Ông lão vô gia cư
Trong suốt 35 năm sống tha hương, ông lão vô gia cư ấy vẫn cặm cụi bên cây bút và tập giấy của mình. Nhưng người qua đường không mấy ai bận tâm.
Vài năm trước đây, nhiều người dân sống tại thành phố São Paulo, Brazil, đã quen thuộc với hình ảnh một ông lão già nua, rách rưới, không nhà cửa, ngồi cả ngày bên một góc đường để viết, viết, và viết.
Trong suốt 35 năm sống tha hương, ông lão vô gia cư ấy vẫn cặm cụi bên cây bút và tập giấy của mình. Nhưng người qua đường không mấy ai bận tâm.
Cho đến mùa xuân năm 2011, một người phụ nữ tên là Shalla Monteiro đã đến và bắt chuyện với ông. Cô coi ông là một người bạn già đáng kính, và vẫn thường xuyên ghé thăm ông.
Và rồi một ngày, ông đưa cho cô một trong những tờ giấy của mình. Đó là một bài thơ… Shalla vô cùng xúc động khi đọc tác phẩm ấy, vì vậy cô đã tạo một trang Facebook để chia sẻ những tác phẩm của ông lão với mọi người.
Video đang HOT
Ngay sau đó, những bài thơ và mẩu truyện do ông lão vô gia cư sáng tác đã thu hút sự chú ý của người dùng Facebook. Người dân địa phương lần lượt đến thăm và tặng ông những món quà thay cho lời cảm kích.
Nhưng một điều mà cả ông lão và Shalla đều không ngờ tới là… trang Facebook đã giúp người em trai hơn 50 năm thất lạc tìm được ông.
Thì ra, đằng sau những bộ quần áo rách rưới và gương mặt già nua ấy chính là nhà thơ và nhà văn Raimundo Arruda Sobrinho. Ông sinh năm 1938 tại một vùng quê của bang Goiás, nằm ở phía Tây Brazil. Ở tuổi 23, ông chuyển đến sinh sống và làm việc tại São Paulo. Cho đến cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, ông không còn nhà cửa và phải sống cảnh màn trời chiếu đất trong suốt 35 năm, cho đến khi đoàn tụ cùng với em trai mình.
Hiện tại, ông Sobrinho đang sống hạnh phúc cùng với gia đình em trai tại Brazil. Ông vẫn tiếp tục viết văn, làm thơ, và gặp gỡ người bạn tri kỷ Shalla. Các tác phẩm của ông cũng hứa hẹn sẽ xuất bản thành sách vào một ngày không xa…
Câu chuyện của ông lão Sobrinho đã được dựng thành phim và chia sẻ rộng rãi trên Youtube, Vimeo, Facebook Stories, và nhiều trang mạng xã hội khác.
Theo Guu
Lão hà tiện
Lão hà tiện liền đuổi việc tất cả nô bộc trong nhà, bán cả nhà, đổi toàn bộ tài sản của mình thành vàng và chôn xuống đất.
Ngày xửa ngày xưa, có một lão hà tiện yêu tiền hơn yêu cuộc sống của mình. Ông ta có một đữa con mười tuổi và rất nhiều nô bộc trong nhà. Lão hà tiện thấy của mình cứ ra ra vào vào, trong lòng rất lo lắng. Hắn nghĩ, nếu nô bộc lấy cắp đồ đạc của mình mà mình không biết thì rõ ràng là đã mất quá nhiều!
Lão hà tiện liền đuổi việc tất cả nô bộc trong nhà, bán cả nhà, đổi toàn bộ tài sản của mình thành vàng và chôn xuống đất. Hắn và đứa con trai ở trong hai căn phòng nhỏ, sống cuộc sống bình thường như những người khác. Không lâu sau đó, lão hà tiện lại có nỗi khổ khác, lão e rằng tiền vàng mà mình chôn dưới đất sẽ bị ai đó phát hiện ra. Thế là ngày nào lão cũng đào tiền vàng lêu kiểm tra, chỉ khi tận mắt nhìn thấy những đồng tiền vàng óng lão mới yên tâm.
Hành động kỳ quặc đó của lão hà tiện khiến mọi người chú ý, đặc biệt là người chăn cừu hàng xóm. Có một hôm, lão hà tiện lại đến chỗ giấu vàng, đảo mắt nhìn quanh thấy không có ai mới dám nhẹ nhàng đào hòm tiền vàng lên, đếm đi đếm lại, sau đó lại chôn vào chỗ cũ, yên tâm về nhà. Người chăn cừu nấp đằng sau một cái cây đã nhìn thấy tất cả. Thế là anh liền đến chỗ lão hà tiện chôn hòm tiền vàng, đào lên và mang chia cho những người nghèo trong làng.
Ngày hôm sau, lão hà tiện lại đến chỗ chôn tiền vàng kiểm tra, khi phát hiện ra tiền vàng không còn nữa, liền ôm mặt khóc rưng rức. Có người thấy vẻ đau khổ của lão hà tiện liền hỏi nguyên do và an ủi:
- Ông đừng buồn nữa, tiền vàng tuy là của ông, nhưng từ trước đến nay ông chưa dùng gì đến nó, như vậy còn có ý nghĩa gì nữa? Bây giờ tuy không còn tiền nữa, nhưng nếu tiền có thể phát huy được tác dụng của nó, thì ông cũng nên cảm thấy vui mừng thay nó chứ, phải không?
Lời bàn:
Tiền dù có nhiều đến mấy nhưng không phát huy được tác dụng của nó thì cũng chỉ giống như đống sắt vụn mà thôi.
Theo Guu
Lấy chồng giàu, tôi thành đứa con bất hiếu khiến bố mẹ vô gia cư Từ ngày có con trai, anh cho tôi cầm một khoản tiền. Tôi bắt đầu để dành và biếu bố mẹ. Dù không nhiều nhưng tôi nghĩ đây là phần chuộc lỗi của tôi. Đọc chia sẻ của bạn Kiều Hương Giang, tôi thấy mình đồng cảm với bạn rất nhiều. Tôi là cô gái xứ Bắc giống như bạn lúc nào cũng...