Ông Lê Viết Hải thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình
Doanh nghiệp cho biết điều này nhằm đảm bảo tính pháp lý cho việc đề cử ông Lê Viết Hiếu, con trai ông Lê Viết Hải, làm tổng giám đốc vào kỳ Đại hội đồng cổ đông 2023 sắp tới.
Ngày 14/12, HĐQT Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) công bố Nghị quyết 50 thông qua việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm chủ tịch HĐQT (ký ngày 12/12) của ông Lê Viết Hải từ ngày 1/1/2023.
Việc từ nhiệm này nhằm đảm bảo tính pháp lý trong việc đề cử ông Lê Viết Hiếu, con trai ông Lê Viết Hải, đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc (theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2022/QH14) vào kỳ Đại hội đồng cổ đông năm 2023 sắp tới và được đồng thuận tuyệt đối bởi 8/8 thành viên HĐQT.
Khoảng 4 tháng trước, ông Lê Viết Hiếu rời khỏi vị trí tổng giám đốc để chuyển sang giữ chức phó tổng giám đốc thường trực của doanh nghiệp. Từ đó đến nay, Hòa Bình vẫn để trống ghế tổng giám đốc.
Sau khi ông Hải từ nhiệm, một Nghị quyết khác của HĐQT đã thông qua việc bổ nhiệm Tiến sĩ Nguyễn Công Phú – Thành viên HĐQT độc lập, Thành viên Ủy ban Kiểm toán – đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình từ ngày 1/1/2023.
TS Nguyễn Công Phú (đứng thứ 4 từ trái sang) sẽ là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình từ ngày 1/1/2023. Ảnh: HBC.
Ông Nguyễn Công Phú sinh năm 1951, tốt nghiệp Kỹ sư Tạo tác – Thủy lợi khóa đầu tiên tại Đại học Khoa học Huế. Năm 1993, ông trúng tuyển học bổng của chính phủ Pháp để tiếp tục lấy bằng Tiến sĩ về cơ học đất và công trình ngầm tại Đại học Khoa học Paris – Trường Cầu đường Paris.
Từ đó đến năm 2021, TS Phú đảm nhiệm các chức vụ quản lý cấp cao trong Tập đoàn Apave tại nhiều thị trường, qua đó tham gia thiết kế và quản lý nhiều công trình xây dựng tại hơn 20 quốc gia.
Video đang HOT
Với kinh nghiệm hơn 26 năm là người đứng đầu Tập đoàn Apave, ông tham gia nhiều công trình tầm vóc quốc gia như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Hầm Đèo Cả, đóng góp ý kiến cùng với các bộ, ngành Xây dựng, Giao thông, Công nghiệp… để hoàn chỉnh các thể chế quản trị, quản lý về chất lượng và an toàn các công trình tại Việt Nam.
Cũng trong Nghị quyết 50, HĐQT đã thông qua việc thành lập Hội đồng Sáng lập Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình với vai trò Chủ tịch do ông Lê Viết Hải đảm nhiệm.
Đây là cơ quan tham mưu, tư vấn, phản biện cho HĐQT và ban điều hành của tập đoàn về chiến lược kinh doanh và các quyết sách quan trọng nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển của Hòa Bình cũng như các quyền, lợi ích hợp pháp của các cổ đông.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập và Chủ tịch HĐQT sẽ cùng thảo luận về các vấn đề như sửa đổi điều lệ công ty; thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh hoặc bắt đầu loại hình kinh doanh mới; các hợp đồng mua bán, sáp nhập công ty, các dự án đầu tư trị giá 100 tỷ đồng trở lên; cấp bảo lãnh có giá trị trên 20 tỷ đồng; bổ nhiệm, thay thế hoặc thay đổi chủ tịch, tổng giám đốc tập đoàn và các công ty thành viên, công ty liên kết…
Sau những thay đổi này, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho rằng sự phối hợp giữa ông Lê Viết Hải trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Sáng lập và TS Nguyễn Công Phú trong vai trò Chủ tịch HĐQT sẽ tập trung sức mạnh và trở thành bệ đỡ hậu thuẫn cho thế hệ trẻ kế thừa, từ đó đưa tập đoàn chuyển mình sang giai đoạn mới, phát triển bền vững.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa kỷ niệm 35 năm thành lập với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm nay lần lượt đạt 7.500 và 350 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt hơn 10.900 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng giảm 16%, chỉ đạt 61 tỷ đồng.
