Ông Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo giải quyết “điểm nóng” đất đai
Ngày 16/10, ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội chính TƯ – có buổi làm việc với Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ về tình hình kinh tế, quốc phòng 9 tháng đầu năm. Ông Thanh đề nghị tập trung giải quyết các “điểm nóng” về đất đai.
Ông Nguyễn Bá Thanh (phải) làm việc với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ sáng 16/10
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Phong Quang – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ – cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm toàn vùng tăng khoảng 8,74% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 7,8 tỷ USD; tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt trên 59.780 tỷ đồng… Ông Quang cũng báo cáo với Ban Nội chính TƯ về những khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng dự thảo Đề án thành lập Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Phú Quốc trực thuộc trung ương.
Từ đầu năm đến nay, ĐBSCL xảy ra 223 vụ với gần 4.200 lượt người dân khiếu kiện, khiếu nại có liên quan đến đất đai. Xảy ra 25 vụ đình công của hơn 80.000 lượt công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất. Cũng theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, an ninh kinh tế diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, nhất là những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến công ăn, việc làm của người lao động; tình hình thương buôn Trung Quốc thu mua ồ ạt hàng nông, thủy sản.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo, ĐBSCL còn nhiều vấn đề bức xúc về đất đai, vì vậy phải rà soát lại các “điểm nóng” như Bến Tre, Cần Thơ, Trà Vinh, nhưng giải quyết việc phải có lộ trình, phải có sự tập trung chỉ đạo, sau đó đối thoại với người dân để có hướng giải quyết ổn thỏa cho dân.
Trước đó, ngày 15/10, ông Nguyễn Bá Thanh đã có buổi làm việc với Thành ủy Cần Thơ. Ông Thanh đánh giá cao những kết quả Cần Thơ đạt được về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng trong 9 tháng qua. Ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng, Cần Thơ la trung tâm của vùng, vì vậy phải có sự quan tâm sát hơn nữa đến công tác nội chính, đồng thời có chủ trương, giải pháp trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm; bảo đảm an ninh chính trị; công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phạm Tâm
Theo Dantri
"Đại án" tham nhũng gây thiệt hại hơn 500 tỉ đồng
Cơ quan CSĐT - Bộ Công an xác định vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) thuộc Ngân hàng NN-PTNT đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 524 tỉ đồng. Đây là 1 trong 10 "đại án" tham nhũng mà Viện KSND Tối cao đề xuất.
Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) tại TPHCM - Ảnh: T.T.D.
Theo tin từ cơ quan tố tụng ngày 25-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã ra bản kết luận điều tra bổ sung vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 11 bị can về các tội danh: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, tháng 10-2012, Viện KSND tối cao đã có quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra nhiều nội dung còn chưa rõ trong vụ án này.
Các bị can bị đề nghị truy tố gồm: Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc ALCII; Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó Tổng giám đốc ALCII; Phạm Xuân Nghị, nguyên Trưởng phòng cho thuê, ALCII; Nguyễn Văn Thọ, nguyên Phó phòng cho thuê, ALCII; Lê Thị Tám, nguyên Phó phòng kế toán, ALCII; Hoàng Quốc Thịnh, nguyên cán bộ Phòng cho thuê, ALCII; Đặng Văn Hai, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH Quang Vinh; Lê Văn Phong, Tổng giám đốc công ty cổ phần Hàm Rồng; Phạm Minh Tuấn, Giám đốc công ty TNHH Xuân Việt; Khương Minh Hiệp, giám đốc công ty Đại Phú Gia.
Quá trình điều tra bổ sung vụ án này, cơ quan điều tra đã xác định bị can Vũ Quốc Hảo là người chủ mưu, cầm đầu trong vụ án. Ngoài 2 tội danh đã đề nghị truy tố tại kết luận điều tra trước đây gồm tham ô tài sản, chiếm đoạt 79,9 tỉ đồng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, chiếm hưởng cá nhân số tiền gần 4 tỉ đồng, bị can này còn có hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại số tiền hơn 383 tỉ đồng.
Cụ thể, quá trình lãnh đạo, điều hành ALCII, bị can Hảo đã để phát sinh thua lỗ, nợ xấu lớn, để có tiền thanh toán nợ xấu, chuyển cho các doanh nghiệp thân thiết kinh doanh doanh và sử dụng cho cá nhân, bị can đã bàn bạc với các đồng phạm khác ký các Hợp đồng mua bán khống, Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu khống vi phạm quy định của nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính, đá gây thất thoát số tiền trên.
Bị can Đặng Văn Hai đã tham ô tài sản với vai trò đồng phạm giúp sức cho Vũ Quốc Hảo chiếm đoạt 75 tỉ đồng còn lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, vai trò chủ mưu với Vũ Quốc Hảo chiếm hưởng cá nhân hơn 72 tỉ đồng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò chủ mưu chiếm đoạt gần 61 tỉ đồng. Ngoài ra, bị can này còn Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò giúp sức cho Hảo gây thiệt hại trên 374 tỉ đồng.
Các bị can Nguyễn Văn Tài, Phạm Xuân Nghị, Nguyễn Văn Thọ, Lê Thị Tám, Lê Văn Phong, Phạm Minh Tuấn, Hoàng Quốc Thịnh, Khương Minh Hiệp đều bị đề nghị truy tố về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò đồng phạm với bị can Vũ Quốc Hảo.
Tại bản kết luận điều tra trước đó, cơ quan điều tra xác định từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, bị can Vũ Quốc Hảo đã cùng các đồng phạm ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính khống, rút hơn 795 tỉ đồng của Nhà nước để sử dụng cho mục đích cá nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 524 tỉ đồng. Trong đó bị can Vũ Quốc Hảo chiếm hưởng cá nhân gần 84 tỉ đồng, Đặng Văn Hai chiếm hưởng hơn 127 tỉ đồng.
10 "đại án" tham nhũng Trước đó, trong buổi làm việc giữa Đoàn kiểm tra giám sát của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng do ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, làm Trưởng đoàn với Ban cán sự Đảng Viện KSND Tối cao, Viện KSND Tối cao đã đề xuất 10 "đại án" tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Cụ thể: vụ tham ô tài sản xảy ra tại Vinalines; Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT); Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT ở TP HCM; Vụ cố ý làm trái về quản lý vốn gây hậu quả nghiêm trọng tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng NN-PTNT; Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay tại công ty cổ phấn chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu; Vụ nhận hối lộ xảy ra ở ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Nông; Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Vụ bầu Kiên; Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của ngân hàng NN-PTNT; Vụ tham ô tài sản ở tập đoàn Vinashin. Việc tổng hợp 10 vụ án tham nhũng, nghiêm trọng, phức tạp; án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng, nghiêm trọng phức tạp, theo yêu cầu của Ban Nội chính Trung ương là để rà soát, xem xét và kịp thời tổ chức các cuộc họp để có ý kiến chỉ đạo với các vụ án này, từ đó đẩy nhanh tiến độ và chất lượng giải quyết các vụ án tham nhũng.
Theo N.Quyết
Ông Nguyễn Bá Thanh bút phê xin việc cho thạc sĩ Đề nghị người dân đưa cho mình bộ hồ sơ con tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi, ông Thanh tuyên bố trước hàng trăm cử tri đã bút phê để xin việc cho thạc sĩ này. Sáng 24/9, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) trên cương vị trưởng...