Ông Lê Khả Phiêu nói gì về việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước?
Theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, một người giữ chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước là cách lựa chọn tốt. Cách làm như vậy sẽ càng thúc đẩy công việc thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (ảnh PV).
Trao đổi với PV Dân Việt, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhớ lại, cách đây gần 20 năm việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước đã được đưa lấy ý kiến. “Thời điểm này dư luận từ các vị cán bộ lão thành phản đối. Họ nói truyền thống của Đảng ta như thế, tại sao lại học ở đâu. Mấy lần tôi thăm dò thấy dư luận nơi này, nơi kia đều phản ứng, không đồng tình. Có người còn cho rằng làm như vậy là hỏng Đảng, họ nói người giữ hai chức vụ cao như vậy sẽ quyền uy, rồi thế này, thế kia. Tôi mới nói lại với một số người, để một người giữ một chức thì vẫn có thể xảy ra độc đoán, chuyên quyền nếu như người cán bộ đó được lựa chọn không tốt, thiếu việc giám sát, kiểm tra chứ không người giữ hai chức vụ mới xảy ra chuyện như vậy”, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu kể.
Theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, việc một người giữ chức Bí thư, Chủ tịch, chúng ta đã thí điểm ở cơ sở. Có nơi xã đã làm, có nơi huyện đã làm, mặc dù làm chưa được nhiều nhưng có thể thấy đã đem lại kết quả tích cực. “Điều quan trọng nhất là chất lượng của người cán bộ đứng đầu. Người đó phải có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Chính vì thế công tác đào tạo cán bộ, lựa chọn cán bộ hết sức quan trọng, phải làm đến nơi, đến chốn, quy chế đưa họ lên giữ chức vụ phải đảm bảo, như vậy sẽ phát huy tác dụng. Nếu chuẩn bị cán bộ sơ sài, chất lượng cán bộ thấp, lại ở vào trường hợp người hám quyền lực khi họ giữ cả hai chức thì rất nguy hiểm”, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói.
Video đang HOT
Nói về việc người giữ cả hai chức vụ lãnh đạo cao nhất, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng, chất lượng cán bộ của đồng chí làm Tổng Bí thư thì có thể làm luôn Chủ tịch nước vẫn được. Ông cho rằng đến nay trình độ cán bộ nói chung cũng như cán bộ lãnh đạo cấp cao nói riêng đã được nâng lên nhiều, về bằng cấp tương đối đồng đều.
Về giám sát quyền lực, theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, chúng ta có cả cơ chế giám sát của tổ chức Đảng nói chung, trong đó có cơ chế giám sát đảng viên, cơ chế giám sát của Trung ương… “Trong công tác lãnh đạo, điều hành, người cán bộ nào mà tỏ ra chuyên quyền, độc đoán, mắc vi phạm khuyết điểm thì bị tổ chức thay ngay chứ không bao giờ để”, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói.
Theo ông, để giám sát tốt quyền lực thì cơ chế giám sát càng phải rõ ràng, chặt chẽ vừa để cho người giữ hai chức vụ lãnh đạo làm đúng chức năng nhiệm vụ, vừa không thể độc đoán, chuyên quyền. Cơ chế đó phải làm cho người cán bộ lãnh đạo không thể có tiêu cực (nghĩa là muốn làm cũng không được), không dám (nghĩa là sợ), đó là sự ràng buộc trách nhiệm, kiểm soát quyền lực.
Tại buổi tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử số 1 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hà Nội (sáng 8.10), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Chúng ta không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước vì đây là 2 cơ chế khác nhau, hai cơ quan khác nhau. Nói kiêm thì vai nào là chính, vai nào là phụ, cũng không nên nói “nhất thể hóa” vì không phải nhất thể hóa.
Tổng Bí thư cho biết: Việc này xuất phát từ tình huống không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời, hiện giờ khuyết chức danh này và cần phải có người làm ngay. Bộ chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận nhiều phương án, quá trình thảo luận diễn ra rất dân chủ, rất trách nhiệm, Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Việc này bước đầu dư luận trong nước, quốc tế đều đồng tình, ủng hộ. Cá nhân tôi xin trân trọng cảm ơn và sẽ tùy thuộc vào kết quả Quốc hội bầu, lúc bấy giờ có gì sẽ hứa sau.
Theo Danviet
Việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ khi nào?
Theo TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, từ khi ông còn công tác, cơ quan chức năng đã đề xuất với Trung ương việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Trung ương thống nhất giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước (ảnh TTXVN).
Vào chiều qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV (dự kiến khai mạc 22.10). Trường hợp Tổng Bí thư được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước có phải sự đặc biệt hay không? Theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, đây không phải là điều gì đặc biệt, bởi trong lịch sử Bác Hồ đã làm Chủ tịch Đảng và làm Chủ tịch nước.
Cụ thể, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 của Đảng năm 1951 (diễn ra ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang), Bác được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng (Chủ tịch là chức vụ cao nhất trong Đảng), đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 năm 1960 (diễn ra tại Hà Nội), Bác được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Giai đoạn từ năm 1956 -1960 Bác Hồ còn làm thêm chức Tổng Bí thư (lúc đó do sai lầm trong cải cách ruộng đất, ông Trường Chinh từ chức Tổng Bí thư). Còn chức vụ Chủ tịch nước, Bác Hồ làm từ năm 1945 cho đến khi Bác qua đời (năm 1969).
PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc nói thêm, hiện nay trên thế giới nhiều quốc gia người đứng đầu đảng cầm quyền cũng đứng đầu Nhà nước hoặc đứng đầu Chính phủ (tùy thuộc theo mô hình), ví dụ trường hợp ông Shinzo Abe (Nhật Bản) được bầu làm Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) và ông là Thủ tướng của Nhật Bản...
Về giám sát quyền lực đối với người giữ các chức vụ quan trọng, theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, trong Đảng có kỷ luật Đảng, có nguyên tắc tập trung dân chủ nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách; việc giám sát, kiểm soát bằng Hiến pháp, pháp luật."Mô hình tổ chức thế nào thì vấn đề quan trọng cũng là để thực hiện cương lĩnh đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách tốt nhất để phát triển đất nước", PGS Phúc nói.
TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: "Khi chuẩn bị cho Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 khóa VIII (năm 1999), nghĩa là cách đây gần 20 năm, chúng tôi đã có đề xuất việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước. Tuy nhiên Ban Chấp hành Trung ương thấy thời điểm đó chưa chín muồi nên chưa triển khai thực hiện mà chỉ triển khai thí điểm ở cấp xã. Đến nay điều kiện đã chín muồi để chúng ta thực hiện việc này".
Theo TS. Thang Văn Phúc, việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ tạo ra thuận lợi trong việc quan hệ ngoại giao để thực hiện quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời cũng đúng với tinh thần xây dựng pháp quyền.
Theo Danviet
Chủ tịch Hà Nội nói gì về giới thiệu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước? Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho hay, việc Tổng Bí thư được giới thiệu để Quốc hội bầu chức Chủ tịch nước đã được đặt ra cách đây 20 năm và đến nay đã có mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện, việc này cũng phù hợp với thực tiễn nhiều nước trên thế giới. Hội nghị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong

