Ông Lý Khắc Cường hòa hoãn với các lãnh đạo ASEAN về biển Đông
Ông Lý nói sự kiện các nước cùng duyệt qua lần một bản thảo COC, một cơ hội cho tất cả thành viên có ý kiến về các điều khoản trong bản thảo, là “một cột mốc rất quan trọng”.
Hôm nay, ngày 3-11 tại Bangkok ( Thái Lan) diễn ra hội nghị ASEAN-Trung Quốc lần thứ 22 giữa các lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, trong khuôn khổ kỳ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35.
Tại hội nghị, ông Lý nói Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN vì hòa bình và ổn định lâu dài ở biển Đông, hãng AFP đưa tin. Đáng nói biển Đông là nơi Trung Quốc bị cáo buộc có nhiều hành động bắt nạt các nước cùng tranh chấp, cũng như quân sự hóa vùng biển tranh chấp.
Các lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (thứ năm từ trái sang) chụp ảnh chung trong hội nghị ASEAN-Trung Quốc lần thứ 22, trong khuôn khổ kỳ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 ở Bangkok (Thái Lan) ngày 3-11. Ảnh: AFP
Tại hội nghị ASEAN-Trung Quốc, ông Lý đề cập đến tiến trình bàn thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
Video đang HOT
“Chúng tôi sẵn sàng làm việc với ASEAN, theo sự đồng lòng đã đạt được nhằm đạt được hòa bình và ổn định dài hạn ở biển Đông, theo lịch trình được thiết lập cho ba năm” – ông Lý nói.
Ông Lý nói sự kiện các nước cùng duyệt qua lần một bản thảo COC, một cơ hội cho tất cả thành viên có ý kiến về các điều khoản trong bản thảo, là “một cột mốc rất quan trọng”.
Một văn bản COC có giá trị ràng buộc pháp lý từ lâu là một mục tiêu của các thành viên ASEAN để đối phó với việc Trung Quốc không coi trọng quyền chủ quyền, cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí và đánh bắt cá của các nước ở biển Đông.
Theo lộ trình, dự kiến COC sẽ được thống nhất vào năm 2021. COC sẽ đưa ra các hướng dẫn hành xử trên biển, cùng các thông số giải quyết xung đột.
Thủ tướng nước chủ nhà Thái Lan Prayuth Chan-ocha tham gia hội nghị ASEAN-Trung Quốc thuộc kỳ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok (Thái Lan) ngày 3-11. Ảnh: REUTERS
Dù không có tranh chấp biển Đông nhưng Mỹ vẫn thường xuyên lên tiếng cáo buộc Trung Quốc có hành vi bắt nạt ở vùng biển quan trọng này. Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Mỹ đã quá dễ dãi với Trung Quốc.
“Chúng ta đã do dự và làm ít hơn nhiều mức chúng ta phải hành động” – ông Pompeo nói đến các hành động của Trung Quốc với Việt Nam và Philippines ở biển Đông thời gian qua.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Hội nghị ASEAN xoay quanh căng thẳng Biển Đông và hiệp định RCEP
Việc sớm ký kết hiệp định thương mại khu vực cũng như tình hình căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua là chủ đề chính các cuộc thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 35.
Theo AP, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 với sự tham gia của lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác quan trọng tại châu Á - Thái Bình Dương khai mạc hôm 2/11 tại Bangkok, Thái Lan mà không có sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong ngày 3/11, lãnh các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc thảo luận về một thỏa thuận thương mại khu vực và giải quyết tranh chấp trên biển. Thủ tướng nước chủ nhà Prayuth Chan-ocha kêu gọi các nước sớm đạt được đồng thuận và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực (RCEP) vào đầu năm 2020.
Lãnh đạo các nước ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 35 ở Thái Lan. Ảnh: AP.
"Chúng tôi cam kết ký thỏa thuận RCEP tại Việt Nam vào năm 2020", bản dự thảo tuyên bố lãnh đạo Hội nghị Cấp cao ASEAN 2020 có đoạn, theo AP.
Bên cạnh RCEP, đại diện các quốc gia cũng thảo luận về những diễn biến căng thẳng thời gian qua trên Biển Đông. Là nước có những động thái gây phức tạp tình hình, xâm phạm chủ quyền các quốc gia khác trên Biển Đông thời gian qua, nhưng Trung Quốc lại tiếp tục tuyên bố "ủng hộ ổn định ở khu vực" và hoan nghênh bước tiến trong đàm phán COC.
Mặc dù vậy, hai nhà ngoại giao ASEAN nói với AP về nghi ngại của các quốc gia ASEAN trước các động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông ngăn cản tiến triển các cuộc đàm phán về COC.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục không tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN làm dấy lên lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng đối với các quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị tại khu vực.
Năm 2018, ông Trump đã cử Phó tổng thống Mike Pence tham dự Hội nghị tổ chức ở Singapore. Năm nay, đại diện Mỹ tham dự Hội nghị là trợ lý an ninh quốc gia Robert O'Brien, trong bối cảnh ông Trump và cấp phó bận rộn với chiến dịch vận động trong nước, trước thềm bầu cử 2020.
Theo Zing.vn
ASEAN phải đoàn kết trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Các nhà lãnh đạo ASEAN được cho là sẽ bày tỏ "quan ngại sâu sắc về căng thẳng thương mại đang gia tăng và những yếu bảo hộ thương mại và chống toàn cầu hóa đang diễn ra". Phát biểu tại một hội nghị của ASEAN ở Thái Lan hôm 2/11, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói các nước Đông Nam Á phải...