Ông lớn bất động sản làm ăn èo uột, cổ phiếu vẫn tăng mạnh
Năm 2021, thị trường chứng khoán ghi nhận nhiều doanh nghiệp bất động sản hoạt động kinh doanh bết bát, doanh thu và lợi nhuận giảm, thậm chí còn âm nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng rất mạnh.
Theo báo cáo tài chính quý IV/2021 của CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS), doanh thu bán hàng đạt 220 tỷ đồng, giảm 76% so với cùng kỳ năm ngoái là 926 tỷ đồng; lợi nhuận từ bán hàng đạt hơn 14 tỷ đồng, giảm 24 lần so với cùng ký năm 2020 là 342 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 21 tỷ đồng, lũy kế cả năm đạt 62 tỷ đồng.
Chốt phiên giao dịch ngày 8/3, cổ phiếu SJS đạt mức 90.000 đồng/cp. Trong năm 2021, tình hình hoạt động kinh doanh của SJS giảm mạnh so với năm 2020, nhưng giá cổ phiếu SJS tăng gấp 3,2 lần tính từ đầu năm 2021, ở mức 28.000 đồng/cp.
Trong khi hoạt động kinh doanh không mấy khả quan thì SJS đang rơi vào vụ lùm xùm liên quan đến việc chi trả cổ tức. Tinh đến nay, SJS đã 7 lần chây ỳ trả cổ tức của những năm 2016, 2017.
Tinh đến 9/12/2021, SJS ghi nhận khoản cổ tức lợi nhuận phải trả là 475 tỷ đồng, bao gồm các khoản cổ tức bằng tiền mặt từ năm 2016 đến 2020. Theo thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, SJS điều chỉnh thời gian trả cổ tức năm 2016 (tỷ lệ 10%) và năm 2017 (tỷ lệ 10%) từ ngày dự kiến là 31/12/2021 sang thời điểm mới là 30/12/2022.
Lý do điều chỉnh, do tình hình tài chính còn khó khăn, công ty chưa có đủ nguồn tiền để thanh toán cổ tức bằng tiền mặt năm 2016 và năm 2017 cho các cổ đông như đã thông báo.
Một điển hình giống trường hợp SJS là mã cổ phiếu CII của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM, được đẩy lên khá cao sau một năm hoạt động kinh doanh không mấy khởi sắc. Chốt phiên giao dịch ngày 9/3, cổ phiếu CII ở mức 30.300 đồng/cp.
Video đang HOT
Biểu đồ cổ phiếu SJS
Xét về biến động cổ phiếu CII trong năm 2021, giá đã tăng 27%, khối lượng giao dịch ở mức hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên. Đặc biệt ghi nhận trong những ngày đầu năm 2022, cổ phiếu CII có thời điểm đạt mức đỉnh là 53.700 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 67 triệu cổ phiếu.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 của CII, doanh thu bán hàng đạt 660 tỷ đồng giảm 3,6 lần so với cùng kỳ; lũy kế doanh thu cả năm đạt 2.916 tỷ đồng, giảm 1,8 lần so với năm 2020.
Về lợi nhuận, trong quý IV/2021, CII đạt 412 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ; nhưng lũy kế cả năm lại giảm 5 lần so với năm 2020 khi chỉ đạt 122 tỷ đồng.
Biểu đồ cổ phiếu CII
Tương tự, giá cổ phiếu SCR của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín tăng mạnh trong năm 2021, khi hoạt động kinh doanh năm qua không tương xứng với quy mô nguồn vốn hơn 8.300 tỷ đồng.
Chốt phiên giao dịch ngày 9/3, cổ phiếu SCR đang ở mức 21.500 đồng/cp, tăng gấp 2,5 lần so với một năm trước khi giá ở mức 9.000 đồng/cp.
Trong báo cáo tài chính quý IV/ 2021, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của SCR chỉ đạt 39 tỷ đồng, giảm 13 lần so cùng kỳ là 512 tỷ đồng; lợi nhuận bán hàng trong quý này tuy dương nhưng ở mức rất thấp là 3 tỷ đồng, trong khi kỳ này năm ngoái đạt 437 tỷ đồng.
Lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh đạt 37 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm 2020 là 106 tỷ đồng. Sau khi cộng, trừ các khoản phải chi cho hoạt động kinh doanh, lợi nhận sau thuế đạt 37,9 tỷ đông, tăng 18 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Chứng khoán hôm nay 1/3: Nhà đầu tư thận trọng, không nên lạm dụng đòn bẩy
Phiên giao dịch hôm nay 1/3 có thể bị ảnh hưởng khá nhiều bởi kết quả đàm phán Nga-Ukraine.
Trong kịch bản tích cực, VN-Index có thể bứt phá khỏi vùng giá hiện tại để lấy lại ngưỡng 1.500 điểm. Ở kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể lùi về các vùng hỗ trợ thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy.
Khả năng thị trường nhảy gap có thể diễn ra
Bất chấp việc chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn điều chỉnh trong phiên đầu tuần khi mà triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Nga-Ukraine chưa thực sự rõ ràng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/2, chỉ số VN-Index giảm 8,76 điểm (-0,58%) xuống 1.490,13 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về tiêu cực với 202 mã tăng (26 mã tăng trần), 37 mã tham chiếu, 252 mã giảm (0 mã giảm sàn).
