Ông lớn Nhật sẽ nhảy vào thị trường thủy điện Việt Nam
Một công ty tài chính của Nhật sẽ đầu tư vào Công ty CP Năng lượng Bitexco trong tháng 9, bước tiến đầu tiên vào lĩnh vực thủy điện của Việt Nam, Nikkei đưa tin.
Orix, một công ty tài chính và là thành viên của Mitsubishi UFJ Financial Group, sẽ giữ 10% cổ phần tại Bitexco với ngân hàng United Overseas Bank của Singapore vào tháng 9. Số cổ phiếu này được phát hành thông qua một thỏa thuận đầu tư dự kiến trị giá hàng chục triệu USD.
Ngoài việc cử đại diện trong hội đồng quản trị của công ty Việt Nam, các đối tác cũng cố vấn về hoạt động kinh doanh.
Thủy điện Đăk Mi 4
Nhu cầu về điện ở Việt Nam tăng từ 10-12% một năm do tình trạng tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế. Một số chuyên gia cho rằng, nhu cầu của quốc gia Đông Nam Á sẽ tăng lên gấp 3 trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2030.
Hà Nội đã lên kế hoạch tự do hóa thị trường điện trong các chiến lược và khuyến khích tư nhân tham gia vào lĩnh vực sản xuất loại hàng hóa đặc biệt này.
Chi phí vận hành các nhà máy thủy điện rẻ hơn so với các nhà máy nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, thủy điện chiếm khoảng 1/2 tổng nguồn điện ở Việt Nam và không thải ra khí CO2. Orix tin rằng, thủy điện tại thị trường điện lực Việt Nam có thể mang lại hàng triệu USD lợi nhuận mỗi năm.
Orix từng tham gia vào các dự án quang năng, phong năng và địa nhiệt tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên công ty tham gia đầu tư vào thủy điện.
Video đang HOT
Thành lập vào năm 1964, doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ, môi giới chứng khoán, tài chính và phát triển bất động sản. Ngoài xứ sở hoa anh đào, Orix cũng mở rộng dịch vụ và phạm vi hoạt động trên toàn cầu, cung cấp các dịch vụ tài chính ở Bắc Mỹ, châu Á, Trung Đông và Bắc Phi.
Trong khi đó, Bitexco được thành lập vào năm 2007 và điều hành 18 nhà máy thủy điện ở Việt Nam có công suất phát điện kết hợp là khoảng 1.000 MW – tương đương công suất của một lò phản ứng hạt nhân.
Theo_Zing News
Trung tâm Massage "mọc" trong bệnh viện châm cứu, lợi nhuận về ai?
Việc bệnh viện Châm cứu Trung ương liên kết với một công ty Massage để mở rộng hoạt động châm cứu, massage... liệu có "lợi ích nhóm" phía sau? Ai thực sự hưởng lợi?
Có hoạt động... "nhạy cảm"?
Theo nguồn tin của PV, suốt thời gian dài, bệnh viện Châm cứu Trung ương (địa chỉ: 49 phố Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) liên kết và cho phép công ty Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Massage Hương Sen (công ty Hương Sen) hành nghề... "massage" ngay trong khuôn viên của mình. Cụ thể, phía bệnh viện dành hẳn 500 m2 đất để công ty này làm các dịch vụ massage, xông hơi, xoa bóp bấm huyệt.
Cơ sở Massage Hương Sen "mọc" trong bệnh viên
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, PV đã trực tiếp xuống thực địa để ghi nhận. Theo quan sát của PV, trong khuôn viên của bệnh viện này đang tồn tại một khu chăm sóc sức khỏe có biển đề cơ sở Hương Sen (thuộc công ty Hương Sen).
Tại khu này có đầy đủ các dịch vụ từ xoa bóp, bấm huyệt, đến xông hơi, massage... với đội ngũ nhân viên rất xinh đẹp. Giá thành cho mỗi lượt dao động từ 250.000 - 450.000 đồng, tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Sau khi ghi nhận thực tế, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Quốc Khoa, Phó Giám đốc bệnh viện. Ông Khoa xác nhận: "Đúng là có việc tồn tại một cơ sở massage trong khuôn viên bệnh viện. Song, cần phải nắm thông tin một cách toàn diện... và không có gì là "khuất tất" như phản ánh".
