Ông Lê Minh Khái và ông Nguyễn Văn Thể có những thế mạnh nào?
Đánh giá về hai nhân sự vừa được Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, bổ nhiệm vào hai “ghế nóng” trong bộ máy Chính phủ là Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT), ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng chỉ ra, cả hai nhân sự này đều có những thế mạnh riêng.
Sáng nay Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn hai nhân sự mới do Thủ tướng giới thiệu làm Bộ trưởng Bộ GTVT và Tổng TTCP.
Nhìn nhận về việc ông Lê Minh Khái, Bí thư Bạc Liêu vừa được Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Nguyễn Văn Thể được đề nghị phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ, cả hai ông này đều có 3 thế mạnh.
Cụ thể, nguyên Thống đốc NHNN phân tích: “Thứ nhất, cả hai đều có chuyên môn sâu trong lĩnh vực chuẩn bị được giao. Thứ hai là cả hai vị này đều đã đi công tác ở cơ sở, có trải nghiệm, rèn luyện ở địa phương. Và thứ ba, cả hai đều là cán bộ lãnh đạo lớp tuổi còn trẻ (ông Khái hiện 53 tuổi, còn ông Thể 51 tuổi)”
“Trong quá trình công tác vừa qua, họ cũng chưa có điều tiếng gì, tạo được uy tín tại địa phương cũng như nơi công tác trước đây. Đó là những lợi thế khi hai vị này được Thủ tướng giới thiệu ngồi vào hai ghế nóng trong bộ máy Chính phủ”, ông Kiêm nói.
Tuy nhiên theo ông Cao Sĩ Kiêm, đây mới chỉ là yếu tố đầu tiên, trường hợp hai ông được Quốc hội phê chuẩn, để hoàn thành nhiệm vụ, giúp ngành mình được giao có bước phát triển mới thì họ cần phải có sự nỗ lực phi thường. Họ cũng cần rút kinh nghiệm từ quá trình công tác trước đó, phải luôn tự rèn luyện, phấn đấu, lắng nghe ý kiến để không bị vướng vào những vi phạm, những sai lầm.
Đồng quan điểm với ông Cao Sĩ Kiêm, đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng thế mạnh của hai ông này là đều nắm rõ về ngành mình sắp quản lý, lại đều trải qua những vị trí công tác quan trọng ở địa phương với vai trò Bí thư Tỉnh ủy.
Video đang HOT
“Ở trong Ban chấp hành T.Ư Đảng cả hai ông đều nằm trong nhóm lãnh đạo trẻ. Trường hợp được phê chuẩn và trở thành thành viên Chính phủ, với lợi thế về độ tuổi và sức trẻ của mình, họ sẽ tạo được sức bật, suy nghĩ mới và sự mạnh dạn trong cách làm. Ngoài ra khả năng đảm nhận trọng trách Đảng và Nhà nước giao sẽ lâu dài hơn”, đại biểu Hoàng nói.
Vẫn theo đại biểu Hoàng, ông Khái đã từng làm Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, công việc đó cũng sát với công tác kiểm tra, thanh tra. Trường hợp ông Thể từng là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành T.Ư Đảng, sau đó là Ủy viên T.Ư Đảng chính thức, kinh qua chức Thứ trưởng Bộ GTVT, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng. Quá trình công tác đó được coi là lợi thế khi như ông nhận trọng trách mới.
“Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, nhận nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ GTVT và Tổng Thanh tra Chính phủ cũng không hề dễ dàng với cả hai. Đảng, Nhà nước và nhân dân rất mong muốn sự quyết liệt của lãnh đạo ngành Thanh tra để góp phần nhiều hơn nữa vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, ĐB Hoàng bày tỏ.
Còn đối với lĩnh vực GTVT, theo ĐB của Cà Mau, hiện nay nhu cầu đòi hỏi đầu tư về hạ tầng như cảng hàng không, cảng biển, đường sắt, đường bộ để phát triển kinh tế – xã hội, trong khi nguồn lực đầu tư đang khó khăn. Bên cạnh đó là những bức xúc của xã hội như vấn đề an toàn giao thông, dự án liên quan đến BOT cũng cần phải giải quyết… Vì vậy, đỏi hỏi người tư lệnh ngành giao thông vận tải phải hiểu và đặc biệt dám dũng cảm gỡ bỏ những rào cản bấy lâu của ngành mình.
“Tuy vậy tôi luôn kỳ vọng cả hai ông Lê Minh Khái và Nguyễn Văn Thể được nếu Quốc hội phê chuẩn thì họ sẽ hoàn thành xuất sắc trọng trách được giao”, ĐB Hoàng nói.
Theo đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM), khi thảo luận về việc đề nghị phê chuẩn, bổ nhiệm ông Lê Minh Khái và Nguyễn Văn Thể, các ý kiến trong Đoàn của ông đều ủng hộ, nhất trí rất cao, cũng với những lý do mà hai vị trên đã phân tích.
Theo Danviet
Tân Tổng Thanh tra Chính phủ phải đối mặt với những thách thức nào?
"Tân Tổng TTCP phải chấn chỉnh kỷ cương, phép nước ở ngay chính trong cơ quan thanh tra. Phải giải quyết một loạt vấn đề, trong đó là phải cộng hưởng với sự quyết liệt từ các cơ quan của Đảng", ĐBQH Lê Thanh Vân nhận định khi trao đổi với Dân Việt bên hành lang Quốc hội.
ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. (Ảnh: VPQH).
Thưa ông, chiều nay, 25.10, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Tổng Thanh tra Chính phủ. Theo ông để đáp ứng mong muốn của nhân dân, người đứng đầu ngành Thanh tra phải cần tiêu chuẩn nào?
- Bộ Chính trị đã ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Còn mong muốn của nhân dân, của các ĐBQH là vị đứng đầu ngành Thanh tra phải là người có trí minh, tâm sáng. Người đó phải "phụng công, thủ pháp, chí công vô tư". Ngoài có tâm phải có trí. Trí nghĩa là có năng lực, nhận biết đúng sai. Muốn nhận biết đúng sai phải tinh thông đường lối, chủ trương, pháp luật. Còn tâm là phải vì nước vì dân, phải gạt bỏ những lợi ích, quan hệ cá nhân, phải công tâm trong công việc.
"Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đã thể hiện rất xuất sắc vai trò của mình trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Để cùng cộng hưởng với những nỗ lực này, ngành Thanh tra cũng phải vào cuộc quyết liệt, phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ thanh tra phức tạp đang được dư luận quan tâm".
Hiện nay, đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng do Đảng, Nhà nước phát động, Tổng Bí thư trực tiếp là Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng thì lại càng đòi hỏi cao với người đứng đầu ngành Thanh tra. Từ hoạt động cảu ngành phải phát hiện đưa những vụ việc tiêu cực, tham nhũng ra ánh sáng, lấy lại niềm tin cho nhân dân.
Nếu như người đứng đầu ngành Thanh tra không xử nghiêm được các vụ việc tiêu cực mà nhân dân quan tâm thì rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi, kỳ vọng của nhân dân. Sự cố gắng của người đứng đầu lĩnh vực Thanh tra sẽ góp phần tạo thêm niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước
Để góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, người đứng đầu ngành Thanh tra sẽ phải vượt qua những khó khăn, thách thức lớn thưa ông?
- Vai trò của Thanh tra Chính phủ là kiểm soát nhánh hành pháp. Trong hoạt động hành pháp rất dễ xảy ra vi phạm pháp luật, tiêu cực, vấn đề lạm quyền, trục lợi. Chính vì thế kiểm soát tốt được nội bộ, kiểm soát được bên trong cơ quan hành pháp, hệ thống hành chính là vấn đề vô cùng hệ trọng.
Vì vậy, người dân đòi hỏi người đứng đầu ngành Thanh tra một mặt phải kiểm soát tốt tình hình chấp hành pháp luật của cả hệ thống. Bên cạnh đó dựa trên quyền được giao, anh phải xây dựng được kế hoạch, chương trình cả nhiệm kỳ, lựa chọn vấn đề xã hội quan tâm, vấn đề bức xúc dư luận đặt ra để giải quyết. Anh phải chỉ đạo thanh tra đột xuất khi dư luận nêu ý kiến về một cá nhân, đơn vị cụ thể, để phúc đáp ngay vấn đề dư luận đặt ra.
Anh cũng phải chấn chỉnh kỷ cương, phép nước ở ngay chính trong cơ quan thanh tra. Có thể nói áp lực với người đứng đầu ngành Thanh tra trong bối cảnh hiện nay là vô cùng lớn. Phải giải quyết một loạt vấn đề, trong đó là phải cộng hưởng với sự quyết liệt từ các cơ quan của Đảng.
Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng đã thể hiện rất xuất sắc vai trò của mình trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Để cùng cộng hưởng với những nỗ lực này, ngành Thanh tra cũng phải vào cuộc quyết liệt, phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ thanh tra phức tạp đang được dư luận quan tâm.
Ngoài việc phải đi theo kịp "nhịp đập" của Đảng, của toàn xã hội, Thanh tra Chính phủ thông qua hoạt động của mình phải củng cố thêm sức mạnh của Chính phủ. Nghĩa là hoạt động của Thanh tra Chính phủ phải thường xuyên giúp cho Chính phủ, giúp Thủ tướng thanh lọc bộ máy để trong sáng, thực sự liêm chính, kiến tạo, phát triển như thông điệp Thủ tướng đưa ra đầu nhiệm kỳ.
Thời gian qua, hoạt động của Thanh tra Chính phủ đã đáp ứng kỳ vọng của Quốc hội, người dân thưa ông?
- Có thể nói, hoạt động của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua bắt đầu có khởi sắc nhưng so với hàng loạt nỗ lực quyết liệt của Ủy ban Kiểm tra T.Ư thời gian qua thì có thể thấy chuyển động của TTCP vẫn còn chậm hơn nhiều. Tôi có thể ví dụ ngay gần đây là vụ việc thanh tra đất đai, "biệt phủ" ở Yên Bái...
- Xin cảm ơn ông
Theo Danviet
Nhìn lại một năm rưỡi trên ghế Tổng TTCP của ông Phan Văn Sáu Tại vị trong thời gian ngắn, chỉ khoảng một năm rưỡi, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Phan Văn Sáu đã để lại một số dấu ấn đậm nét so với các vị tiền nhiệm, dù không có nhiều phát ngôn đáng chú ý. Nhậm chức vào tháng 4.2016 khi đang giữ cương vị Phó ban Kinh tế T.Ư (trước đó nữa là...