Đến hết ngày 30/9, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 18.683 tỷ đồng, tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi lên đến 415 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng tăng 19% so với đầu năm, đạt gần 15.000 tỷ đồng.
Lý do thực sự đằng sau việc ông Lê Viết Hải rút khỏi HĐQT của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình
Báo chí đồng loạt đưa tin, trong cuộc họp HĐQT ngày 9/12, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức vụ HĐQT của ông Lê Viết Hải và bầu ông Nguyễn Công Phú, Thành viên HĐQT độc lập đảm nhiệm chức vụ này kể từ ngày 14/12.
Ông Lê Viết Hải.
Tập đoàn cũng thông qua đơn từ nhiệm của ông Lê Viết Hải xin rút khỏi tư cách thành viên HĐQT và HĐQT sẽ trình đơn từ nhiệm của ông Hải tại ĐHĐCĐ gần nhất để xem xét thông qua. Ngoài ra, Hòa Bình cũng chấp thuận đề xuất của ông Lê Viết Hải về việc thành lập Hội đồng sáng lập.
Động thái này được ông Lê Viết Hải chia sẻ với báo chí là vì theo quy định, Tổng giám đốc công ty không được có quan hệ trực hệ với thành viên trong HĐQT. Quy định đó khiến cho HBC không có Tổng giám đốc.
Ông Hải cũng cho biết đã có kế hoạch từ đầu năm 2023 sẽ thôi làm Chủ tịch và thành viên HĐQT của HBC.
Trước đó, từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2022, Lê Viết Hiếu - con trai ông Hải giữ vị trí Tổng giám đốc của HBC.
Lê Viết Hiếu (sinh năm 1992) lấy bằng cử nhân quản trị kinh doanh tại Mỹ. Sau khi về nước, Lê Viết Hiếu làm việc tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam trước khi gia nhập Tập đoàn xây dựng Hòa Bình từ năm 2016 với vị trí Phó giám đốc phát triển thị trường nước ngoài.
Năm 2018, Lê Viết Hiếu được bổ nhiệm làm Giám đốc phát triển thị trường nước ngoài của Tập đoàn xây dựng Hòa Bình rồi thăng tiến lên chức Phó tổng giám đốc đối ngoại khu vực miền Bắc vào tháng 5/2019.
Tuy nhiên đến ngày 18/7, HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã ban hành nghị quyết thông qua việc ông Lê Viết Hiếu thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc HBC kể từ ngày 23/7/2022, đồng thời bổ nhiệm ông Hiếu giữ chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực HBC.
Vị trí Tổng giám đốc của HBC vẫn trống từ đó đến nay.
Ông Lê Viết Hiếu. Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn
Điều 162 Luật doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020 (thường gọi là Luật doanh nghiệp 2020) quy định: Đối với công ty đại chúng,(...) thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp , Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.
Cũng theo Luật Doanh nghiệp 2020, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, nếu ông Hải có mặt trong HĐQT của HBC thì con trai ông - Lê Viết Hiếu sẽ không thể đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.
Trong một diễn biến khác, HBC cũng chấp thuận đề xuất của ông Lê Viết Hải về việc thành lập hội đồng sáng lập.
Trao đổi với Tạp chí kinh tế chứng khoán, ông Hải cho biết " Hôm nay (ngày 13.12) họp với HĐQT, thì HĐQT cũng thống nhất thành lập hội đồng sáng lập với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định đã được HĐQT thông qua. Theo đó, HĐQT và hội đồng sáng lập làm việc với nhau để cùng quản lý công ty theo nguyên tắc đồng thuận" .
Được biết, trong Luật doanh nghiệp không quy định về Hội đồng sáng lập và Hội đồng sáng lập không có giá trị hay ý nghĩa về mặt pháp lý. Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp, ngân hàng đã từng có hoặc có thành lập mô hình Hội đồng sáng lập.
Nền kinh tế 2023 sẽ đối mặt nhiều khó khăn, thách thức Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, năm 2023, nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến bất lợi. Quang cảnh diễn đàn. Cứ 10 doanh nghiệp tham gia thì có 7 doanh nghiệp rút khỏi thị trường Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế 2023: Cùng doanh...