Ông Miura đối mặt với bậc thầy Nhật Bản
Gọi HLV Makoto Teguramori của Olympic Nhật Bản là bậc thầy so với HLV trưởng Toshiya Miura cũng không sai, bởi thống kê nói lên tất cả.
Thật khó để so sánh hai chiến lược gia khác nhau với hai đội bóng khác nhau tới từ nền bóng đá chênh lệnh. Nhưng các thống kê luôn nói thật. Ông Teguramori với hơn 200 trận ở J-League 1 và 2, một danh hiệu á quân J-League 1 và vị trí HLV trưởng U23 Nhật Bản tỏ ra vượt trội so với thầy Miura (hơn 100 trận J-League 1, một chức vô địch J-League 2).
So sánh ấy không tạo ra sự chênh lệch quá lớn. Số trận J-League 1 của ông Teguramori chỉ là 136 trận, không hơn quá nhiều so với HLV Miura. Cả hai đều từng có một chức vô địch J-League 2, đều từng cầm quân các đội bóng nhỏ ở J-League 1 và 2, đều từng trải qua cảnh thăng hạng và xuống hạng.
Tuổi tác và con đường sự nghiệp sự nghiệp của cả hai khá giống nhau. Sự khác biệt chỉ xuất hiện khi ông Teguramori bắt đầu đưa Vegalta Sendai lên J-League 1. Trong ba mùa giải, những gì chiến lược gia này làm được với đội mới thăng hạng Vegalta Sendai thật tuyệt vời.
Năm 2010, đội bóng thăng hạng lần thứ hai trong lịch sử. Chỉ một năm sau, họ cán đích thứ tư ở J-League 1 trước khi giành ngôi á quân trong mùa giải 2012.
Những thành công rực rỡ cùng Vegalta Sendai giúp gã “tân binh” Teguramori được JFA (LĐBĐ Nhật Bản) để mắt tới. Đầu năm 2014, ông Teguramori được vinh dự dẫn dắt U23 Nhật Bản hướng tới mục tiêu vô địch châu Á và giành vé dự Olympic Rio 2016.
Đến nay, U23 Nhật Bản của ông Teguramori đang làm rất tốt công việc của mình. Ở hai trận giao hữu gần nhất với U23 Myanmar và U23 Singapore, U23 Nhật Bản ghi tới 17 bàn, chỉ để lọt lưới một lần. Đó là lý do giúp ông Teguramori có được sự tự tin lớn. Chiến lược gia 47 tuổi tuyên bố U23 Nhật Bản của ông sẽ đánh bại mọi đối thủ để “bảo vệ niềm tự hào Nhật Bản”.
Video đang HOT
Trong sự nghiệp của mình, ông Teguramori và HLV Miura đã có vài lần đối đầu tại J-League 1. Trước đội á quân J-League, ông Miura đã không có nhiều cơ hội. Tại vòng loại U23 châu Á sắp tới, thử thách với HLV Miura vẫn là rất lớn.
Thống kê HLV Makoto Teguramori (Olympic Nhật Bản)
Ngày sinh: 14/11/1967
Vị trí khi thi đấu: Tiền vệ
Kinh nghiệm: 136 trận J-League 1 – Tổng số 203 trận
Thời gian trung bình dẫn dắt một CLB: 3,57 năm (so với 1,52 năm của ông Miura)
Tỷ lệ chiến thắng: 42,6 % (so với 23 % của ông Miura)
Thành tích: Vô địch J-League 2 2009, á quân J-League 1 2012
Theo VNE
'HLV Miura khác ông Calisto, giống ông Goetz'
Trợ lý ngôn ngữ Phạm Trường Minh tiết lộ thông tin thú vị và bất ngờ về ba HLV ngoại của tuyển Việt Nam.
Từng làm trợ lý ngôn ngữ cho ba HLV Henrique Calisto, Falko Goetz và Toshiya Miura, hơn ai hết trợ lý ngôn ngữ Phạm Trường Minh là người nắm rõ nhất đặc trưng tính cách của mỗi HLV.
Trợ lý Phạm Trường Minh làm việc cùng HLV Falko Goetz. Ảnh: TTVH.
Những tưởng HLV Miura đến từ châu Á sẽ có những khác biệt hơn so với hai nhà chiến lược đến từ châu Âu là Calisto và Goetz, nhưng điều đó đã không xảy ra. Theo trợ lý Phạm Trường Minh, phong cách làm việc và sinh hoạt của HLV Miura rất giống HLV Goetz, còn HLV Calisto là một sự khác biệt.
