Ông lớn công nghệ toàn cầu: Đối đầu hay đối tác?
Apple tung chiến dịch lôi kéo người dùng chuyển từ Android sang iOS trong khi Google cung cấp trợ lý ảo trên App Store, đó là một phần trong cuộc chiến giữa ông lớn.
Apple và Google là đại diện tiêu biểu cho việc họ có thể cạnh tranh nhau, nhưng lại là đối tác của nhau trên một số lĩnh vực.
Cuộc chiến chưa bao giờ thôi khốc liệt
Đầu tuần qua, Apple tung chiến dịch nhằm lôi kéo những người dùng hệ điều hành Android chuyển sang iOS. Kết hợp với những công cụ đã được tạo ra từ nhiều năm trước, Táo khuyết khẳng định dữ liệu của người dùng sẽ được chuyển từ máy sử dụng hệ điều hành Android sang iPhone mà không cần thiết bị lưu trữ ngoài. Bên cạnh đó, 5 video quảng bá cũng được Apple tung lên YouTube để trả lời cho câu hỏi vì sao người dùng nên chuyển sang iPhone.
Thậm chí, Táo khuyết còn “chơi lớn” khi tuyên bố hỗ trợ khách hàng bằng việc mua lại thiết bị Android họ đang sử dụng với giá cao nhất lên tới 250 USD. Lỗ hổng bảo mật của điện thoại Android cũng được Apple khai thác nhằm lôi kéo người dùng. Những ưu điểm vốn có của iPhone, chẳng hạn như tốc độ nhanh, chụp ảnh đẹp tất nhiên được tô đậm.
Cuộc chiến giữa những ông lớn công nghệ luôn rất khốc liệt. Ảnh: CNET
Những gì Apple làm với Google gợi nhớ chiến dịch hồi những năm 2000 nhằm lôi kéo người dùng sử dụng hệ điều hành Windows chuyển sang MacOS. Khi đó, Apple mô tả MacOS là trẻ trung, cấp tiến trong khi Windows của Microsoft là ông già chậm tiến, giáo điều và bảo thủ.
Tuy nhiên, Google rõ ràng không phải đối thủ dễ bắt nạt. Khi Apple tung ra chiến dịch kêu gọi chuyển từ điện thoại chạy Android sang iPhone, Google cũng công bố trợ lý ảo Google Assistant có mặt trên hệ điều hành iOS, cạnh tranh trực tiếp với Siri của Apple. Thậm chí, Google còn cho thấy mình là đối thủ khó nhằn khi khẳng định chiến lược AI-first thay vì Mobile-first như trước đây.
Người dùng iOS có lẽ đã rất quen thuộc với Siri vì nó gắn bó với điện thoại iPhone từ rất lâu. Tuy nhiên, Google vẫn có cơ hội đánh bại ứng dụng mang tính biểu tượng này miễn là nó chứng tỏ được sự vượt trội. Trong quá khứ, Google Maps đã vượt mặt Apple Maps trên chính những máy chạy iOS bởi sự hiệu quả nó mang lại.
Trong khi Apple đặt mục tiêu lôi kéo người dùng Android, Google nhằm tới người dùng ở những thị trường mới nổi hoặc đang phát triển với Android Go, phiên bản siêu nhẹ, chạy mượt trên các máy có RAM chỉ 512 MB. Với 2 tỷ người dùng hiện tại, Google đang nhằm mục tiêu tới 1 tỷ người dùng tiếp theo thông qua phiên bản siêu nhẹ này.
Video đang HOT
Đối đầu hay đối tác?
Cuộc chiến giữa các ông lớn công nghệ chưa bao giờ hết khốc liệt. Ở thời điểm hiện tại, 81% điện thoại thông minh trên thế giới sử dụng hệ điều hành Android của Google trong khi 18% chạy hệ điều hành iOS của Apple. Samsung, nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới năm 2016, chiếm 20% thị phần trong khi Apple chiếm là 14%. Dẫu vậy, Apple tiếp tục là công ty có giá trị lớn nhất toàn cầu.
