Ông Nguyễn Bá Thanh “truy” Giám đốc Sở GD-ĐT về dạy thêm
Trong phiên chất vấn sáng 6/12 của HĐND TP Đà Nẵng, vấn đề dạy thêm học thêm là chủ đề nóng. Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Trung Chinh đã trở lời nhiều câu hỏi đến dạy thêm học thêm. Nội dung này cũng đã được chủ tọa “ truy” nhiều nhất.
Đại biểu Thái Thanh Hùng (quận Liên Chiểu) đưa câu hỏi chất vấn ông Chinh: Cử tri yêu cầu ông Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết tình hình dạy thêm học thêm trên địa bàn thành phố hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Bá Thanh (giữa) – Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng – chủ trì buổi chất vấn
Trả lời vấn đề này, ông Chinh cho biết, thời gian qua Sở đã tăng cường công tác chỉ đạo quản lý tình hình dạy thêm trên địa bàn thành phố và bước đầu đã có kết quả. Trong 3 tháng 9,10,11 vừa qua, Sở đã thanh tra 16 trường tiểu học, THCS và nhiều Trung tâm dạy thêm.
Khi Giám đốc Sở GD-ĐT đang trình bày dài dòng về vấn đề quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng – ông Nguyễn Bá Thanh – đã cắt ngang và đề nghị ông Chinh trả lời thẳng vào câu hỏi: Tình hình dạy thêm học thêm như thế nào? Sở có quản lý được không?
Ông Thanh nói thêm: Quản lý được thì nói quản lý được, quản lý không nổi thì cũng nói quản lý không nổi chứ không thể nói kiểm tra chỗ này kiểm tra chỗ kia…
Ông Chinh – Giám đốc Sở GD-ĐT: Vấn đề dạy thêm học thêm trên địa bàn cả nước chúng ta…
Ông Thanh cắt ngang: Không, ở thành phố chứ không phải cả nước. Ông đại biểu HĐND, ổng đang hỏi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chứ không phải hỏi cả nước và ông không phải là Bộ trưởng Bộ Giáo dục để phải trả lời cả nước, ông đang là Giám đốc Sở GD-ĐT.
Ông Chinh: Hiện nay ngành cơ bản quản lý tốt vấn đề dạy thêm trên địa bàn.
Ông Thanh: Tức là hiện nay anh khẳng định tình trạng dạy thêm học thêm coi như không có vấn đề gì, phải không? Quản lý được, ý rứa chứ gì? Trả lời thẳng vào câu hỏi đi.
Video đang HOT
Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Trung Chinh trả lời chất chất đại biểu
Ông Chinh: Vấn đề dạy thêm học thêm trên địa bàn thành phố không phải chấn chỉnh tuyệt đối nhưng mà vấn đề quản lý dạy thêm học thêm rất nhạy cảm.
Ông Thanh: Nhạy cảm, như thế nào là nhạy cảm?
Ông Chinh: Chẳng hạn như các trung tâm lưu trú học sinh. Theo quy định thông tư 17, các trung tâm này không dạy thêm cho các học sinh tiểu học. Tuy nhiên, các trung tâm này giữ các em học sinh từ 12 giờ đến 5 giờ chiều. Nếu chúng ta chỉ có cho các em học sinh vui chơi không thì các cơ sở lưu trú này rất khó khăn, cho nên cũng có trường hợp giáo viên ông tập cho các em một vài tiết về môn toán, văn hay âm nhạc… Nói thật cái này hơi khó khăn đối với Sở. Kế hoạch trong thời gian tới, UBND TP sẽ họp với các ngành liên quan để chấn chỉnh tình trạng này.
Ông Thanh: Trên địa bàn TP còn tình trạng giáo viên dạy thêm chính học sinh của mình dạy không?
