Ông Mahathir được bổ nhiệm làm thủ tướng lâm thời sau khi từ chức
Quốc vương Malaysia ngày 24/2 đã chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Mahathir Mohamad. Tuy nhiên, Quốc vương cũng bổ nhiệm ông Mahathir làm thủ tướng lâm thời.
Theo AFP, đơn từ chức của Thủ tướng Mahathir Mohamad đã được Quốc vương Malaysia Abdullah Ri’ayatuddin Al-Mustafa Billah Shah chấp nhận vào tối 24/2.
Tuy nhiên, Quốc vương cũng bổ nhiệm ông Mahathir làm thủ tướng lâm thời cho tới khi có thủ tướng mới, theo Điều 43 (2)(a) của Hiến pháp.
Quốc vương Abdullah Ri’ayatuddin Al-Mustafa Billah Shah (phải) và Thủ tướng Mahathir. Ảnh: AFP.
Trước đó, ông Mahathir đã gửi thư xin từ chức cho quốc vương, giữa lúc đàm phán thành lập chính phủ liên minh mới đang diễn ra tại Malaysia.
Video đang HOT
Việc từ chức của ông Mahathir, 94 tuổi, phá vỡ liên minh cầm quyền với người từng được coi là đối thủ của ông, Anwar Ibrahim, 72 tuổi. Liên minh này đã chiến thắng bất ngờ năm 2018.
Việc ông Mahathir từ chức không nằm trong lời hứa trước bầu cử là ông Mahathir một ngày sẽ chuyển giao quyền lực cho ông Anwar.
Ông Mahathir không giải thích quyết định từ chức, nhưng quyết định này được đưa ra sau một cuộc họp bất ngờ giữa các thành viên của liên minh cầm quyền và phe đối lập, nhằm thành lập chính phủ mới.
Quốc vương Malaysia đã chấp nhận đơn từ chức, nhưng “ngài cũng bổ nhiệm ông Mahathir Mohamad làm thủ tướng lâm thời, trong khi đợi việc bổ nhiệm thủ tướng mới. Do vậy, cho đến khi đó, (ông Mahathir) vẫn sẽ quản lý việc nước cho tới khi thủ tướng và nội các mới được bổ nhiệm”, theo một thông cáo từ chính phủ.
Tuy nhiên, chưa rõ liệu sự nghiệp chính trị của ông Mahathir có dừng ở đây hay không, khi ít nhất ba đảng trong liên minh của ông kêu gọi ông tiếp tục giữ cương vị. Một số nhân vật đối lập cũng đồng ý sẽ ủng hộ ông, theo Reuters.
Theo news.zing.vn
Tổng thống Nga Putin nói về khả năng cầm quyền trọn đời
Tổng thống Vladimir Putin ngày 18/1 bác bỏ ý tưởng các tổng thống Nga sẽ nắm quyền trọn đời.
Tổng thống Vladimir Putin.
Theo Reuters, tuyên bố trên được ông Putin đưa ra ít ngày sau khi ông công bố cuộc cải tổ hệ thống chính trị quy mô lớn, dẫn tới việc Thủ tướng khi đó là ông Dmitry Medvedev và Chính phủ của ông từ chức.
Trong một động thái bất ngờ, ông Putin sau đó đã đề cử một nhân vật ít tiếng tăm là người đứng đầu cơ quan thuế của Nga Mikhail Mishustin trở thành thủ tướng kế nhiệm của đất nước.
Những động thái này cùng những đề xuất sửa đổi hiến pháp của Nga dấy lên những đồn đoán rằng Tổng thống Nga đang lên kế hoạch để tiếp tục giữ quyền lực sau khi kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo ở đất nước có diện tích lớn nhất thế giới và là 1 trong 2 siêu cường hạt nhân hàng đầu.
Ông Putin, hiện 67 tuổi, sẽ kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 vào năm 2024. Đến lúc đó, ông đã hoàn thành 2 nhiệm kỳ thủ tướng hoặc tổng thống Nga.
Tuy nhiên, trong các phát biểu tại cuộc gặp các cựu chiến binh từng chiến đấu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 được tổ chức tại thành phố St. Petersburg hôm 18/1, ông Putin đã bác bỏ ý tưởng về việc các tổng thống Nga sẽ có thể nắm quyền trọn đời.
Trước đó, ông Putin cũng từng khẳng định muốn giới hạn số nhiệm kỳ của các tổng thống tương lai là 2 nhiệm kỳ.
Các phát biểu mới nhất của Tổng thống Nga Putin được cho là đã củng cố ý tưởng rằng ông dự định rời khỏi vị trí tổng thống vào năm 2024 theo hiến pháp hiện tại.
Hà Dung
Theo baophapluat.vn
Thủ tướng và toàn bộ chính phủ Nga từ chức, Putin toan tính điều gì? Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 15.1 đề xuất thay đổi Hiến pháp và vài giờ sau Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng toàn bộ chính phủ từ chức. Thủ tướng Nga Medvedev và toàn bộ chính phủ đã từ chức để ông Putin thuận lợi trong việc đưa ra những thay đổi. Theo SCMP, trong thông điêp liên bang ngay 15/1, ông Putin...