Ông Lý Quang Diệu đã tự chọn cách ra đi như thế nào?
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã qua đời lúc 3h18 sáng nay 23/3/2015, hưởng thọ 91 tuổi.
Trước đó, ông Lý Quang Diệu phải nằm viện kể từ ngày 5/2 vừa qua do bị viêm phổi nặng. Từ khi nhập viện, ông phải thở bằng máy và điều trị kháng sinh tại khoa chăm sóc đặc biệt.
Chính trị gia “không đi con đường tầm thường”
Vào sinh nhật lần thứ 90 của ông Lý Quang Diệu, tạp chí The Economist của Anh viết – “Sự lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu dựa nhiều vào sức cuốn hút của cá nhân ông hơn là &’tư tưởng vĩ đại’ của ông ấy.
Giống như nhiều người nói, Lý Quang Diệu vừa là người theo chủ nghĩa thực dụng, vừa là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm”.
Báo đảng Trung Quốc Quang Minh Nhật báo bình luận, trên thực tế, mọi người không bị thu hút bởi những thể chế, chính sách hay tư tưởng của ông, mà bởi tính cách kiên định, thậm chí có phần nóng nảy của vị lãnh đạo này.
Cố chấp trong nhân sinh quan về cái chết
Theo Quang Minh Nhật báo, căn cứ vào Pháp lệnh chỉ thị điều trị y tế dự định Singapore, nếu bệnh nhân “còn một tia hy vọng” thì không được phép chấm dứt bất kỳ hệ thống hỗ trợ duy trì sinh mạng nào.
Pháp lệnh này đưa ra hạn chế nghiêm ngặt đối với tình trạng sử dụng hệ thống duy trì sinh mạng: Sinh mạng của bệnh nhân có thể kết thúc khi và chỉ khi hệ thống hỗ trợ “chỉ còn đủ khả năng trì hoãn thời gian tử vong”.
Ngoài ra, Pháp lệnh này “không phù hợp sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có ý thức tỉnh táo”. Hồi tháng 2, báo cáo của Văn phòng Thủ tướng Singapore đã nói rõ tình trạng ông Lý Quang Diệu “ý thức được mọi việc”.
Lý Quang Diệu có tầm nhìn rất xa, đồng thời là người cố chấp trong cuộc sống cũng như đối diện với cái chết.
Video đang HOT
Quang Minh Nhật báo cho hay, sau khi biết tin bản thân mắc bệnh nặng, vị “cường nhân cuối cùng của châu Á” đã lập tức ký Pháp lệnh chỉ thị điều trị y tế dự định nói trên.
Ông Lý giải thích điều này trong cuốn Lý Quang Diệu quan thiên hạ (One Man’s View of the World) – “Cách đây không lâu, tôi vừa ký Pháp lệnh chỉ thị điều trị y tế dự định.
Nếu như sinh mạng của tôi chỉ còn có thể dùng ống thở để duy trì và không có khả năng hồi phục, thì tôi ủy quyền cho bác sĩ rút ống thở, giúp tôi có một kết thúc nhẹ nhàng”.
“Vạn vật đều có điểm kết. Tôi hy vọng sinh mạng mình kết thúc mà không có đau đớn, chứ không phải nửa tỉnh nửa mê trên giường bệnh, không thể cử động được nữa và chỉ duy trì sự sống nhờ một chiếc ống cắm vào mũi để truyền dịch vào người”.
Suốt cuộc đời mình, Lý Quang Diệu đã là một nhà lãnh đạo tin tưởng mạnh mẽ vào quan điểm “trốn tránh là vô dụng”. Đối diện với cái chết, ông cũng không muốn “cưỡng cầu” bằng cách để các y bác sĩ sử dụng mọi biện pháp tiêu cực duy trì sự sống cho mình.
Văn phòng Thủ tướng Singapore (PMO) cho biết sẽ tổ chức lễ tang cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cấp nhà nước vào 14 giờ ngày 29/3 tại Trung tâm Văn hóa, Đại học Quốc gia Singapore.
Để tưởng nhớ vị Thủ tướng đầu tiên của mình, cả đất nước Singapore sẽ treo cờ rủ tại tất cả các tòa nhà chính phủ trong suốt thời gian quốc tang, kể từ hôm nay (23/3) và kéo dài đến hết ngày 29/3.
Theo Trí Thức Trẻ
"Ông Lý Quang Diệu từng mơ ước có một đất nước như Việt Nam"
TS Doanh bày tỏ, ông Lý Quang Diệu đã nhiệt thành hoan nghênh công cuộc đổi mới, hội nhập của Việt Nam, ủng hộ nước ta gia nhập ASEAN và mong chúng ta phồn thịnh.
Luôn ủng hộ Việt Nam
Chia sẻ về sự ra đi của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng, đây là sự mất mát lớn của không chỉ người dân Singapore mà còn cả nhân dân thế giới.
Theo TS Doanh, ông Lý Quang Diệu là một người lãnh đạo xuất sắc, nhà lãnh đạo có đóng góp hết sức to lớn đối với Singapore, ASEAN và châu Á.
Ông đã thành công đưa đất nước Singapore từ một mảnh đất nghèo nàn, không có tài nguyên và thậm chí không có cả đủ nước sinh hoạt trở thành một đất nước rất giàu có, cường thịnh, được quốc tế nể trọng.
