Ông Lương Ngọc Khuê: ‘Một bệnh nhân nhiễm nCoV, cả bệnh viện đóng cửa’
Cục trưởng Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Y tế, Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh chỉ cần một bệnh nhân nhiễm nCoV, không được kiểm soát là bệnh viện nguy cơ phải đóng cửa.
Ông Khuê nói trong chuyến thị sát hai bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam và Hà Nội – Đồng Văn, chiều 8/8: “Bệnh viện là nơi ghi nhận và phát hiện đầu tiên bệnh nhân Covid-19, vì vậy việc phát hiện sớm, phân luồng và cách ly người bệnh đóng vai trò quan trọng đối với sự an toàn của bệnh viện”.
Hiện Covid-19 diễn biến phức tạp. Bốn bệnh viện của Đà Nẵng phải đóng cửa, hơn 10 nhân viên y tế mắc Covid-19 và 10 bệnh nhân tử vong. Số ca nhiễm tăng cao nhanh chóng và ngày càng lan đến nhiều tỉnh thành, đều liên quan Đà Nẵng và chủ yếu là từ các bệnh viện Đà Nẵng.
Ông Khuê đang trong chuyến kiểm tra công tác phòng chống Covid-19 tại các bệnh viện. Đoàn do ông Khuê dẫn đầu là một trong 5 đoàn kiểm tra được Bộ Y tế thành lập ngày 8/8. Kiểm tra Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, ông Khuê chỉ chấm 89 điểm, đạt 59% so bộ tiêu chí về an toàn phòng dịch ở bệnh viện đã được Bộ Y tế ban hành. Trong khi đó Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam đang điều trị một bệnh nhân Covid-19 là “bệnh nhân 620″, nhập viện ngày 2/8. Hiện bệnh nhân đã hết sốt, hết ho, không khó thở.
Đoàn kiểm tra đã góp ý cho bệnh viện về công tác phân luồng, cách ly người bệnh từ khi bước chân vào bệnh viện; kiểm soát nhiễm khuẩn; quản lý bệnh nhân Covid-19. Khoa Cấp cứu và Hồi sức Tích cực tiến hành phân loại bệnh nhân. Bệnh viện rà soát các công ty cung cấp dịch vụ, nhắc nhở người bệnh người nhà đeo khẩu trang…
Ông Khuê (giữa) kiểm tra công tác tiếp nhận bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Ảnh: Lê Hảo.
Bệnh viện đa khoa Hà Nội – Đồng Văn được đánh giá 102 điểm (68%) an toàn, trong đó hai điểm không đạt là hệ thống phân luồng cho người đến khám và buồng cách ly cho ca nghi nhiễm.
Theo ông Khuê, các bệnh viện cần quan tâm đến những khoa có nhiều nguy cơ lây nhiễm nCoV như Hồi sức cấp cứu, Thận nhân tạo, Ung bướu, Lão khoa… Bởi nếu nhiễm, tình trạng bệnh nhân sẽ diễn tiến nặng nhanh chóng, như tình hình nhiều bệnh nhân tại Đà Nẵng.
“Dịch Covid-19 vẫn còn kéo rất dài, các bệnh viện phải luôn duy trì các biện pháp chống lây nhiễm và thực hiện quyết liệt”, Cục trưởng Quản lý Khám Chữa bệnh lưu ý.
Khẩn cấp huy động chuyên gia y tế chi viện cho Quảng Nam chống COVID-19
Bộ Y tế huy động thêm chuyên gia của 3 bệnh viện lớn tại TP HCM chi viện cho Quảng Nam điều trị bệnh nhân COVID-19. Việc này, theo chỉ đạo phải làm khẩn trương.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa có công văn gửi Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM về việc hỗ trợ đào tạo và trực tiếp tham gia điều trị người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện ĐKTƯ Quảng Nam.
Trước diễn biến tình hình dịch COVID-19 tại Đà Nẵng và một số tỉnh miền Trung, Ban chỉ đạo Quốc gia (BCĐQG) phòng chống COVID-19, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam là cơ sở tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19 cho tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh lân cận.
Để tăng cường năng lực cho bệnh viện này, bảo đảm thu dung, quản lý, điều trị COVID-19 theo chỉ đạo trên của BCĐQG, Bộ Y tế đề nghị giám đốc 3 bệnh viện trên cử các chuyên gia hỗ trợ đào tạo và trực tiếp tham gia điều trị người bệnh tại cho Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Hiện, tại tỉnh Quảng Nam có 3 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế hoặc trực thuộc tỉnh đang điều trị bệnh nhân, đó là: Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh Quảng Nam (điều trị 10 ca), Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam (hiện điều trị 16 ca), Bệnh viện đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam (1 ca).
11 ca Covid nặng, Việt Nam không còn bác sĩ điều trị nếu mất cảnh giác PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho rằng vừa qua nhiều cơ sở y tế mải vui chiến thắng nên lơ là. Nếu tiếp tục mất cảnh giác như vậy, chắc chắn không còn thầy thuốc cứu chữa bệnh nhân. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý, Khám chữa bệnh cho biết, dịch Covid-19 đã kéo dài 7 tháng qua nhưng vẫn chưa có...