Ông Khoa cho biết, việc tồn tại trung tâm này đã có từ lâu và được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, thời kỳ trước đây, khi chưa có chính sách, bệnh viện công không được làm kinh doanh trong bệnh viện. Sau năm 1990, khi có cơ chế và được sự đề bạt của các lãnh đạo, bệnh viện mới liên doanh, liên kết với đơn vị ngoài nhằm mục đích nâng cao việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Nó cũng giúp đơn vị có nguồn thu và dùng nguồn thu này để đâu tư lại, mở mang cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho bệnh viện. Việc này góp phần nâng cao công tác khám chữa bệnh tại đây.
Ông Khoa cũng thông tin, người đầu tiên khởi nguồn cho việc liên kết mở trung tâm này là GS. Nguyễn Tài Thu. "Trước đây, đây là trung tâm châm cứu và xoa bóp, bấm huyệt, song khi chuyển thành Trung tâm Massage xoa bóp bấm huyệt Hương Sen, cụm từ Massage khiến nó có vẻ... nhạy cảm", ông nói.
"Góp vốn" bằng thuê đất
Cũng trong buổi làm việc, trước câu hỏi của PV về việc bệnh viện nhượng quyền sử dụng diện tích hơn 500 m2 đất cho công ty Hương Sen liệu có vi phạm về việc sử dụng nguồn đất công của bệnh viện? Ông Khoa cho hay: "Như tôi đã nói từ trước, việc này chỉ đơn thuần là liên doanh, liên kết với đơn vị bên ngoài (đủ các điều kiện kinh doanh) nhằm tăng nguồn thu cho bệnh viện.
Và, việc liên kết kinh doanh đương nhiên phải "góp vốn" bằng nhiều hình thức. Trong trường hợp này, bệnh viện cho đối tác thuê đất để mở cơ sở, "không phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay bán".
Một góc bệnh viện Châm cứu Trung ương liền kê với cơ sở massage Hương Sen
Theo vị lãnh đạo bệnh viện, thời điểm đầu tiên đi vào hoạt động, bệnh viện còn trực tiếp quản lý, tuyển dụng và hỗ trợ nhân lực để cơ sở đảm bảo tuyệt đối an toàn cho việc châm cứu, bấm huyệt. Thời điểm này, do cơ chế và điều luật thay đổi nên buộc trung tâm phải hoán chuyển thành công ty.
"Nói một cách đơn giản, bệnh viện và công ty Hương Sen hoạt động hoàn toàn độc lập về tài chính. Phía công ty phải đóng góp vào ngân sách bệnh viện từ hoạt động kinh doanh của mình, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Y tế và các ban ngành liên quan", ông Khoa cho biết thêm.
Trước câu hỏi của PV, việc một công ty hành nghề massage xoa bóp, bấm huyệt ngay trong bệnh viện, liệu bệnh nhân có bị điều chuyển vào đây điều trị không? Ông Khoa khẳng định: "Không bao giờ có chuyện đó, bởi bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh được chi trả theo BHYT (nếu có BHYT), được thăm khám theo chuyên môn. Còn hoạt động của công ty kia đơn thuần chỉ làm dịch vụ, bệnh nhân, người dân có nhu cầu thì vào đó để lựa chọn như một khách hàng thông thường.
Và, các hoạt động châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, massage tại đây luôn được kiểm tra gắt gao. Tất cả các bác sỹ tham gia phải có bằng cấp, giấy phép hành nghề, bản thân nhân viên của công ty cũng phải có chứng chỉ hành nghề châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt được cơ quan chức năng cấp".
Dư luận đặt dấu hỏi, việc liên kết với đơn vị ngoài là có "vấn đề" và không loại trừ khả năng có "lợi ích nhóm"?
Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Vi Hậu
Theo_Người Đưa Tin
Cần cơ chế hợp tác chủ động về nguồn nước sông Mê Kông Lượng nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về khu vực ĐBSCL đã tăng lên đáng kể, giúp một số địa phương có thêm nguồn nước chống chọi với hạn hán. Trong chuyến công tác mới đây đến đập Tiểu Loan và Cảnh Hồng trên sông Mê Kông qua tỉnh Vân Nam (còn gọi là sông Lan Thương) do Bộ Ngoại giao Trung...