Sạt lở nhà máy thủy điện Nậm Lúc ở Lào Cai

Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Vụ DJ ở Hà Nội đánh vợ: Bạo lực nghiêm trọng, xin lỗi, hòa giải là xong chuyện?

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng
Có thể bạn quan tâm

Đại diện quân sự nước ngoài sẽ họp tại Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về an ninh Biển Đen
Thế giới
09:30:13 14/04/2025
Ái nữ sao Việt gây sốt MXH vì nhan sắc cuốn hơn chữ cuốn, mới 12 tuổi đã đẹp hết phần ba mẹ
Hậu trường phim
09:23:01 14/04/2025
Edirne - 'xứ Thrace' trong thần thoại Hy Lạp
Du lịch
09:19:36 14/04/2025
Cái chết bi kịch của tượng đài âm nhạc Hàn Quốc: 50 phút im lặng cực khó hiểu, lời khai mập mờ của vợ cùng nghi vấn quanh khối tài sản 260 tỷ đồng
Sao châu á
09:19:12 14/04/2025
HOT: Sao nữ Vbiz ở ẩn bấy lâu bất ngờ thông báo mang thai
Sao việt
09:17:00 14/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: An buột miệng thổ lộ tình cảm với Nguyên
Phim việt
09:09:06 14/04/2025
Lý Hải say mê tập luyện cùng ban nhạc 'Cuộc hẹn cuối tuần'
Tv show
09:06:25 14/04/2025
Đây là chị đẹp cứ lên màn LED là khán giả hú hét: Xinh xuất sắc, tính "mát mát", giọng hát "dát vàng lỗ tai"
Nhạc việt
08:42:12 14/04/2025
Chân dung nam sinh trường huyện vừa mang cầu truyền hình Olympia về cho Tiền Giang sau 11 năm
Netizen
08:06:09 14/04/2025
Bắt game thủ chờ đợi quá lâu, siêu phẩm bóng đá Inazuma Eleven bất ngờ "quay xe", mang tới nỗi thất vọng lớn
Mọt game
08:03:57 14/04/2025