Ông Chinh: Theo thông tư 17…
Ông Thanh: Không, đừng theo thông tư. Tôi đang hỏi tình hình thực tế trên địa bàn Đà Nẵng có tình trạng giáo viên dạy chính khóa trên lớp để dành không nói hết để dạy thêm, anh nào không đi học thì không biết. So với anh đi học thêm thì anh đó biết thêm ABC gì đấy. Thế thì có tình trạng đó không?
Ông Chinh: Tình trạng giáo viên dạy thêm chính học sinh lớp mình là có.
Ông Thanh: Giám đốc Sở xử lý các trường hợp đó làm sao? Kỷ luật được ai chưa?
Ông Chinh: Thời gian qua, Sở đã xử lý hành chính giáo viên không có giấy phép và dạy thêm không đúng đối tượng. Thứ hai là các trung tâm dạy thêm không có giấy phép.
Ông Thanh: Không phải là không có giấy phép, có giấy phép nhưng mà họ vẫn dạy học sinh của họ. Tình trạng đó Giám đốc Sở xử lý làm sao?
Ông Chinh: Theo thông tư 17 của Bộ GD-ĐT, không cấm người giáo viên không được dạy học sinh của lớp mình cho nên Sở không có cơ sở nào để xử phạt đối với những giáo viên này.
Ông Thanh: Thế có nghĩa là thông tư 17 của Bộ GD cho phép được dạy thêm?
Ông Chinh: Dạ vâng, thông tư 17 cho phép dạy thêm.
Ông Thanh: Thế tiểu học, thông tư 17 có cho dạy thêm không?
Ông Chinh: Thông tư 17 đối với tiểu học không cho dạy thêm, chỉ cho các trường dạy năng khiếu cho các em.
Ông Thanh: Thế ở Đà Nẵng tiểu học có tình trạng dạy thêm không?
Ông Chinh: Dạ hiện nay vẫn còn.
Ông Thanh: Xử lý làm sao?
Ông Chinh: Sắp tới UBND TP sẽ phân cấp trách nhiệm cho các quận huyện đến đâu sẽ xử lý triệt để vấn đề này.
Đại biểu đặt câu hỏi chất vấn với lãnh đạo các Sở của TP Đà Nẵng
Ông Thanh: Vậy HĐND có nên đưa vào nghị quyết để chấn chỉnh vấn đề này không?
Ngay sau khi ông Thanh đặt câu hỏi, nhiều đại biểu muốn phát biểu tiếp. Đại biểu Thái Thanh Hùng (quận Liên Chiểu) đưa ra ý kiến: Hiện nay tình trạng dạy thêm học thêm vẫn còn, thậm chí là dạy thêm ở cấp tiểu học. Tôi đề nghị HĐND thành phố ra nghị quyết để giúp Sở GD-ĐT chấm dứt ngay tình trạng này.
Theo Dantri
Tăng thu nhập cho GV để tránh lạm thu
"Do thu nhập của người giáo viên thấp nên việc dạy thêm, học thêm không chấm dứt được. Bên cạnh đó dẫn đến việc lạm thu trong trường học".
ĐB Mai Văn Lâm (huyện Đan Phượng) phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố ngày 4/12.
ĐB Mai Văn Lâm cho rằng, giáo dục của Hà Nội hiện nay có hai vấn đề có thể nói là "yếu" là cơ sở vật chất và đạo đức học đường. Do thu nhập của người giáo viên thấp nên việc dạy thêm, học thêm không chấm dứt được. Bên cạnh đó cũng dẫn đến việc lạm thu trong trường học. Các khoản phụ thu đầu năm tạo nên dư luận bất an trong nhân dân, ảnh hưởng chất lượng đạo tạo, đạo đức học đường.
ĐB Lâm cho biết: "Ngày 20/11, tôi được biết có thống kê trên mạng, 40% học sinh cho rằng không cần biết ơn thầy cô, vì họ đi học phải trả tiền, thậm chí phải trả tiền rất cao. Như vậy, từ những chuyện liên quan đến tiền bạc mà truyền thống đạo đức quý báu "tôn sư trọng đạo" đang bị ảnh hưởng".
