Ông Lê Minh Trí: Nhiều người 20-30 tuổi đứng tên tài sản nghìn tỷ
“Có những người 20-30 tuổi đứng tên tài sản trăm tỷ, nghìn tỷ. Chúng ta biết nhưng không đụng vào được”, ông Lê Minh Trí phản ánh khi đề cập tới việc xử lý tài sản tham nhũng.
Sáng 12/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của TAND Tối cao, VKSND Tối cao.
Theo đánh giá của cơ quan thẩm tra, kết quả công tác của VKSND và TAND các cấp có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động tố tụng ngày càng công khai, minh bạch; chất lượng ngày càng được nâng lên.
Đề xuất ban hành Luật Đăng ký tài sản
Báo cáo công tác của Viện VKSND Tối cao, Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết nhiệm kỳ qua, VKSND Tối cao đã trung giải quyết, kịp thời phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp; bảo đảm việc giải quyết vừa có tính pháp lý, vừa có tính chính trị sâu sắc.
Theo ông Lê Minh Trí, tổng số tài sản thu hồi trong các vụ án tham nhũng đạt gần 80.000 tỷ đồng.
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho biết nhiệm kỳ qua, số tiền thu hồi từ các vụ án tham nhũng đạt gần 80.000 tỷ đồng. Ảnh: Hải Ninh.
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, góp ý cần làm rõ nội dung cử tri quan tâm liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng. Theo ông, số tiền 80.000 tỷ thu hồi trong các vụ án tham nhũng cần được thể hiện rõ nét trong tương quan với các nhiệm kỳ trước, để toát lên kết quả của nhiệm kỳ vừa qua.
Giải trình rõ hơn, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí khẳng định “thu hồi tài sản tham nhũng nhiệm kỳ sau đều cao hơn so với nhiệm kỳ trước”.
Ông lý giải trước đây, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử lúc tuyên án mới tính đến vấn đề thu hồi tài sản. Nhưng nhiệm kỳ này, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, ngay từ đầu lúc khởi tố vụ án đã quan tâm đến thu hồi tài sản, các giai đoạn tố tụng sau đó cũng đều quan tâm đến nội dung này.
Ông Trí nhận định do nhiều thủ tục được tháo gỡ, phối hợp ngay từ đầu nên việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỷ lệ cao hơn. Điển hình, nhiệm kỳ trước thu hồi 5-10% nhưng nhiệm kỳ này hơn 50%.
Video đang HOT
Lưu ý để thu hồi được tài sản tham nhũng cần có nhiều biện pháp, ông Trí đề xuất ban hành Luật Đăng ký tài sản và coi đây là công cụ để tăng cường minh bạch về tài sản.
“Hiện, kê khai tài sản chúng ta chỉ ở trong hệ thống chính trị, nhưng khi người ta đã tham nhũng thì không bao giờ tự mình đứng tên cả, chỉ để những người ngoài xã hội đứng tên”, ông Trí nêu thực tế.
Ông cũng phản ánh hiện nay có những người 20-30 tuổi đã đứng tên những tài sản cả trăm tỷ, nghìn tỷ.
“Chúng ta biết hết nhưng không xử lý được, vì quyền sở hữu của công dân chúng ta không đụng vào được. Nhưng nếu có luật này, khi đăng ký một tài sản mới mà không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì sẽ bị hỏi ngay, và như vậy sẽ có cơ sở pháp lý để xử lý”, ông Trí nói.
Viện trưởng VKSND Tối cao khẳng định nếu làm như vậy chắc chắn sẽ không còn chỗ ẩn nấp cho nhóm tài sản tham nhũng.
Xét xử nghiêm hơn 7.400 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế
Báo cáo công tác của TAND Tối cao, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết nhiệm kỳ qua, dù số lượng công việc tăng với tính chất phức tạp, quy mô lớn và phải thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế, các tòa án đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc hội giao.