Trợ lý ảo của Google có mặt trên hệ điều hành iOS. Ảnh: Google.
Theo quan điểm của nhiều người, việc những ông lớn công nghệ cho phép sản phẩm của đối phương hoạt động trên nền tảng của mình là một sự hợp tác để cùng tiến bộ. Trong bối cảnh cuộc đua trí thông minh nhân tạo đang ngày càng hao tiền tốn của, các gã khổng lồ công nghệ cần vượt qua chính mình nhiều hơn là vượt qua đối thủ.
Phát biểu khai mạc Hội nghị Google I/O 2017, CEO Google Sundar Pichai tái khẳng định chiến lược từ mobile-first sang AI-first mà ông lần đầu nói tới năm ngoái. Theo đó, Google đang chuyển hướng tất cả các sản phẩm của mình, áp dụng trí thông minh nhân tạo và máy móc tự học để giải quyết các vấn đề của người dùng.
Không thể phủ nhận trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ quyết định tương lai của nhân loại, tạo ra những bước nhảy vọt như động cơ hơi nước hay máy tính và Internet đã từng làm được trong quá khứ. Với những tập đoàn công nghệ lớn, chinh phục công nghệ trí thông minh nhân tạo và áp dụng thành công nó vào các sản phẩm sẽ đồng nghĩa với thắng lợi.
Tuy nhiên, AI là lĩnh vực vô cùng rộng lớn mà khó tên tuổi nào có thể thống trị. Hiện tại, cuộc chiến một mất một còn dường như không phải mục đích mà những ông lớn hướng tới. Hợp tác chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi thế cho tất cả các bên nhưng không thể phủ nhận những sự đối đầu vẫn luôn tồn tại.
Linh Linh
Theo Zing
Nhiều ông lớn đoạn tuyệt với smartphone giá rẻ tại VN
Tính từ đầu 2017, gần như chưa có mẫu di động giá rẻ (giá dưới 3 triệu đồng) đáng chú ý nào xuất hiện trên thị trường.
Nếu như giai đoạn 2013 đến nửa đầu 2015 là thời của smartphone giá rẻ thì từ sau thời điểm đó, thị trường di động Việt Nam chuyển dịch nhanh chưa từng thấy lên phân khúc tầm trung (5-7 triệu đồng).
Sự chuyển dịch này dẫn đến hệ quả là người dùng không còn được chứng kiến những chiếc di động giá rẻ gây chấn động thị trường giống như Nokia 520 hay Asus Zenfone 4 trước đây nữa.
Smartphone giá rẻ mờ nhạt trên thị trường
Gần nửa năm 2017 trôi qua, gần như chưa có mẫu di động giá rẻ đáng chú ý nào lên kệ tại Việt Nam. Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường GfK, trong danh sách 10 smartphone bán chạy nhất thị trường nửa cuối tháng 3 và đầu tháng 4 chỉ có duy nhất Galaxy J2 Prime của Samsung nằm ở phân khúc dưới 3 triệu. Nếu tính thêm phân khúc dưới 5 triệu, thị trường cũng chỉ có thêm mẫu A39 của Oppo.
Đáng chú ý, đây đều là những smartphone ra mắt năm 2016, không phải model mới.
Những chiếc smartphone giá rẻ không còn được đầu tư mạnh tại Việt Nam, thay vào đó là di động trung cấp. Ảnh: Thành Duy.
Trong khi đó, 3 vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng này thuộc về những cái tên như Galaxy J7 Prime, J5 Prime và Oppo F1s - những di động trong tầm giá 5-7 triệu đồng. Đây cũng chính là những di động thống trị thị trường trong năm 2016.
Cũng theo số liệu của GfK, giá bán trung bình của một chiếc smartphone tại Việt Nam đã tăng nhanh từ mức hơn 4 lên 6 triệu đồng trong khoảng một năm qua. Điều này phản ánh rõ phân khúc nóng nhất của thị trường đã chuyển qua smartphone tầm trung.
