Ông Lê Đình Nhường bị miễn nhiễm chức Phó chủ nhiệm UB Quốc phòng an ninh
Ngày 12/4, tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh, cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Lê Đình Nhường.
Miễn nhiệm chức Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An Ninh, ĐBQH khoá 14 với ông Lê Đình Nhường. Ảnh: QH
Theo Nghị quyết số 676 được thông qua ngày 12/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội khóa 14 đối với ông Lê Đình Nhường kể từ ngày 12/4.
Cũng trong ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 677 về việc cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa 14 đối với ông Lê Đình Nhường.
Video đang HOT
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quyết định trên là do ông Lê Đình Nhường đã bị thi hành kỷ luật về Đảng và có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe, báo Lao Động đưa tin.
Trước đó, cuối năm 2018, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận kiểm tra và quyết định thi hành kỷ luật đối với một số tướng lĩnh công an khi kiểm tra những dấu hiệu sai phạm của Đảng uỷ, Ban thường vụ Đảng uỷ Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, liên quan đến vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ của cựu tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hoá.
Ông Lê Đình Nhường nhận mức kỷ luật cảnh cáo, với trách nhiệm nguyên là Thiếu tướng – Chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra, thuộc Tổng cục Cảnh sát thời điểm đó, theo báo VnEconomy.
Theo Baongaynay
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp
Sáng 11/4, Đoàn Giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Văn Pha làm Trưởng đoàn đã làm việc tại Hà Nội về việc chấp hành pháp luật về giám định tư pháp (GĐTP) trong tố tụng hình sự.
Hình minh họa
Theo báo cáo của TP Hà Nội, thời gian qua, công tác chấp hành pháp luật trong GĐTP của các cơ quan chức năng thuộc Hà Nội được tổ chức nghiêm túc, góp phần tích cực vào công tác tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, hiện nay, công tác GĐTP cũng còn khó khăn do biên chế cán bộ làm công tác giám định còn thiếu; điều kiện vật chất, trang thiết bị cho hoạt động này còn khó khăn; các cơ chế, quy định còn thiếu đối với một số lĩnh vực giám định phức tạp...
Trên cơ sở đánh giá toàn diện công tác GĐTP, Hà Nội kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật GĐTP theo hướng hoàn thiện chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực làm GĐTP nhằm khắc phục tình trạng thiếu người có trình độ làm công tác GĐTP, nhất là giám định pháp y.
Kết luận buổi làm việc, Đoàn giám sát đề nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, cán bộ, để các cơ quan GĐTP trên địa bàn đáp ứng được yêu cầu công tác; có cơ chế chính sách đặc thù để tuyển chọn, thu hút các cán bộ có trình độ chuyên môn thuộc các chuyên ngành còn thiếu để bổ nhiệm làm giám định viên theo vụ việc.
Bên cạnh đó, Đoàn cũng đề nghị TP Hà Nội sớm thành lập các tổ chức giám định theo vụ việc ở những lĩnh vực thường xảy ra tội phạm; tăng cường tập huấn cho các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát các cấp về công tác trưng cầu giám định theo đúng quy định của pháp luật về GĐTP...
Tuệ Minh
Theo PLVN
Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin dư luận liên quan đến đảng viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh tiếp tục phối hợp nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin dư luận liên quan đến đảng viên là cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý và các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh để phục vụ công tác kiểm...