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định.
Đầu tháng 8/2016, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch TP Hà Nội, Sở KH&ĐT đã trao đổi, làm việc với đại diện Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software) về thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của Sở.
Điều đáng nói là việc thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ này chính là nội dung gói thầu đã bị tạm dừng trước đó.
Ba ngày sau buổi làm việc, Sở KH&ĐT có văn bản đề xuất Chủ tịch UBND Hà Nội cho phép Công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của Sở KH&ĐT theo giải pháp kỹ thuật công nghệ doanh nghiệp đề xuất và thực hiện miễn phí. Ông Chung đã đồng ý với đề xuất này.
Tối 28/8, công an khám xét nhà và nơi làm việc của ông Nguyễn Đức Chung .
Công ty non trẻ trúng gói thầu khủng
Ngày 2/11/2016, Giám đốc Sở KH&ĐT tiếp tục có báo cáo về việc thực hiện công tác số hóa tài liệu, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong báo cáo nhấn mạnh: "Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Sở KH&ĐT đã trao đổi, làm việc với đại diện Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường về thực hiện thí điểm số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với 100 bộ hồ sơ doanh nghiệp, tương đương 8.725 trang văn bản".
28 bị can trong vụ án Nhật Cường bị công an khởi tố, trong đó có Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường (đang bị truy nã đỏ với hàng loạt tội danh khác nhau) và nhiều cán bộ khác của TP Hà Nội.
Cũng trong báo cáo này, Sở KH&ĐT đánh giá: "Công ty Nhật Cường có báo cáo kết quả số hóa giai đoạn 1 là mới hoàn thành được việc scan văn bản, chưa hoàn thành xây dựng công cụ đồng bộ tự động để cập nhật số hồ sơ sau khi được scan lên hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia theo quy định".
Vì vậy, Sở tiếp tục đề nghị thực hiện các thủ tục đấu thầu cho gói thầu này. Tuy nhiên, để tham gia đấu thầu gói thầu này, các đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu về giải pháp, tiêu chuẩn kỹ thuật số hóa tài liệu đã được thực hiện trong bước thí điểm.
Không có ai tham gia (vì không đáp ứng điều kiện nêu trên), Nhật Cường nghiễm nhiên được chỉ định tham gia thực hiện gói thầu gần 43 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 12/2015, Nhật Cường ký với Công ty Minh Hoa (của vợ ông Chung) hợp đồng cung cấp và triển khai phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp trị giá hơn 40,6 tỷ đồng, đến tháng 11/2016 hai bên đã ký biên bản nghiệm thu, xác nhận hoàn thành hợp đồng trên.
Điều này rất trùng hợp với điều kiện về năng lực để tham gia vào gói thầu mà Sở KH&ĐT triển khai là đã từng thực hiện các gói thầu về phần mềm có giá trị từ 40 tỷ đồng trở lên. Và hồ sơ mà Nhật Cường đã ký với công ty của vợ ông Chung có trong hồ sơ chứng minh năng lực cho gói thầu số hóa của Sở KH&ĐT.
Công an đang làm rõ những liên quan trong gói thầu nêu trên với ông Chung.
Ông Chung liên quan vụ án ở Công ty Thoát nước Hà Nội
Hơn một tuần trước, Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Võ Tiến Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội.
Hành vi sai phạm của ông Hùng có liên quan đến việc mua độc quyền chế phẩm Redoxy-3C để xử lý các hồ ô nhiễm trên địa bàn.
Công an đang làm rõ sự liên quan của ông Chung với các sai phạm ở công ty này.
Tướng Công an: Không được suy diễn chuyện liên quan vợ, con của ông Nguyễn Đức Chung Báo chí nói chung và các phóng viên khi tham gia mạng xã hội không được suy diễn làm ảnh hưởng đến vợ, con của ông Nguyễn Đức Chung. Trước ngày ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội (đã bị tạm đình chỉ chức vụ) bị khởi tố, bắt tạm giam, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những...