Chất lượng xét xử tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hàng năm đều dưới 1,5%.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết nhiệm kỳ này, việc xét xử các vụ án hình sự không để xảy ra trường hợp kết án oan người không có tội. Ảnh: Hải Ninh.
“Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội. Việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, vụ án hành chính bảo đảm khách quan, đúng pháp luật”, ông Bình thông tin.
Liên quan đến việc tổ chức xét xử các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, theo Chánh án TAND Tối cao, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, các tòa án đã đưa ra xét xử nghiêm 7.463 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với 14.540 bị cáo.
Các tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của Nhà nước; đồng thời, áp dụng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản để thu hồi hàng chục nghìn tỷ đồng theo đúng quy định của pháp luật.
Thẩm tra báo cáo công tác của hai cơ quan tư pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga ghi nhận trong hoạt động tố tụng đã giảm mạnh các trường hợp khởi tố, điều tra, truy tố oan, trong nhiệm kỳ chưa phát hiện trường hợp nào tòa án kết án oan người vô tội.
Song song với đó, các cơ quan tư pháp đã đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, nhất là án kinh tế, tham nhũng, không có trường hợp nào xét xử quá hạn luật định.
Cũng theo bà Nga, công tác đấu tranh, xử lý tội phạm tham nhũng được tăng cường, có nhiều chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng. Tỷ lệ giải quyết án tham nhũng đạt cao.
Cơ quan thẩm tra đánh giá các cơ quan tư pháp đã khẩn trương kết thúc điều tra, truy tố để đưa ra xét xử đúng tiến độ các vụ án tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo dõi, chỉ đạo. Tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng năm sau cao hơn năm trước.
TP.HCM: Nhà đất mua hợp pháp, bỗng bị người khác chiếm dụng
Bỏ ra số tiền gần 5 tỉ đồng để mua đất và tài sản gắn liền với đất mà ngân hàng phát mại thông qua hình thức bán đấu giá, thế nhưng người mua không thể sử dụng khi ngôi nhà bị người thuê từ chủ cũ chiếm dụng.
Căn nhà ông Hiệp mua thông qua đấu giá bị người khác chiếm dụng
Theo phản ánh của ông Nguyễn Huỳnh Hiệp (SN 1984, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM), thửa đất số 73, tờ bản đồ số 19, BĐĐC P6/Q6 (địa chỉ 743/74 Hồng Bàng, Phường 6, Quận 6) trước đây thuộc quyền sử dụng, sở hữu của cha mẹ ông Trần Đức Hòa (SN 1971, ngụ Q.6, TP.HCM). Sau đó, vào ngày 19/6/2016, ông Hòa được cha mẹ cho tặng lại.
Đến ngày 7/5/2018, ông Hòa đã chuyển nhượng lại thửa đất trên cho ông Bùi Đức Trầm và bà Võ Thị Thu Hà, theo hồ sơ số 025642.CN.004. Sau khi nhận chuyển nhượng, ông Trầm và bà Hà đã dùng thửa đất để đảm bảo khoản vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh An Phú, TP HCM. Sau đó, do quá thời hạn trả nợ, thửa đất bị ngân hàng thu giữ và phát mại thông qua hình thức bán đấu giá.
Sự việc thu hút sự hiếu kỳ của người dân
Tại buổi đấu giá ngày 23/12/2019, ông Nguyễn Huỳnh Hiệp là người trúng đấu giá quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đối với thửa đất trên với số tiền 4.758.000.000 đồng. Tới ngày 9/3/2020, thửa đất này đã được chuyển quyền sử dụng theo kết quả đấu giá cho ông Hiệp theo hồ sơ số 025642.DG.009, do Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận 6, ông Nguyễn Trung Tiến ký, đóng dấu xác nhận.
Điều này đồng nghĩa, ông Hiệp là người chủ hợp pháp đối với thửa đất và các tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 743/74 đường Hồng Bàng.
