Ông Lavrov: Phòng thủ tên lửa toàn cầu Mỹ là đe dọa duy nhất với Nga
“Mỹ không từ bỏ việc bố trí các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, bất chấp tiến bộ đạt được trong đàm phán hạt nhân với Iran”.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ngày 22/4 đã có buổi trả lời phỏng vấn được truyền trực tiếp trên các đài phát thanh của Nga gồm “Sputnik”, “Tiếng vọng Moskva” và “Đài Moskva” về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Nga, trong đó có quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây, cũng như tình hình Ukraine.
Trả lời câu hỏi về các mối đe dọa đối với Moskva, ông Lavrov cho biết từ phía tây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) ngày càng tiến hành tập trận nhiều hơn gần biên giới Nga, trong khi Mỹ không từ bỏ việc bố trí các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, bất chấp tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Nhà ngoại giao Nga nêu rõ Mỹ vẫn tăng cường thiết lập các cơ sở của hệ thống lá chắn tên lửa, dù trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố Washington sẽ giảm mức độ của hệ thống phòng thủ tên lửa bên ngoài lãnh thổ Mỹ nếu đạt được tiến bộ trong đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Theo ông Lavrov, hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, được triển khai cả trên lãnh thổ Mỹ lẫn châu Âu và Đông Bắc Á, là mối đe dọa duy nhất với Nga. Ngoài ra, Mỹ còn đưa vũ khí hạng nặng tới các nước Baltic và Đông Âu. Các cơ chế hợp tác với NATO đã bị cắt giảm phần lớn.
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Nga hoài nghi sự thành thật của Mỹ trong ý tưởng về thế giới không vũ khí hạt nhân. Mỹ đang nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí phi hạt nhân nhưng có sức mạnh hơn cả vũ khí hạt nhân. Ngoài ra Mỹ cũng có kế hoạch đưa vũ khí vào vũ trụ.
Video đang HOT
Tiếp đó, ông Lavrov nhấn mạnh mối đe dọa của Nga từ phía nam là hoạt động khủng bố. Kẻ thù chính của nước Nga hiện nay là tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng. Trong thành phần của IS có hàng trăm công dân Nga, công dân các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), những phần tử này khi quay trở về nước sẽ có thể thực hiện các vụ tấn công khủng bố. Trong khi đó, theo ông, không có mối đe dọa nào từ phía đông đối với Nga.Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại giao Nga khẳng định các vấn đề trong quan hệ với Mỹ cần phải giải quyết thông qua đàm phán. Về quan hệ với phương Tây, Ngoại trưởng Nga nêu rõ Moskva không muốn tình hình khủng hoảng trong quan hệ hai bên tiếp diễn.
Ông Lavrov cũng lưu ý thái độ “tiêu chuẩn kép” của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, trong đó có tuyên bố của Tổng thống Obama rằng nước nào muốn hỗ trợ Iraq chống khủng bố cần phải có sự chấp thuận của chính phủ nước này, trong khi Mỹ lại không thực hiện như vậy đối với Syria. Liên quan tới vấn đề Syria, Ngoại trưởng Nga cho biết Moskva đã có những đóng góp đáng kể để tình hình Syria không diễn ra như ở Libya.
Về tình hình Ukraine, ông Lavrov khẳng định Moskva muốn Ukraine là một quốc gia thống nhất nhưng phải tôn trọng sự đa dạng và phân cấp quyền lực cho các khu vực, và phải là một quốc gia trung lập về chính trị – quân sự để đảm bảo không bị NATO biến thành một nước chống Nga.
Ông Lavrov cũng đề cập tới việc cung cấp cho Iran các hệ thống phòng không S-300. Ông nhấn mạnh các hệ thống này không phá vỡ cân bằng lực lượng trong khu vực, nhưng có thể khiến những ai muốn tấn công Iran phải cân nhắc./.Nhà ngoại giao Nga một lần nữa đề cao vai trò của thỏa thuận Minsk trong giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Ông cũng cho rằng mục đích của Mỹ khi can thiệp vào vấn đề Ukraine là ngăn cản Nga và Liên minh châu Âu (EU) củng cố quan hệ hợp tác, đặc biệt là quan hệ giữa Nga với Đức.
Theo Báo Tin tức
Đức chuyển pháo "khủng" PzH 2000 cho nước CH Liên Xô cũ
Đức sẽ chuyển pháo tự hành PzH 2000, xe thiết giáp chở quân Boxer cho Lithuania để tăng khả năng phòng thủ cho nước này trong bối cảnh khủng hoảng ở Ukraine.
Đức sẽ chuyển pháo tự hành PzH 2000, xe thiết giáp chở quân Boxer cho Lithuania để tăng khả năng phòng thủ cho nước này trong bối cảnh khủng hoảng ở Ukraine.
Vấn đề này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đề cập tới một cách tích cực trong cuộc hội đàm với người đồng cấp của Lithuania (nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ) về việc thảo luận khả năng Lithuania mua các hệ thống pháo tự hành PzH 2000.
