Ông nghị Mexico ‘trần như nhộng’ phát biểu trước quốc hội
Một ông nghị sĩ Mexico đã lột hết quần áo, đứng phát biểu trước quốc hội nước này, nhằm phản đối một dự luật cải cách năng lượng.
Nghị sĩ Antonio Garcia “trần như nhộng” phát biểu trước quốc hội – Ảnh: Reuters
Cuộc tranh luận kéo dài gần 24 giờ hôm 12.12 và kết thúc với việc Quốc hội Mexico thông qua dự luật, theo đó cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành dầu khí nội địa, theo AFP ngày 13.12.
Nghị sĩ đảng đối lập Antonio Garcia đã cởi bỏ trang phục, mặc vỏn vẹn quần lót, đứng lên bục phát biểu, phản đối dự luật này trước quốc hội.
Dự luật trên cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành dầu khí trong nước, lĩnh vực mà trước đây chỉ có Tập đoàn Dầu khí quốc gia Mexico (PEMEX) độc quyền khai thác.
Ông Garcia tố cáo chính quyền Enrique Pena Nieto đề xuất dự luật này là bán rẻ tài nguyên đất nước cho nước ngoài.
PEMEX là tập đoàn dầu khí lớn thứ 4 thế giới, có vai trò đầu tàu trong nền kinh tế Mexico khi đóng góp đến 1/3 tổng thu nhập quốc dân.
Nhưng trong những năm gần đây sản lượng của PEMEX giảm mạnh từ 3,4 triệu thùng/ngày vào năm 2004 xuống chỉ còn 2,5 triệu thùng/ngày trong năm 2012.
Trước thực trạng này, chính quyền ông Nieto đã đề xuất cải cách, cho phép các công ty nước ngoài đầu tư, hợp tác với PEMEX nhằm vực dậy ngành năng lượng, bơm thêm ngoại tệ vào Mexico, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho chính phủ trong bối cảnh tài chính ngày càng eo hẹp.
Hồi tháng 10.2013, hàng ngàn người dân Mexico đã xuống đường biểu tình phản đối dự luật trên.
Theo TNO
Cho phép bán dâm, xử người mua dâm
Trong khi nhiều nước trên thế giới hoặc công khai thừa nhận nghề mại dâm như một ngành nghề kinh doanh và có chế tài quản lý cụ thể thì tại Việt Nam nhiều năm nay vẫn là vấn đề gây tranh cãi chưa có hồi kết.
Video đang HOT
Pháp: Cho phép bán dâm, phạt người mua
Dự luật chống nạn bóc lột tình dục, sau hàng loạt tranh cãi gay gắt, đã được thông qua vào rạng sáng ngày 30/11.
Điều gây nhiều phản ứng nhất tại dự luật này là quy định: "Phạt tiền người mua dâm", do hai nữ nghị sĩ Đảng Xã hội là Maud Olivier và Catherine Coutelle cùng với nghị sĩ Đảng UMP Guy Geoffroy khởi xướng.
Điều khoản này được cho là phân biệt đối xử vì nó nhắm tới người mua dâm chủ yếu là đàn ông, trong khi luật của Pháp lại cấm phân biệt giới tính
Gái mại dâm biểu tình trước tòa nhà Quốc hội Pháp ở Paris ngày 29/11 - Ảnh: Reuters
Dự luật cũng bị phản đối vì nó xâm phạm quyền tự do cá nhân bởi mại dâm là nghề hợp pháp ở Pháp, tức cho "bày bán" nhưng bắt người mua! Hành vi chăn dắt mại dâm cũng bị nghiêm cấm triệt để tại nước này.
Theo một điều khoản của dự luật, khách mua dâm sẽ bị phạt 1.500 euro (khoảng 2.000 USD), nếu tái phạm mức phạt sẽ tăng gấp 2,5 lần, lên 3.750 euro (hơn 5.000 USD) kèm các biện pháp giáo dục và răn đe. Dự luật tuy vậy loại bỏ hình thức phạt tù đối với người mua dâm.
Cùng với đó là các biện pháp nghiêng về giáo dục, hỗ trợ tiền hoặc được gia hạn lưu trú hoặc bảo trợ xã hội nếu gái mại dâm từ bỏ con đường đen tối.
"Dù dự luật mang tiếng bảo vệ gái mại dâm nhưng thực chất họ sẽ mất khách hàng vì lẽ không còn ai dám mua vui do sợ phải đối mặt với pháp luật và gia đình", một khách hàng tên Eric chia sẻ.
Cô Solal, một gái bán dâm buồn bã kể rằng cô đã mất khoảng 30% khách hàng cũng chỉ vì dự luật này.
Một cuộc thăm dò cho thấy có khoảng 68% dân Pháp phản đối dự luật, nghĩa là cứ ba người thì có hai người không đồng tình việc phạt khách mua dâm. Trong đó, cánh đàn ông lên tiếng chống luật nhiều hơn phụ nữ.
Tuy vậy, đã có 120 nghị sĩ ký tên vào quyết định ủng hộ để trình bỏ phiếu tại quốc hội ngày 4/12. Theo các nhận định, dự luật đầy tranh cãi này sẽ được thông qua.