Sau khi trúng đấu giá, ông được ngân hàng bàn giao tài sản nhà và đất. Trong quá trình bàn giao tài sản được biết ông Trần Đức Hòa, bà Trần Thị Kim Loan (2 chị em ruột) được chủ cũ cho thuê ở nên ông Hiệp đã yêu cầu ông Hòa, bà Loan giao lại căn nhà.
Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá thể hiện ông Hiệp là người trúng đấu giá
Sau nhiều lần làm việc, ngày 20/3/2020, ông Hòa và bà Loan đã viết giấy cam kết với nội dung: "Ông Hiệp là chủ hợp pháp căn nhà số 743/74 đường Hồng Bàng, phường 6, Quận 6, TP.HCM, cũng là người đứng tên sở hữu, sử dụng nhà, đất tọa lạc tại địa chỉ này, theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở hồ sơ gốc 5421/96 do UBND TP.HCM cấp ngày 10/12/1996, đăng ký thay đổi ngày 9/3/2020".
Bà Loan thỏa thuận muốn được mua lại căn nhà với giá 5 tỷ 550 triệu đồng, bà Loan phải chịu hoàn toàn thủ tục mua bán, đồng thời có nghĩa vụ phải chuyển đủ số tiền trên cho ông Hiệp trong khoản thời gian 2 tháng, từ ngày 20/3 đến 20/5/2020.
Cũng theo nội dung cam kết, ông Hiệp chấp thuận cho ông Hòa và bà Loan tiếp tục ở lại căn nhà 743/74 đường Hồng Bàng mà ông Hòa và bà Loan đã thuê ở, đến 20/5/2020 mà bà Loan không thực hiện các thỏa thuận mua bán nhà thì ông Hào và bà Loan sẽ phải bàn giao trả nhà cho ông Hiệp.
Thỏa thuận ghi rõ: "Nếu đúng thời gian trên, bà Loan không đưa đủ số tiền thì bên ông Hiệp chấm dứt thỏa thuận cùng bà Loan". Chính bà Loan đã là người ký tên và xác nhận rằng "đã đọc và đồng ý", chấp thuận cả việc "cam kết làm đúng theo giấy mà hai bên đã thỏa thuận. Nếu không thực hiện đúng cam kết thì hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật" và không có ý kiến đòi hỏi gì thêm.
Tuy nhiên, hết hạn thỏa thuận mua nhà, bà Loan đã không thực hiện đúng cam kết, không đưa tiền, cũng không chịu giao nhà. Thậm chí, dù có sự hỗ trợ của lực lượng công an phường nhưng bà Loan vẫn chống đối, nhất quyết không thực hiện việc bàn giao.
Bà Loan một mực cho rằng bà là chủ hợp pháp, nhà đất này do cha mẹ bà đứng tên chưa bao giờ bán cho ai cả dù rằng trên thực tế, căn nhà này đã được Ngân hàng phát mãi tài sản thông qua hình thức bán đấu giá, ông Hiệp chính là người trúng giá.
Trước hành động của bà Loan, ông Hiệp tỏ ra ngán ngẩm: "Tôi không hiểu vì sao ngôi nhà hợp pháp của mình, được các cơ quan, chính quyền công nhận... nhưng tôi vẫn không được bà Loan, ông Hòa bàn giao lại, không cho tôi vào nhà của tôi". Ông Hiệp cho biết thêm, nhiều lần ông cùng những người ủy quyền tới căn nhà thì bị bà Loan chửi bới, xúc phạm, thậm chí tạt nước, vứt rác vào người, đuổi ra khỏi căn nhà.
Đề nghị các cấp chính quyền ở địa phương nhanh chóng vào cuộc để ông Hiệp có thể lấy lại căn nhà hợp pháp của mình, đảm bảo kỷ cương pháp luật của nhà nước.
Đàn bò tót đói trơ xương sắp được bàn giao Đàn bò tót 11 con cùng tài sản ở trại khảo nghiệm sẽ được tỉnh Lâm Đồng bàn giao cho Vườn quốc gia Phước Bình trong tháng 10. "UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định bàn giao trong sáng nay", ông Nguyễn Như Chương, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng thông tin với VnExpress...