Cựu trợ lý ngôn ngữ của ba HLV cho biết: "HLV Calisto là một phong cách hoàn toàn khác biệt. Ông không họp ban huấn luyện trước mỗi buổi tập. Nội dung tập luyện và tiến hành buổi tập luôn do ông làm trực tiếp. HLV Miura và HLV Goetz lại rất giống nhau. Từ việc lên giáo án, họp BHL trước mỗi buổi tập, cách bố trí bài tập, phương pháp huấn luyện thể lực, sử dụng trang thiết bị tập luyện".
Ngoài ra, trong mối quan hệ, quản lý cầu thủ hàng ngày cũng vậy, luôn có sự khác biệt giữa HLV Calisto so với HLV Miura và HLV Goetz. Trợ lý Phạm Trường Mình tiết lộ: "Ông Calisto với cầu thủ thì không có một khoảng cách nào cả. Hầu hết cầu thủ đều coi HLV Calisto như người bố thứ hai, bên cạnh vai trò HLV trưởng.
Còn HLV Miura và HLV Goetz luôn tạo khoảng cách nhất định với cầu thủ, không quá gần, không quá xa. Nhưng họ cũng khá tâm lý khi quan tâm đến cá nhân cầu thủ như sinh nhật hay tổ chức ăn uống, tham quan. Tuy nhiên, những quan tâm này luôn thể hiện trước toàn thể đội bóng. HLV Miura và HLV Goetz rất hạn chế đi ăn uống hay tâm sự riêng với một cầu thủ hoặc một nhóm cầu thủ".
"Cả ba HLV đều tạo được kỷ luật rất tốt trong đội bóng, trong cả sinh hoạt và tập luyện. Tuy nhiên HLV Miura có lẽ là người dung hoà nếu so sánh với HLV Goetz và HLV Calisto. Những quy định khi ông Miura đưa ra đều có sự trao đổi với trợ lý hoặc VFF, về phong tục cũng như thói quen của cầu thủ Việt để có thể áp dụng một cách hiệu quả mà không dẫn đến những ức chế".
Lý giải cho sự trùng hợp giữa HLV Miura và HLV Goetz, trợ lý Phạm Trường Minh cho rằng HLV Miura có thời gian học tập ở Đức nên bị ảnh hưởng bởi phong cách làm việc của người Đức.
Bên cạnh việc đưa ra những so sánh về ba vị HLV mà mình đã có thời gian làm trợ lý ngôn ngữ, Phạm Trường Minh cũng có những trải lòng rất thật về công việc của mình. Trợ lý ngôn ngữ là cánh tay phải của HLV, công việc của họ khá khó khăn và nhiều áp lực, nhưng ít khi được nhắc đến sau mỗi chiến thắng.
Nói về công việc của mình, trợ lý Phạm Trường Minh thừa nhận: "Nói thật áp lực công việc không hề nhỏ. Công việc của một trợ lý ngôn ngữ luôn đòi hỏi lúc nào cũng phải xử lý nhanh tình huống. Để thời gian chết hoặc hỏi lại là tối kỵ, nên mình lúc nào cũng phải tìm hiểu để nắm bắt tốt nhất yêu cầu, thói quen, cách diễn đạt của HLV, cách tiến hành và yêu cầu đối với mỗi buổi tập.
Ngoài ra, là một trợ lý ngôn ngữ tận tâm, tôi nghĩ họ phải có trách nhiệm cung cấp thông tin nhiều nhất có thể cho HLV. Để giúp HLV có thể bắt tay nhanh nhất vào công việc thì mình cần giúp họ xây dựng một background (lý lịch) đầy đủ nhất có thể về môi trường bóng đá, đặc tính và khả năng của các cầu thủ".
Thừa nhận công việc có nhiều áp lực, nhưng theo trợ lý Phạm Trường Minh khi bản thân có niềm đam mê thì luôn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Anh cho biết: "Mình thực sự thích công việc này. Đây là đam mê. Được là thành viên của đội tuyển là niềm vinh dự và sự tự hào lớn. Được ra sân để giúp HLV kể cả tập luyện hay thi đấu mình cũng luôn thấy hào hứng".
Theo VNE
Bóng đá Việt như 'chiếc cối xay' với HLV ngoại 20 năm qua, bóng đá Việt Nam như chiếc cối xay với HLV ngoại, bởi 12 người đã đến và phần nhiều ra đi trong cay đắng. Năm 1995 là cột mốc đáng nhớ trong lịch sử bóng đá Việt Nam kể từ ngày hội nhập trở lại với sân chơi quốc tế, bởi đây là năm đầu tiên tuyển Việt Nam được...