"Khả năng chúng tôi sẽ chuyển 12 cỗ pháo tự hành cho Lithuania", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen nói với các phóng viên tại Vilnius. Trong khi đó, Đại tá Romualdas Petkevicius, người phụ trách mua sắm vũ khí của quân đội Lithuania khẳng định, nước này đang chú ý thúc đẩy vấn đề này và hi vọng sẽ sớm nhận được các vũ khí vào năm tới.
Pháo tự hành PzH 2000 của Đức.
Với việc tăng 20-30 % ngân sách quốc phòng, Lihuania đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn tiền để nhận được các thiết bị, vũ khí từ Công ty Krauss-Maffei Wegmann của Đức.
"Đảm bảo an ninh và quốc phòng trong khu vực không chỉ là mối quan tâm của các đồng minh NATO, mà còn là vấn đề chủ yếu của chính Lithuania. Theo đó, Lithuania đã bắt đầu tăng liên tục ngân sách quốc phòng trong nhiều năm qua, với ngưỡng mong đợi đạt 1,46 % GDP trong năm tới", Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania J. Olekas cho biết.
Đáng chú ý, theo J.Olekas hướng ưu tiên trong lĩnh vực quốc phòng của Lithuania đó là việc tăng cường sức mạnh của Lục quân.
"Bộ Quốc phòng và tôi đã thảo luận về khả năng Lithuania mua pháo tự hành PzH 2000 từ Đức và chúng tôi đã nhận được phản hồi tích cực. Phía Đức đã đồng ý bắt đầu các cuộc hội đàm chi tiết vào tháng 5 tới, điều đó sẽ mở rah y vọng chúng ta có thể mua được những thiết bị cần thiết trong tương lai gần nhất", ông J.Olekas tiết lộ thêm.
PzH 2000 được đánh giá là loại pháo đỉnh nhất hiện nay của Đức.
Các chuyên gia phân tích vũ khí cho rằng, nếu sở hữu được PzH 2000 cũng đồng nghĩa với việc Lithuania sẽ có trong tay loại pháo tự hành đỉnh nhất của Đức. Đây vốn là loại vũ khí do Công ty Krauss-Maffei Wegmann và Rheinmetall Defence cùng phát triển.
Lựu pháo tự hành PzH 2000 gồm nòng pháo Rheinmetall 155mm 52 Cal, thùng chứa đạn 30 viên loại tiêu chuẩn. PzH 2000 có tầm bắn xa 30 km với đạn pháo tiêu chuẩn theo yêu cầu của NATO và có khả năng vươn xa tới 40 km khi bắn đạn pháo sử dụng công nghệ trích khí đáy đạt tiêu chuẩn mới đối với pháo nòng 155mm 52 Cal của NATO.
Bên cạnh đó, PzH 2000 còn gắn thiết bị ngắm toàn cảnh ngày/đêm với một thiết bị dò tìm bằng laser và một thiết bị ngắm bắn trực tiếp ngày/đêm. PzH 2000 còn là hệ thống pháo 152 mm 52 cal duy nhất được trang bị tính năng máy tính điều khiển hỏa lực tích hợp với Hệ điều hành Pháo đạn đạo của NATO (NABK) cho khả năng tính toán các lệnh bắn một cách tự động.
Xe thiết giáp chở quân Boxer.
Bên cạnh pháo tự hành, Lithuania cũng có khả năng mua các xe chiến đấu bộ binh từ một hãng sản xuất của Đức. Các nguồn tin quân sự cho hay, đó có thể chính là loại thiết giáp đa năng Boxer. Trong đó biến thể chở quân của Boxer được trang bị một trạm vũ khí điều khiển từ xa với súng máy 12,7 mm hoặc súng phóng lựu tự động 40 mm. Đặc biệt, mô-đun chiến đấu của Boxer có thể được thay đổi cấu hình cho phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể chỉ trong vòng 1 giờ.
Hơn nữa cách thiết kế mô-đun của Boxer dựa trên khái niệm đa tầng với các lớp an toàn cho phép nó chống chọi tốt hơn với các vụ tấn công thảm khốc từ mìn và các chất nổ tự tạo. Boxer giúp bảo vệ và tương tác toàn bộ với các binh sĩ trên xe. Để ngăn chặn bị tấn công từ xa, các phiên bản mới của Boxer còn có tính năng tàng hình, độ ồn thấp, giảm các tính hiệu radar và hồng ngoại.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Mỹ và Ba Lan đứng sau các cuộc bạo loạn ở Kiev? Báo Sputnik (Nga) dẫn lời một thành viên Quốc hội châu Âu và là lãnh đạo đảng bảo thủ Korwin của Ba Lan đã chia sẻ rằng các cuộc bạo loạn Euromaidan vào năm 2014 ở Kiev là do CIA và các thành phần kích động ở Ba Lan tổ chức. "Vâng, đó là các kế hoạch của chúng tôi. Những tay bắn...