“Ông lớn” ngành thời trang Michael Kors sắp thâu tóm Versace với giá 2 tỷ đô la Mỹ
Thương vụ sang nhượng đáng chú ý của làng thời trang quốc tế vừa được công bố giữa nhà mốt Mỹ Michael Kors và thương hiệu Ý Versace.
Hệ quy chiếu của Tuần lễ Thời trang luôn xoay quanh những bộ sưu tập của các nhà mốt tên tuổi hay nỗ lực tạo dấu ấn cá nhân của các nhà thiết kế mới. Thế nhưng, Milan năm nay chứng kiến sự biến chuyển ngoạn mục khi tâm điểm chú ý lại đổ dồn về hai cái tên kỳ cựu của làng mốt. Cách đây ít ngày, những người yêu thời trang trên khắp thế giới cùng tề tựu tại “thánh địa” Milan để chiêm ngưỡng bộ sưu tập mới nhất của thương hiệu Versace thì hôm nay, tất cả “vỡ òa” trước thông tin hãng thời trang xa xỉ Italy sẽ về tay “ông lớn” Michael Kors.
Bộ sưu tập mới nhất của Versace vừa được trình làng tại Tuần lễ Thời trang Milan 2019. (Ảnh: Imaxtree)
Gắn liền với hình ảnh những siêu mẫu quyến rũ và tín đồ sành mốt những năm 80-90, thương hiệu Versace là một trong những nhà mốt thời trang cao cấp nhất thế giới. Nhà sáng lập Gianni Versace cũng là nhà thiết kế yêu thích của Công nương Diana và nhiều người nổi tiếng khác. Cuộc đời và sự nghiệp của Gianni Versace sau này trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho điện ảnh khi các nhà làm phim cho ra đời tác phẩm đạt giải Emmy – The Assassination of Gianni Versace: American Crime Story.
Công nương Diana là khách hàng thân thiết của thương hiệu Versace. (Ảnh: Georges De Keerle/Getty Images)
Ưu ái chọn thiết kế đầm mini trắng cho chuyến đi tới Modena (Ảnh: Tim Graham/Getty Images)
Trong một lần xuất hiện khác, công nương Diana khoác lên thiết kế suit hồng pastel từ thương hiệu Versace. (Ảnh:Tim Graham/Getty Images)
Tương tự mô hình của LVMH (tập đoàn sở hữu các thương hiệu Louis Vuiton, Fendi, Christian Dior,…) và Kering (công ty mẹ của Gucci, Alexander McQueen, Balenciaga,…), thương vụ mua lại Versace chính là nỗ lực lớn nhất của Michael Kors nhằm xây dựng một đế chế thời trang ngay tại thị trường Mỹ. Việc hoàn tất thỏa thuận với Versace được kỳ vọng sẽ đưa vị thế của Michael Kors trở thành đối thủ cạnh tranh xứng tầm với các hãng thời trang cao cấp Tapestry (chủ sở hữu của các thương hiệu Coach, Kate Spade New York và Stuart Weitzman) và PVH Corp. (“nhà chung” của Calvin Klein và Tommy Hilfiger).
Theo tạp chí Glamour, sau khi hoàn thành việc sát nhập Versace, Michael Kors Holdings Limited sẽ được đổi tên thành Capri Holdings dựa theo tên của hòn đảo nổi tiếng ngoài khơi vịnh Napoli, Địa Trung Hải. Jonathan Akeroyd và Donatella Versace sẽ tiếp tục giữ chức vụ giám đốc điều hành và giám đốc sáng tạo. Bên cạnh đó, anh trai Santo và con gái Allegra của bà Donatella sẽ trở thành cổ đông của Capri. Bà Donatella chia sẻ: “ Tôi tin tưởng thương vụ này sẽ mang lại thành công lâu dài cho cả Versace vả tập đoàn thời trang cao cấp Capri“.
