Ông Long vá đường không công
Cách đây 6 năm, ông Cao Văn Long (ngụ khóm Đông An 4, phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) bàn với vợ về chuyện ông muốn đi vá đường vì thấy nhiều nơi xuất hiện “ổ gà”, “ổ voi” gây tai nạn giao thông.
Được vợ đồng tình, ông đi nhặt các mảnh nhựa đường từ các công trình giao thông loại ra, mang về tách lấy phần đá to. Phần nhựa đường và đá nhỏ được ông dùng dầu lửa rải vào và ủ qua đêm để tạo kết dính. Khi dặm vá “ổ voi”, “ổ gà”, ông vệ sinh mặt đường rồi phết dầu, đổ đá và cho phần nhựa đường băm nát xuống, sau đó dùng đá nện mạnh cho bằng và tận dụng các phương tiện lưu thông trên đường giúp bề mặt chỗ được dặm vá thêm kết dính, nén chặt.
“Làm chuyên nghiệp thì khác, chứ tôi thì đơn giản chỉ sử dụng dầu lửa đốt nóng cho chảy nhựa làm chất kết dính. Tận dụng trời nắng nóng, mình đem nhựa đường ra mấy chỗ cần vá, dằn thêm chút đá mi. Sau đó, dùng búa nện cho tạm dính để nhờ ôtô của người đi đường cán qua là được rồi” – ông Long nói rõ hơn.
Những ngày này, trời nắng như đổ lửa nhưng ông Long vẫn cùng chiếc xe đạp cà tàng chở những chiếc giỏ đựng đầy nhựa đá, búa và dầu lửa rong ruổi trên đường để tìm “ổ gà”, “ổ voi”. Phát hiện được điểm nào là ông dùng thanh tre có gắn bọc giấy trắng làm tín hiệu cho các phương tiện lưu thông biết mà tránh.
Ông Cao Văn Long vá một chỗ đường hỏng tại TP Long Xuyên
Ông Long bộc bạch: “Trước đây, mỗi lần chở vợ đi lấy rau cải về bán, thấy nhiều người bị vấp “ổ gà” té gây thương tích nên động lòng. Chính vì vậy, bất kể ngày nắng hay mưa, tôi đều đi làm công việc mà nhiều người cho là chuyện bao đồng. Bây giờ thì đỡ tốn kém rồi, vì có một số doanh nghiệp ở địa phương tài trợ cho tôi phần nhựa đường và đá. Đường sá lành lặn, người ta đi không gặp tai nạn thì mình thấy vui nhất rồi, còn gì bằng. Đường còn hư, mình còn tiếp tục làm hoài thôi”.
Chị Trương Thị Băng Châu, hàng xóm của ông Long, kể có lần thấy ông Long ra tiệm tạp hóa mua dầu lửa nên hỏi mua chi nhiều thì được ông trả lời là mua về làm công chuyện. Thế rồi một ngày nọ, chị thấy ông ngồi lấy búa đập đập xuống mặt đường nên tò mò hỏi thăm, mới biết ông đang vá đường không công.
“Lúc đầu, ông Long bỏ tiền túi ra làm dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Đã vậy, khi có được bao nhiêu tiền từ nghề vá xe đạp và một ít tiền lời bán rau cải của vợ thì ổng lại dồn hết để mua dầu lửa, đá mi, xi-măng… Gần đây, có một doanh nghiệp tài trợ nhựa đường nên ông đỡ được phần nào cho việc làm thiện nguyện này” – chị Châu kể.
Mới đây, ông Long được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể gửi thư cảm ơn. Thư viết: “Thay mặt ngành giao thông vận tải, tôi xin chân thành cảm ơn ông về việc làm nhân văn và đầy ý nghĩa này… Việc làm, nghĩa cử cao đẹp của ông là tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo”.