Anh Quốc
Tương tự như luật tại Canada, tự thân việc bán dâm thì không phải là bất hợp pháp tại Anh, nhưng hoạt động liên quan tới mại dâm lại là bất hợp pháp.
Như làm gái/trai gọi hay là người bán dâm độc lập thì không phải là tội nhưng khuyến khích và kiểm soát mại dâm để hưởng lợi thì lại là bất hợp pháp tại Anh.
Buôn người, làm nghề ma cô, bảo kê và điều hành nhà chứa hay mời chài tình dục trên đường phố đều là các tội hình sự.
Bà Sarah Walker, ngươi đưng đâu Hiêp hôi Nhưng ngươi Hanh nghê Mai dâm Anh (English Collective of Prostitutes) noi cân xoa bo thai đô khinh re, phân biêt đôi xư cua xa hôi đôi vơi nhưng ngươi lam viêc trong nganh công nghiêp tinh duc.
"Sư khinh re, thai đô phân biêt đôi xư đôi vơi lao đông tinh duc la điêu diên ra khăp nơi trên thê giơi. Đo la điêu ma chung tôi đâu tranh nhăm xoa bo".
Ấn Độ
Tại Ấn Độ, mại dâm là hợp pháp, nhưng những hoạt động liên quan tới mại dâm như mồi chài bắt khách ở nơi công cộng hay tạt xe vào vỉa hè để đón người bán dâm, hoặc làm chủ hay điều hành nhà chứa, làm ma cô đều là phạm tội.
Hà Lan
Hà Lan hợp pháp hóa mại dâm từ giữa những năm 1800 nhưng phải tới những năm 1980 thì hành nghề mại dâm mới được công nhận là một nghề hợp pháp.
Các quy định cấm nhà chứa và ma cô được xóa bỏ hồi tháng Mười năm 2000 và nay ngành này hoạt động thể theo luật lao động. Người bán dâm đăng ký như người lao động. Các hội đồng thành phố chịu trách nhiệm cấp giấy phép và tiến hành thanh tra nhằm bảo đảm điều kiện làm việc đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Mặc dù thuê dụng người bán dâm đủ tuổi và đồng thuận làm việc là hợp pháp, mọi hình thức bóc lột trong lĩnh vực này bao gồm buôn bán và cưỡng bức mại dâm đều là phạm tội theo Luật hình sự của Hà Lan.
Đức
Mại dâm là hợp pháp và có luật lệ quy định tại Đức. Nhà chứa là các cơ sở kinh doanh có đăng ký. Nếu bán bia rượu và thức ăn thì phải có giấy phép thích hợp mặc dù chính nhà chứa lại không cần có giấy phép để mở cửa.
Người bán dâm trả thuế thu nhập và họ tính cả tiền thuế Trị giá gia tăng (VAT) vào dịch vụ của mình.
Mexico
Mặc dù Mexico không hình sự hóa mại dâm, nhưng hầu hết các tiểu bang đều có luật lệ quy định cho nghề này, đòi hỏi người bán dâm phải đăng ký và ít nhất phải 18 tuổi trở lên.
Nhiều thành phố đòi hỏi người bán dâm phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên và mang thẻ y tế theo người để chứng minh về sức khỏe của mình. Tuy nhiên làm nghề ma cô và chủ nhà chứa là bất hợp pháp, cũng như buôn người hành nghề mại dâm và mại dâm vị thành niên lan tràn trên khắp cả nước.
Argentina
Hành động mua bán dâm là hợp pháp tại Argentina, nhưng nước này hình sự hóa những hành vi có tổ chức như nhà chứa hay ma cô, bảo kê.
Là đất nước có tổ chức của người bán dâm lớn nhất thế giới, Hiệp hội Phụ nữ bán dâm Argentina (the Association of Women Prostitutes of Argentina - AMMAR), luật Argentine cho phép các tỉnh thành được phép bắt người bán dâm nếu có hành vi phản cảm hay bê bối tại nơi công cộng.
Tại Việt Nam
Mại dâm vẫn bị coi là bất hợp pháp và người bán dâm từng bị đưa vào trại khi bị bắt nhưng nay sẽ chỉ bị đóng phạt hành chính, theo Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội Việt Nam thông qua.
Luật mới sẽ không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Thay vào đó, họ sẽ chỉ bị xử phạt hành chính.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam kết luận hành vi bán dâm chưa đến mức phải áp dụng biện pháp hạn chế quyền tự do mà chỉ cần phạt tiền như với người mua dâm.
Theo Báo Đất Việt
Các nhà làm luật Pháp ủng hộ dự luật 'phạt nặng người mua dâm' Ngày 30.11, các nhà làm luật Pháp ủng hộ dự luật về mại dâm, theo đó phạt nặng những ai mua dâm. Biểu tình phản đối dự luật cấm mua dâm ở thủ đô Paris, Pháp ngày 30.11 - Ảnh: AFP Đến thời điểm hiện tại, mại dâm vẫn là hợp pháp ở Pháp, nhưng môi giới, chăn dắt mại dâm, dụ dỗ...