Video đang HOT
Johnathan Akeroyd, Donatella Versace và John Idol sau thông báo sát nhập giữa hai hãng thời trang. (Ảnh: Rahi Rezvani)
Sau khi hoàn tất việc mua lại hãng thiết kế giày nổi tiếng của Anh Jimmy Choo vào năm ngoái với mức giá 1.2 tỷ đô la Mỹ, Michael Kors đã đạt mức tăng trưởng doanh thu 26.3% vào quý cuối năm. Đóng góp 17.2% trong tổng mức tăng trưởng, hãng giày Anh Quốc chính là bước đi đúng đắn của Michael Kors khi việc thúc đẩy doanh số đang sụt giảm trong những năm gần đây.
Nắm trong tay 80% cổ phần và 20% còn lại được bán cho tập đoàn Blackstock vào năm 2014, Versace là một trong những thương hiệu độc lập tồn tại trong ngành công nghiệp thời trang cao cấp. Theo Business of Fashion, kế hoạch phát triển dành cho Versace trong thời gian tới là đẩy mạnh hoạt động bán lẻ trên toàn cầu, tăng số lượng cửa hàng từ 200 đến 300, mở rộng hoạt động thương mại điện tử cũng như đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh giày và phụ kiện. Cùng với việc giữ nguyên đội ngũ quản lý, các tín đồ trung thành của thương hiệu Ý không cần quá lo lắng cho tương lai của thương hiệu này.
Theo elle.vn
Áo khoác nam: Những điều nên biết về Souvenir Jacket
Yếu tố điển hình của kiểu áo khoác nam này là sự hòa quyện của những biểu trưng văn hóa Đông - Tây, nó trở thành trào lưu điển hình của phong cách quân đội giới trẻ cho đến tận ngày nay.
Souvenir Jacket là gì?
Kiểu áo khoác nam này còn được gọi là Sukajan tại Nhật Bản, xuất hiện vào sau Đệ Nhị Thế Chiến, khi những người lính Mỹ đóng quân trên nước Nhật. Họ đặt mua những kiểu áo này với những hoa văn khác nhau được gia công bởi những người thợ may, để đem về nước như một món quà lưu niệm. Kể từ đó Sukajan còn có tên gọi phổ dụng hơn là Souvenir Jacket.
Yếu tố thường thấy trên những kiểu trang trí và hoa văn chính là những biểu trưng của văn hóa Đông và Tây, như đại bàng Mỹ, kí hiệu trong quân sự và những hình ảnh truyền thống của Phù tang như hổ, rồng, hoa anh đào, Geisha, cá Koi, Oni (quỷ dữ)... Kiểu áo khoác nam này trở thành trào lưu điển hình của phong cách quân đội cho đến tận ngày nay.
Với việc Hoa Kỳ tham chiến tại bán đảo Triều Tiên (chiến tranh Triều Tiên) và bán đản Đông Dương (chiến tranh Việt Nam), trở thành nguồn cảm hứng vô tận trên kiểu chiếc áo khoác nam này, và nó trở thành một biểu tượng thời trang gắn liền với nhiều thăng trầm của lịch sử, chiến tranh và văn hóa.
Câu slogan thường thấy nhất trong những năm 50-70 và thậm chí đến tận ngày nay là " When I Die I'm Going To Heaven Because I've Served/Spent My Time In Hell" (Tạm dịch: Khi nằm xuống, tôi sẽ đến Thiên Đàng, bởi tôi đã phục vụ/trải qua suốt cuộc đời mình trong Địa Ngục), để nói lên sự khủng khiếp mà lính Mỹ từng trải qua sau 2 cuộc chiến Hàn Quốc và Việt Nam.
Mặc dù nó gợi nhớ lại một thời khắc đáng quên của lịch sử nhân loại nói chung và của nước Mỹ nói riêng, nhưng đây vẫn là một trong những slogan ưa chuộng nhất của thanh niên Mỹ trên Souvenir Jacket cho đến tận bây giờ.
Từ độc đáo đến đại trà
Vào thời kỳ đầu, kiểu áo này được đặt may thủ công tại Nhật Bản với những hình thêu hoa văn nên gần được xem là độc quyền, mang tính cá nhân cao và khá khó kiếm trên thị trường. Do đó, hiện nay để tìm một nguyên bản như những năm 40-50 là chuyện cực kì khó bởi vì không còn mấy ai sản xuất thủ công mặt hàng này nữa.