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chịu áp lực điều chỉnh trong phiên 28/2 khi có tới 21/30 mã thuộc VN30 (-0,61%) kết phiên trong sắc đỏ. Tiêu cực nhất trong nhóm này phải kể đến là bộ đôi họ Vin với VIC (-2,7%), VHM (-1%). Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng cũng chịu áp lực bán và đồng loạt điều chỉnh, có thể kể đến như: VPB (-0,5%), CTG (-2,1%), TCB (-0,6%), HDB (-1,5%), ACB (-1,3%), BID (-1,9%), VCB (-0,7%)...
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/2, chỉ số VN-Index giảm 8,76 điểm xuống 1.490,13 điểm
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu thép đi ngược thị trường chung khi tăng giá mạnh trong phiên 28/2 với HPG ( 2,8%), NKG ( 6,9%), HSG ( 7%), TLH ( 6,9%)...nhờ thông tin EU cắt giảm nhập khẩu thép từ Nga. Nhóm hóa chất cũng có phiên giao dịch tích cực với sắc xanh và tím là chủ đạo như: DPM ( 6,9%), DCM ( 6,9%), LAS ( 9,5%), DDV ( 9,1%)... Giá dầu vẫn tiếp tục đà tăng giá mạnh như tiếp theo động lực cho nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục xu hướng tăng như: PVS ( 3,3%), BSR ( 0,4%), PVD ( 2%), PVC ( 10%), PSH ( 4,8%), PVB ( 7%)...
Theo các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), thị trường giao dịch khá cầm chừng trong phiên đầu tuần với thanh khoản suy giảm và chỉ xấp xỉ mức trung bình 20 phiên khi mà một bộ phận nhà đầu tư có lẽ vẫn đang "nghe ngóng" tình hình đàm phán giữa Nga và Ukraine. Xét trên góc độ kỹ thuật, VN-Index kết phiên 28/2 trong vùng hỗ trợ 1.485-1.495 điểm (MA20-50) cũng củng cố thêm cho nhận định trên. Diễn biến trong phiên giao dịch hôm nay 1/3 có thể bị ảnh hưởng khá nhiều bởi kết quả đàm phán Nga-Ukraine.
" Trong kịch bản tích cực, đàm phán diễn ra thuận lợi, VN-Index có thể bứt phá khỏi vùng giá hiện tại để lấy lại ngưỡng tâm lý 1.500 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, nếu đàm phán thất bại và leo thang căng thẳng, VN-Index có thể sẽ cần lùi về các vùng hỗ trợ thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy. Trong bất kỳ kịch bản nào, khả năng thị trường nhảy gap trong phiên là hoàn toàn có thể diễn ra. Những nhà đầu tư đã mua vào trước Tết trong các phiên 12/1, 18/1 và 24/1 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại và đứng ngoài quan sát thị trường", chuyên gia của SHS nêu quan điểm.
VN-Index có giằng co quanh vùng 1.480-1.500
Còn theo nhóm phân tích của Công ty cổ phần chứng khoán Agribank (Agriseco), VN-Index tiếp tục phản ứng tích cực khi chạm đường hỗ trợ MA50 và bật tăng. Tuy nhiên, chân nến khá ngắn cho thấy lực cầu đã suy yếu phần nào và phe bán đang tạm thời chiếm ưu thế. Các chỉ báo động lượng RSI và MACD hiện tại đã quay về vùng trung tính nên VN-Index có thể tiếp tục dao động giằng co tại quanh vùng 1.480-1.500 trước khi có những tin tức quốc tế mới.
"Trong giai đoạn thị trường biến động mạnh như hiện nay, nhà đầu tư nên thận trọng trước các thông tin tác động tiêu cực tới thị trường, mới đây nhất là cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Nhà đầu tư nên quản trị an toàn danh mục bằng cách giảm tỷ trọng các mã cổ phiếu đã tăng nóng và thuộc nhóm ngành gặp bất lợi trước những thông tin trên. Sự kiện chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ có tác động cả tích cực đến một số nhóm ngành như: dầu khí, lương thực, hóa chất, phân bón", chuyên gia của Agriseco khuyến nghị.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngoại thương (VCBS) đánh giá, mặc dù giảm điểm, tuy nhiên, xu hướng hiện tại của chỉ số chung vẫn khá tích cực và thị trường sẽ cần thêm thông tin hỗ trợ để tiếp tục duy trì xu hướng này. Bên cạnh đó, giá các cổ phiếu vốn hóa lớn cũng như chỉ số VN-Index đều đang có xu hướng kiểm tra lại các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn gần nhất.
" Diễn biến chủ đạo trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ vẫn là dao động tích lũy với thanh khoản không cao trong vùng 1.480 - 1.520 điểm. Với việc các chỉ báo kỹ thuật chưa xuất hiện tín hiệu đột biến mới nào, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng trong giai đoạn này và chưa nên lạm dụng đòn bẩy trong giai đoạn chỉ số chung chưa rõ xu hướng ngắn hạn như hiện tại", chuyên gia của VCB lưu ý.
Nhận định phiên giao dịch ngày 14/2 Thị trường sẽ sớm lấy lại đà tăng Thị trường phiên giao dịch cuối tuần vừa qua đã điều chỉnh nhẹ (- 5,08 điểm) sau 5 phiên phục hồi liên tiếp. Tuy nhiên mức giảm điểm không quá lớn và VN Index vẫn trụ vững trên mốc 1.500 điểm. Nhiều chuyên gia cùng chung nhận định nhịp điều chỉnh ngày 11/2 là cần thiết và mang tính chất chốt lời đơn...