Theo ĐB Mai Văn Lâm, học sinh đã vậy, đạo đức nghề nghiệp và tri thức người thầy cũng đáng báo động. Những năm gần đây, điểm vào đại học của hệ thống trường sư phạm rất thấp. Liệu đầu vào thấp có cho ra giáo viên chất lượng cao hay không? Có những bài giảng của thầy cô từ 10 hay 15 năm trước, có khi học sinh còn cập nhật trên mạng nhanh hơn thầy cô.
"Tôi cho rằng, học sinh cần ở người thầy trước hết là tấm gương đạo đức, tiếp đến là chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy, người thầy cần trau dồi thêm những giá trị quý báu về đạo đức người thấy và chuyên môn tốt. Về phía Nhà nước, cần quan tâm hơn nữa với ngành giáo dục, ngành đào tạo con người cho xã hội, đất nước. Hơn nữa, đây cũng là ngành liên quan đến tất cả mọi người, ai cũng phải đi học. Vấn đề thu nhập của giáo viên, tôi đề nghị cần phải nâng cao để tránh những tình trạng bất cập vừa nêu trên", ĐB Lâm đưa ra giải pháp chống lạm thu trường học.
Cũng đề cập vấn đề lạm thu trường học, ĐB Phạm Xuân Tài (huyện Thường Tín), cho biết thêm, trong dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 có đề cập vấn đề Triển khai dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông. Theo ĐB Phạm Xuân Tài, đây là vấn đề không khả thi, không thực tế và dễ dẫn đến tình trạng lạm thu. Với trình đọ giáo viên không đồng đều, cơ sở vật chất chưa hoàn chỉnh, ngay cả dạy ngoại ngữ bình thường còn khó khăn, chưa nói đến dạy và học nâng cao.
ĐB Phạm Xuân Tài nêu ví dụ thực tế: "Hiện nay, tôi được biết, có các trường cho học sinh tiếp cận ngoại ngữ cho các em lớp 1 lớp 2. Chương trình này tự nguyện, chưa triển khai chính thức. Các trường phối hợp với các trung tâm ngoại ngữ đưa giáo viên ngoại ngữ vào dạy, có nơi thu học phí 400 nghìn đồng/tháng".
ĐB Phạm Xuân Tài cảnh báo, nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ, có thể tạo ra áp lực cho các em học sinh và nhà trường, ngoài ra, không có tác dụng giáo dục. Thậm chí, tiếp tục tái diễn tìn trạng lạm thu trong nhà trường. Do vậy, ĐB Phạm Xuân Tài đưa ra giải pháp: "Cần nghiên cứu thêm việc tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy và học ngoại ngữ, đồng thời nâng cao trình độ giáo viên".
Trao đổi với PV bên lề kỳ họp HDND ngày 4/12, ĐB Mai Văn Lâm (huyện Đan Phượng) cùng chung nhận định với ĐB Tài khi cho rằng, vấn đề triển khai dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông là đáp ứng Nhu cầu phát triển, hội nhập của xã hội. Nhưng trong điêu kiện hiện nay, phần lớn các trường phổ thông không thể đáp ứng được về giáo viên, cơ sở vật chất. Hơn nữa, vấn đề này không nằm trong định hướng chung của ngành giáo dục. Việc đưa chương trình nâng cao học ngoại ngữ thành chỉ tiêu phấn đấu của Thành phố, từ đó dẫn đến chuyện tăng thêm giờ học, tăng học phí... Do vậy, tôi cho rằng, chương trình này chỉ nên cho vào các trưởng điểm, trường chuyên... có đủ cơ sở vật chất, giáo viên.
Theo khám phá
Lúng túng quyền lợi thầy và trò Quy định về việc quản lý dạy thêm, học thêm đã có hiệu lực hơn 4 tháng theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang tranh cãi giữa một bên là quyền lợi học trò, một bên là đời sống giáo viên khi siết chặt quản lý hoạt động này. Hà Nội sẽ nói không với dạy thêm...