Tuy nhiên, sau khi được du nhập vào Mỹ và đến những năm 60, chúng trở thành kiểu thời trang ưa thích của những nghệ sĩ đường phố và dân anh chị. Mỗi thập kỷ trôi qua, Souvenir Jacket có một hoặc vài kiểu xu hướng điển hình khác nhau, được sản xuất công nghiệp đại trà hơn, ai cũng có thể dễ dàng tậu cho mình một kiểu Souvenir Jacket.
Những thương hiệu nào đang lăng xê Souvenir Jacket?
Có vài cái tên nổi tiếng trong làng thời trang đang lăng xê tích cực cho kiểu trang phục biểu trưng của nền văn hóa Đông-Tây này: Louis Vuitton và Gucci (chất lượng cực tốt và giá thành thì khỏi bàn, dĩ nhiên!).
Những thương thương hiệu tầm trung như Evisu, Maharishi và Stussy có thiết kế tuyệt vời, trẻ trung và phong cách, giá thành tất nhiên cũng sẽ không cao bằng 2 tên tuổi đình đám kia. Pharrell Williams và Wiz Khalifa là 2 trong số nhiều người nổi tiếng rất ưa chuộng dòng thời trang này.
Ngoài ra, những sản phẩm từ Topman và ASOS có giá cả phù hợp với túi tiền nhiều người, kiểu áo khoác nam vintage này cũng không ngoại lệ. Thiết kế của họ hiện đại và khá trẻ trung. Nếu bạn là người thích theo trào lưu và không muốn tốn tiền quá nhiều trước khi thật sự yêu thích chúng, Topman và ASOS là sự lựa chọn phù hợp
Pharrell Williams rất chuộng Souvenir Jacket.
.
Souvenir Jacket, mặc như thế nào cho phù hợp?
Hình ảnh và màu sắc trang trí sặc sỡ cũng như sự bóng bẩy của chất liệu satin là đặc điểm nhận dạng điển hình của kiểu áo khoác nam này. Tuy rằng hiện nay nó được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, nhưng nếu không hội tụ đủ 2 đặc điểm trên thì nó không phải là Souvenir Jacket đúng nghĩa. Khi mua sắm từ những cửa hàng quần áo hoặc đầu tư vào một chiếc áo may đo cao cấp, vẫn cần luôn chú ý đến 2 chi tiết này để có thể gợi nên đúng cái "chất" của nó, bằng không sẽ chỉ là một chiếc Bomber Jacket mà thôi!
Đôi khi, một bộ outfit đẹp không cần phải luôn đi theo khuôn mẫu của sự tối giản, mà cần một thứ gì đó thật màu mè và mang đậm chất "kinh điển" để làm nổi bật tính tối giản của quần áo bên trong. Souvenir Jacket là một sự lựa chọn độc đáo!
Áo khoác của bạn sáng màu, hãy mặc cùng áo thun trơn màu trắng, quần jeans xanh indigo/jeans trắng/kaki trắng cùng với một đôi trainer trắng tối giản. Chỉ như vậy thôi đủ để tôn bật lên chiếc áo khoác bên ngoài, đồng thời giảm thiểu sự những đối chọi không đáng có trên tổng thể.
Còn đối với kiểu áo tối màu, bạn sẽ có thể chơi đùa nhiều hơn với màu sắc và phong cách: Áo len trơn hoặc sơ mi hở cổ, mặc cùng jeans skinny hay quần chinos đều tuyệt vời, trẻ trung với sneakers hay biến tấu một chút cùng với bốt chelsea lịch lãm.
Nếu yêu thích những gì thuộc về cổ điển, hãy đưa bản thân trở về với thập niên 50-60 với quần chinos kaki, khăn choàng cổ và một đôi penny loafer. Một hình ảnh thường đi kèm Sukajan vào thời kì đó.
Theo menzine.vn
Vintage Style: Workwear Hình ảnh của một kỷ nguyên công nghiệp.(Phần 1) Gần đây, khi giới trẻ đang quay cuồng trong những "hot trend" của làng thời trang thì cũng không ít bộ phận giới trẻ tìm về với những phong cách "vintage" hơn để trở nên bớt nhàm chán. Những phong cách "vintage" xuất hiện nhiều hơn, tuy nhiên lại ít bài viết về nó. Điểm đến đầu tiên của bài viết về vintage...