Cũng theo TS Doanh, trong cuộc đời mình, ông Lý Quang Diệu đã nhiều lần nói về mơ ước có một đất nước như Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón cố Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội vào ngày 16/1/2007. (Ảnh tư liệu).
"Ông Diệu đánh giá rất cao Việt Nam có một vị thế chiến lược, là một dân tộc cần cù, thông minh, ham học. Ông luôn nhắc đến sinh viên Việt Nam ở nước ngoài luôn là những người học giỏi nhất.
Ông mơ ước có một đất nước cường thịnh như Việt Nam và ông đã từng nói, nếu như có một nước nào mà giàu có, cường thịnh nhất châu Á thì đó chính là Việt Nam", TS Doanh cho hay.
TS Doanh cũng nhấn mạnh thêm, chính ông Lý Quang Diệu đã ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN trong khi một số nước khác phản đối.
Ông Diệu cũng đã là người bạn hết sức chân thành và gần gũi với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời ông sang Việt Nam góp ý kiến, ông đã rất hào hứng, ủng hộ và mong Việt Nam trở thành một đất nước hùng cường, phồn vinh.
Bởi theo ông, một Việt Nam hùng cường và phồn vinh sẽ đóng góp lớn cho hòa bình, ổn định ở châu Á, đồng thời có lợi cho Singapore.
TS Doanh cũng nhắc lại sự ủng hộ của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với quá trình đổi mới, cải cách ở Việt Nam.
Theo đó, ông Lý Quang Diệu luôn mong Việt Nam xây dựng một Nhà nước trọng dụng nhân tài, trong sạch, không có tham nhũng, không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng.
TS Doanh nói: "Ông là người cũng rất ủng hộ Việt Nam hội nhập quốc tế.
Trong những năm cuối đời, ông đã phát hiện ra Việt Nam tiến chậm, cải cách chậm và chưa thực sự lắng nghe những lời đóng góp ý kiến của ông. Vì thế, ông đã chỉ rõ ra những yếu kém của Việt Nam.
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là một người bạn tốt của Việt Nam bởi chỉ có người bạn tốt mới chỉ ra được yếu kém của mình".
Câu trả lời không bao giờ quên của ông Lý Quang Diệu
Với giọng trầm ngâm hơn, TS Lê Đăng Doanh cũng nhớ lại những kỷ niệm của cá nhân ông trong những lần được gặp, làm việc với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
"Tôi có gặp ông Lý Quang Diệu nhiều lần và chính tôi là người đã cung cấp các số liệu, phân tích kinh tế bằng tiếng Anh khi ông sang thăm Việt Nam lần đầu tiên.
Mỗi lần, ông sang thăm Việt Nam đều có mời và trao đổi trực tiếp với tôi. Cá nhân tôi cũng đã có dịp sang Singapore hội thảo với ông và đã ngồi bên cạnh, trao đổi với ông", TS Doanh kể.
TS Doanh cũng nhắc thêm về kỷ niệm về một lần ông đã hỏi ông Lý Quang Diệu về câu chuyện, ông là một nhà chính trị có nhiều quyết sách vậy ông đã xử lý như thế nào đối với người phản đối ông (?).
"Khi đó, ông Lý Quang Diệu có nhìn tôi và nói, ông là một nhà khoa học, tôi là một nhà chính trị, nếu không có người nào phản đối thì làm sao mà có thể làm khoa học, chính trị được.
Đương nhiên là họ sẽ phản đối mình và chỉ có khi nào chúng ta chết thì họ mới thôi phản đối, cho nên, ông phải biết điều đó, sẵn sàng đối với với điều đó. Đây là điều mà cho đến bây giờ tôi vẫn ghi nhớ.
Và với tôi, ông Lý Quang Diệu là một con người xuất sắc, rất sáng suốt và nguyên tắc của ông là trung thực đối với bản thân, đất nước, luôn luôn lấy lợi ích của đất nước làm thước đo cho hành động", TS Doanh chia sẻ.
Bên cạnh đó, TS Doanh cũng cho rằng, Việt Nam chúng ta sẽ phải học rất nhiều từ đất nước Singapore mà ông Lý Quang Diệu đã góp công lớn xây dựng lên.
"Đó là trọng dụng nhân tài, không tham nhũng và đất nước Singapore là một đất nước có nền giáo dục rất phát triển. Một điều nữa có thể kể đến, đất nước Singapore hẹp như vậy nhưng họ có 2 triệu cây và họ không chặt một cây nào cả.
Với Hà Nội của chúng ta nên nhân dịp ông Lý Quang Diệu mất này để xem lại việc chặt cây của mình", TS Doanh đề nghị.
Theo Trí Thức Trẻ
Xe đưa linh cữu ông Lý Quang Diệu về dinh tổng thống Linh cữu của ông Lý Quang Diệu đã về đến Istana (dinh Tổng thống Singapore) vào đầu giờ chiều ngày 23/3 để người dân đến viếng. Đoàn xe chở linh cữu của Thủ tướng Singapore đầu tiên, ông Lý Quang Diệu, về đến dinh Istana vào chiều 23/3/2015. Ông Lý Quang Diệu qua đời vào rạng sáng ngày 23/3 tại bệnh viện đa...