Ông Lương Quang Liệt: Cấm Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân
Ông Lương Quang Liệt gần đây cho biết, (Bắc Kinh) quyết không cho phép Bình Nhưỡng tiếp tục có những hành vi mang tính chất gây hấn như tiến hành các vụ thử hạt nhân.
Tờ Vượng báo xuất bản tại Đài Loan ngày hôm qua 3/7 cho hay, Bắc Triều Tiên liên tục tuyên bố không từ bỏ chương trình hạt nhân của mình khiến Bắc Kinh nổi giận và “nặng lời” với Bình Nhưỡng, một động thái hiếm thấy, chưa từng có tiền lệ.
Ông Lương Quang Liệt đưa ra thông điệp cứng rắn với Bình Nhưỡng khi tiếp đoàn tướng lĩnh hưu trí quân đội Hàn Quốc thăm Bắc Kinh hôm 19/6 vừa qua
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ông Lương Quang Liệt gần đây cho biết, (Bắc Kinh) quyết không cho phép Bình Nhưỡng tiếp tục có những hành vi mang tính chất gây hấn như tiến hành các vụ thử hạt nhân.
Nhật báo Chosun Hàn Quốc xuất bản ngày 2/7 lần đầu tiên đưa ra thông tin trên, theo đó trong buổi tiếp kiến phái đoàn tướng lĩnh quân đội Hàn Quốc nghỉ hưu đến Bắc Kinh hôm 19/6, ông Lương Quang Liệt đã phát biểu như vậy.
Video đang HOT
Động thái Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thể hiện thái độ phản đối gay gắt với những tuyên bố thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng trước mặt giới tướng lĩnh Hàn Quốc về hưu như vậy khiến giới chức Hàn Quốc khá bất ngờ và cho rằng “hiếm gặp”.
Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Bắc Triều Tiên “đột ngột” đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế và chuyển hướng cởi mở hơn trong quan hệ đối ngoại, ông Lương Quang Liệt nhận định
Trong buổi tiếp phái đoàn Hàn Quốc, ông Lương Quang Liệt cũng cho hay, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đột ngột quan tâm đến vấn đề kinh tế, những quan chức nằm trong bộ tham mưu cho ông cũng bắt đầu thúc đẩy các chính sách ngoại giao mở cửa và chính sách kinh tế mới ở Bắc Triều Tiên.
Gần đây tờ Manichi và Tokyo Np xuất bản tại Nhật hôm 2/7 cho hay, cố Chủ tịch Kim Jong-il trước khi qua đời đã chỉ thị cho lãnh đạo Bắc Hàn và các nhà khoa học Bắc Triều Tiên phải chế tạo một lượng vũ khí hạt nhân lớn.
Phát biểu của ông Lương Quang Liệt được phát đi khi tiếp một phái đoàn tướng lĩnh nghỉ hưu của Hàn Quốc là một thông điệp cứng rắn đối với Bình Nhưỡng trước xu thế Bắc Triều Tiên liên tục công bố theo đuổi chương trình hạt nhân với danh nghĩa sử dụng cho mục đích hòa bình.
Điều này cũng cho thấy quan hệ giữa hai nước đồng minh chiến lược ở khu vực Đông Á không phải lúc nào cũng cơm lành canh ngọt, mặc dù Bắc Kinh vốn vẫn là chỗ dựa thân cận nhất cho Bình Nhưỡng trong bối cảnh bị bao vây, cấm vận.
Theo GDVN
Thêm 85 tướng lĩnh phản bội, Tổng thống Assad lao đao
Thêm hàng chục tướng lĩnh và sỹ quan Syria hôm qua (2/7), đã rời bỏ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và chạy trốn sang nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, hãng tin Anatolia đưa tin.
Dẫn lời các quan chức địa phương, hãng tin Anatolia cho biết, có tất cả 85 tướng lĩnh đã đào ngũ khỏi quân đội Syria trong ngày hôm qua. Trong số này có một vị tướng và nhiều quan chức quân sự cấp cao khác.
Những tướng lĩnh trên đã chạy sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở Reyhanli, phía nam nước này. Họ là một phần trong số 293 người tháo chạy khỏi đất nước đợt này, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em.
Đây là vụ mới nhất trong một loạt vụ đào ngũ xảy ra trong quân đội Syria gần đây. Mới đây nhất, hôm 24/6, một vị tướng, hai đại tá, hai thiếu tá, một trung úy và 33 binh sĩ Syria đã rời bỏ chính quyền của Tổng thống Assad để chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó 2 ngày, 4 anh em đến từ tỉnh phía bắc Idlib gồm 2 thiếu tướng và 2 đại tá cũng đã tuyên bố rút khỏi quân đội Syria. Trước đó nữa, hôm 21/6, một đại tá không quân của Syria đã lái chiếc chiến đấu cơ MiG đào tẩu sang Jordan và xin được tị nạn chính trị ở nước này. Đại tá Hassan Hamada là viên phi công đầu tiên mang theo cả máy bay chiến đấu đào tẩu ra khỏi đất nước Syria kể từ khi cuộc nổi dậy ở nước này nổ ra hồi đầu năm ngoái.
Hàng loạt vụ đào ngũ liên tiếp của các tướng lĩnh Syria gần đây là một cú giáng mạnh vào chính quyền của Tổng thống Assad trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở nước này đang diễn biến ngày một nghiêm trọng.
Tính đến thời điểm này, đã có 14 tướng chạy khỏi Syria và đến xin tị nạn chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, hàng ngàn binh lính Syria cũng đã đào ngũ khỏi quân đội trong hơn 16 tháng diễn ra cuộc nổi dậy chống chính quyền của ông Assad. Những người này hiện trở thành đội quân xương sống của quân đội nổi dậy. Trong khi đó, các tướng đào ngũ đang cung cấp sự giúp đỡ về hậu cần, tư vấn cho phe nổi dậy Syria. Tuy nhiên, không giống với cuộc nổi dậy ở Libya và Yemen hồi năm ngoái, hiện chưa có thành viên nào trong nội các của Tổng thống Assad phản bội lại ông này.
Thổ Nhĩ Kỳ là nước đang cung cấp nơi ở cho hơn 35.000 người tị nạn Syria, trong đó có nhiều tướng lĩnh đào ngũ. Trong thời gian qua, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục kêu gọi chính quyền của Tổng thống Assad từ chức. Điều đó đã khiến Damascus thực sự bất mãn với Ankara. Căng thẳng giữa hai nước bắt đầu leo thang nghiêm trọng hơn kể từ khi Syria bắn hạ một máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước. Hiện tại, khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ đang nóng bỏng bởi các hoạt động quân sự dọa dẫm, răn đe lẫn nhau.
Theo VNMedia
Tướng lĩnh cao cấp Syria đào tẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ BBC dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một viên tướng, hai đại tá, hai thiếu tá và khoảng 30 binh sĩ khác được cho là đã tới tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ vào đêm 24/6. Bạo loạn ở Syria đã khiến nhiều người dân vượt biên sang tỵ nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ (Nguồn:...