Ông lớn ôtô Việt Nam rao bán 1250 tỷ
Sau khi bị “ế” trong đợt IPO diễn ra đầu năm 2014, giờ đây cổ phiếu Vinamotor được bán với giá cao hơn rất nhiều.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa có thông báo bán đấu giá trọn lô 97,7% vốn điều lệ của Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor).
Theo đó, nhà đầu tư muốn tham gia đợt đấu giá này sẽ phải mua toàn bộ 85,58 triệu cổ phần với giá khởi điểm 14.612 đồng/cổ phần, tương ứng giá khởi điểm của cả lô là hơn 1.250 tỷ đồng. Nhà đầu tư muốn tham gia đặt mua sẽ phải đặt cọc 10% giá khởi điểm, tương đương 125 tỷ đồng.
Danh sách các nhà đầu tư đáp ứng điều kiện sẽ được công bố vào ngày 4/1 và phiên đấu giá sẽ được tổ chức vào ngày 11/1/2016.
Tổng Công ty Vinamotor đã tiến hành IPO vào đầu năm 2014 với vốn điều lệ dự kiến 1.000 tỷ đồng và chào bán công khai 51% cổ phần, tương đương 51 triệu cổ phiếu với giá khởi điểm 10.000 đồng/cp.
Tuy nhiên phiên IPO này chỉ bán được 1,5 triệu cổ phần, tương đương 3% lượng đấu giá. Sau đó Vinamotor đã chuyển sang hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ 876 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm 97,7% vốn.
Video đang HOT
So với thời điểm IPO, tình hình kinh doanh của Vinamotor đã tốt hơn rất nhiều do thị trường ô tô trong nước tăng trưởng rất mạnh trong thời gian qua.
Vinamotor hoạt động chính trong lĩnh vực cơ khí ô tô. Tổng công ty này hiện có một nhà máy lắp ráp ô tô tại Bắc Giang và đầu tư vào nhiều công ty con, công ty liên kết.
Vinamotor đang sở hữu 6,65 triệu cổ phiếu, tương đương 21,6% cổ phần của CTCP Ô tô TMT – một doanh nghiệp ô tô đã niêm yết. Cổ phiếu TMT đã tăng giá gấp 3 lần trong năm 2015, hiện đạt gần 50.000 đồng/cp, tương ứng lượng cổ phiếu Vinamotor đang sở hữu có trị giá hơn 330 tỷ đồng.
Theo quy định của đợt đấu giá này, nhà đầu tư tham gia phải có vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30/6/2015 đạt tối thiểu 926 tỷ đồng, không có lỗ lũy kế và phải cam kết không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm.
Chính TMT cũng đã “đánh tiếng” về việc mua lại cổ phần của Vinamotor từ Bộ Giao thông vận tải. Một số doanh nghiệp khác cũng từng muốn mua Vinamotor là Motor N.A Việt Nam hay CTCP Đầu tư Phát triển Sacom, tuy nhiên mới đây Sacom đã từ bỏ ý định này. Đối chiếu theo quy định về vốn chủ sở hữu thì TMT không đủ tiêu chuẩn khi vốn chủ sở hữu chưa đến 400 tỷ đồng.
Trong năm 2014, theo báo hợp nhất, Vinamotor đạt 1.700 tỷ doanh thu và 165 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế – cải thiện rất nhiều so với mức lỗ 15 tỷ trong năm 2013. Lợi nhuận của Vinamotor có được chủ yếu là do các công ty con, công ty liên kết chuyển về.
Tỷ lệ sở hữu của Vinamotor tại một số công ty thành viên
Theo_VietNamNet
Tàu Tết Bính Thân chỉ còn ghế phụ
Chưa đến Tết Dương lịch, lượng vé tàu phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân chiều ga Sài Gòn - ga Hà Nội chỉ còn chưa đến 1.000 vé ghế phụ.
Không nghẽn mạng
Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết ngay trong ngày đầu tiên triển khai bán vé tàu tết đồng loạt trên hệ thống website và các cửa vé (ngày 1.10.2015), lượng vé bán ra đã tăng gần 60% so với ngày đầu tiên bán vé tàu tết 2014. Trong đó, lượng vé bán qua các trang đặt vé trực tuyến là 33.651 và số vé bán tại ga là 39.484 vé.
Ông Đoàn Duy Hoạch - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, trong thời gian đầu mở bán vé tàu Tết Bính Thân, lượng vé xuất ra lớn và tăng đột biến nhưng không xảy ra tắc nghẽn đường truyền.
Các chuyến tàu ngày 3.2.2016 (ngày 25 tháng Chạp âm lịch) chiều ga Sài Gòn đi các ga từ Diêu Trì đến Hà Nội đều đã hết chỗ (ảnh chụp màn hình). Ảnh: A.N
Ngày 21.12, truy cập vào website www.vetau.com.vn - 1 trong 3 website bán vé tàu trực tuyến, phóng viên ghi nhận ở những ngày cao điểm trước Tết Nguyên đán, chiều "nóng" từ TP.HCM đi Hà Nội, nhiều chuyến tàu đã được đặt hết chỗ.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, đợt cao điểm trước Tết âm lịch chiều ga Sài Gòn - ga Hà Nội từ ngày 29.1.2016 đến ngày 6.2.2016 (20 - 28 tháng Chạp âm lịch) chỉ còn ghế phụ. Cụ thể từ 29 - 31.1.2016 (20 - 22 tháng Chạp) còn hơn 700 ghế, từ 1 - 6.2.2016 (23 - 28 tháng Chạp) chỉ còn gần 190 ghế. Thời gian trong Tết Âm lịch hiện còn 1.330 chỗ.
Dẹp nạn cò vé
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khuyến cáo hành khách khi mua vé phải nhập hoặc cung cấp thông tin giấy tờ tùy thân chính xác để đảm bảo quyền lợi.
Bà Phùng Thị Lý Hà - Trưởng ga Hà Nội cho biết từ khi triển khai hệ thống bán vé tàu điện tử, số lượng cò vé hoạt động trước cửa ga gần như không còn thấy xuất hiện.
Trong thời gian triển khai thí điểm hệ thống, có một số hành khách phản ánh bị cò vé dụ dỗ mua vé ngoài ga. Nhưng thực chất họ cũng đặt chỗ qua mạng, sau đó đưa lại thông tin cho hành khách. Nếu xảy ra nhầm lẫn về họ tên, số chứng minh thư, hành khách sẽ là người bị chịu thiệt. Tuy nhiên hiện vẫn có những đối tượng rao bán thẻ lên tàu và số chứng minh nhân dân kèm theo. Đây đều là các bản copy không trùng khớp với thông tin của khách đi tàu nên không được sử dụng để lên tàu.
Ông Đoàn Duy Hoạch - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết: "Vé tàu chỉ hợp lệ khi thông tin cá nhân phù hợp với thông tin in trên thẻ lên tàu. Hành khách không nên mua và sử dụng thẻ lên tàu có thông tin không phù hợp với thông tin trên giấy tờ tùy thân. Đồng thời, cần giữ bí mật thông tin về vé tàu nhằm tránh bị kẻ gian lợi dụng".
Theo_Dân việt
DPM trao gần 350 suất học bổng Đạm Phú Mỹ 2015-2016 Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) triển khai chương trinh trao gần 350 suât hoc bông Đạm Phú Mỹ năm học 2015-2016, trị giá gần 2 tỷ đồng cho các học sinh sinh viên co thanh tich hoc tâp xuât săc trên toan quôc. Theo đó, sau quá trình khởi động, xét duyệt của các trường, các đơn...