Video đang HOT
Ban đầu, nhiều người bảo khùng nhưng ông không nao núng. Ngày qua ngày, mọi người cảm nhận được việc làm ý nghĩa này nên ủng hộ dầu lửa, đá mi rồi cả thứ đắt tiền nhất là nhựa đường.
Bài và ảnh: Thốt Nốt
Theo nld.com.vn
Dân gồng mình vượt 'bẫy tử thần' trên con đường 'đau khổ' bậc nhất TP.HCM
Người dân qua đường Huỳnh Tấn Phát hàng ngày phải đối mặt với chi chít ổ gà, ổ voi, triều cường ngập hơn nửa bánh xe, nay lại thêm cảnh bụi bẩn mù mịt, lô cốt chi chít.
Buổi sáng triều cường dâng cao khiến tuyến đường Huỳnh Tấn Phát ngập nặng đến nửa mét. Người dân phải gồng mình vượt hàng loạt "bẫy tử thần" chờ chực "nuốt chửng" bất cứ lúc nào.
Tình trạng xe chết máy phải đẩy bộ, học sinh ngã ướt, đến trường muộn là chuyện rất đỗi bình thường.
Con đường này xuống cấp, sụt lún nghiêm trọng. Khi triều cường dâng cao, những ổ gà, ổ voi này trở thành những cái bẫy cực kỳ nguy hiểm, sẵn sàng "nuốt chửng" người đi đường.
Do đang trong quá trình sửa chữa, "bẫy tử thần" lại càng nhiều hơn.
Lô cốt "đua nhau mọc" lên giữa đường cản trở giao thông.
Người tham gia giao thông căng mình luồn lách qua những lô cốt, rào chắn.
Đá dăm, cát sạn vung vãi khắp đường, bụi bẩn mù mịt.
Chị Nguyễn Thị Nga (người dân sống trên đường Huỳnh Tấn Phát) cho biết: "Tình trạng đường xuống cấp nghiêm trọng, triều cường dâng cao, bụi bẩn mù mịt trên tuyến đường này tồn tại nhiều năm nay. Mỗi lần đi qua, tôi phải căng mình để né tránh ổ gà, ổ voi, với lô cốt. Mùa mưa đường ngập lênh láng, mùa nắng thì đường như công trường khai thác đá, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn".
Bụi bẩn bao phủ tuyến đường.
Bà Nguyền Thị Mại (người dân sống ở đây) chia sẻ mong muốn đường Huỳnh Tấn Phát sớm nâng cấp xong để người dân không phải sống trong cảnh bất an.
"Đây có lẽ là đường xấu nhất, nguy hiểm nhất thành phố. Nếu không hoàn thành con đường này sớm thì nhiều vụ tai nạn thương tâm sẽ tiếp diễn", bà Mại cho hay.
Được biết, đường Huỳnh Tấn Phát đang được Khu quản lý giao thông đô thị số 4 (Sở GTVT TP.HCM) nâng cấp đoạn từ Trần Xuân Soạn đến cầu Phú Xuân, quận 7.
Theo thiết kế, dự án nâng cấp, sửa chữa đường Huỳnh Tấn Phát với kinh phí hơn 250 tỷ đồng. Đơn vị thi công lắp đặt hệ thống cống thoát nước mới có đường kính 800mm - 2.000mm dưới lòng đường, tận dụng hệ thống cống và hố ga cũ. Mặt đường sẽ nâng lên cao thêm 20cm - 30cm, tuy nhiên không gây ảnh hưởng đến nhà dân hai bên đường.
QUANG ANH
Theo VTC
Bị phê bình để "cao tốc 34.000 tỷ" Đà Nẵng - Quảng Ngãi chi chít ổ gà, VEC nói gì? Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã phê bình Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đồng thời chỉ đạo tạm dừng thu phí cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi từ ngày 12.10 và yêu cầu khẩn trương sửa chữa hư hỏng. Bị Bộ trưởng phê bình chậm trễ xử lý hư hỏng mặt đường...