Tất nhiên, nếu muốn tìm kiếm một chiếc smartphone giá dưới 3 triệu đồng, người dùng vẫn có hàng loạt lựa chọn. Đây vẫn là nhóm có số lượng sản phẩm nhiều nhất trên các kệ hàng.
Tuy nhiên, đó phần lớn là các mẫu di động thế hệ cũ đã giảm giá, chẳng hạn HTC Desire 820G , Desire 626G, Lenovo Vibe K5 , A6600 , hoặc đến từ các nhà sản xuất ít tên tuổi hơn như Mobiistar, Huawei, ZTE hoặc Philips.
Các ông lớn dần từ bỏ smartphone giá rẻ
Từ bỏ smartphone giá rẻ là xu hướng chung của nhiều nhà sản xuất lớn hiện nay. Sony công bố thông tin này từ những năm 2015, 2016. Model rẻ nhất của hãng ra mắt năm nay là Xperia XA1 có giá lên đến 6,5 triệu đồng.
HTC mới đây cũng đưa ra tuyên bố tượng tự, cho biết hãng sẽ tập trung vào các dòng máy trung và cao cấp để đảm bảo lợi nhuận.
Trên thị trường hiện tại gần như chỉ có Samsung là ông lớn duy nhất vẫn tham gia vào phân khúc di động giá rẻ. Nói chính xác hơn, nhà sản xuất này tham gia vào mọi phân khúc thị trường nhằm đảm bảo vị trí số một ở Việt Nam. Mặc dù vậy, số lượng model hãng ra mắt ở phân khúc này cũng chỉ dừng ở con số 1-2 model/năm.
Ưu tiên của hãng trong năm 2017 rõ ràng là Galaxy S8 - smartphone bom tấn với giá cả nghìn USD hay dòng A Series với giá 9-11 triệu đồng.
Có thể thấy sự dịch chuyển rất lớn từ phân khúc smartphone dưới 3 triệu lên nhóm cao hơn trong biểu đồ thị phần smartphone tại Việt Nam từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016. Đồ họa: Duy Tín.
Thực tế, việc từ bỏ smartphone giá rẻ là điều dễ hiểu của các nhà sản xuất. Mặc dù có thể đem lại doanh thu không tệ, lợi nhuận từ các dòng máy này lại quá thấp để các hãng di động đầu tư.
Ngoài ra, trong xu hướng phát triển như vũ bão của thị trường, nhu cầu sử dụng smartphone cho nhiều mục đích khác nhau tăng nhanh khiến những chiếc smartphone màn hình nhỏ, cấu hình yếu không còn đáp ứng được người dùng.
Hãng di động nắm bắt xu hướng này và dịch chuyển dần chiến lược sản phẩm lên những model mạnh mẽ hơn, giá cao hơn, giúp thỏa mãn mong muốn của cả 2 bên, theo chia sẻ của Giám đốc một hãng di động mới nổi ở Việt Nam.
Theo đại diện một hệ thống bán lẻ trong nước, khái niệm smartphone giá rẻ cũng đang dần thay đổi. "Nếu như trước đây, smartphone giá 2-3 triệu được xem là rẻ thì hiện nay smartphone giá 4-5 triệu mới lọt vào phân khúc", anh này nói.
Thành Duy
Theo Zing
Loạt điện thoại 'tài hoa bạc mệnh' của các ông lớn công nghệ Nokia N-Gage, BlackBerry Storm, Amazon Fire... là những sản phẩm có nhiều tính năng thú vị, hướng đến sự đổi mới trong phong cách thiết kế. Tuy nhiên chúng lại thất bại thảm hại. AT&T Picturephone (1964): Trước khi Skype và trước FaceTime ra đời, AT&T đã cố gắng làm cho cuộc gọi video trở thành hiện thực bằng thiết bị Picturephone. Những...