Ông lão U70 giả công an để… lừa tình
Cuộc hôn nhân của ông và bà Thủy là do gia đình nhà gái sắp đặt, vì không có tiền và muốn giữ thể diện nên ông đã mua vàng giả trao cho cô dâu (?).
Theo tin tức trên báo Thanh Niên, ngày 15/4, Công an H.Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết đang làm rõ hành vi ông Nguyễn Phòng (68 tuổi, ngụ TP.Đà Lạt) – người bị tố cáo mang theo súng, giả danh thượng úy công an cơ động để… lừa tình.
Theo tường trình của bà Phạm Thị Thủy (40 tuổi, ngụ xã Nhuận Phú Tân, H.Mỏ Cày, Bến Tre) với công an, trước khi đám cưới giữa bà và ông Phòng diễn ra, ông Phòng nói với bà, ông là thượng úy công an cơ động H.Đức Trọng. Trong quá trình lui tới Mỏ Cày thăm bà Thủy, ông Phòng còn “lòe” một khẩu súng ngắn mang theo trong người. Một lần đưa bà Thủy lên TP.Đà Lạt chơi, ông Phòng còn chỉ cho bà Thủy thấy một ngôi nhà trên đường Mê Linh và nói đó là nhà của ông.
Theo bà Thủy, do tin ông Phòng là công an, cộng với nghĩ đến được về sống ở TP.Đà Lạt thơ mộng nên bà chấp nhận cuộc tình “đôi đũa lệch”. Đám cưới giữa hai người diễn ra ngày 31/3 vừa qua ở quê nhà cô dâu, có đông đảo họ hàng, bà con chòm xóm nhà gái đến dự, chúc mừng.
Sau đám cưới, hai người sống tại quê bà Thủy. Một thời gian, ông Phòng thuyết phục vợ về H.Đức Trọng sinh sống; sau đó do vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nên bà Thủy yêu cầu ông Phòng cho xem sổ hồng nhà của ông ở Đà Lạt thì mới chịu về Đức Trọng. Mấy hôm sau, ông Phòng nói với vợ ông về Đức Trọng để chứng thực giấy tờ nhà đất, nhưng rồi ông không quay trở lại, để món nợ tổ chức tiệc cưới cho nhà vợ.
Để giải quyết bớt món nợ tiệc cưới, bà Thủy mang số nữ trang mà ông Phòng tặng bà trong ngày cưới đi bán thì tá hỏa vì tất cả đều là vàng giả! Tự ái vì bị quả lừa, ngày 11/4, bà Thủy đón xe khách đến Công an H.Đức Trọng tìm ông Phòng. Công an Đức Trọng trả lời không có thượng úy nào tên Nguyễn Phòng cả. Bà Thủy lật album đám cưới để công an xem và nhận diện ông Phòng. Sau vài ngày công an xác định được ông Nguyễn Phòng (68 tuổi, trú P.9, TP.Đà Lạt; hiện tạm trú tại xã Liên Hiệp, H.Đức Trọng), không có nghề nghiệp ổn định. Tại cơ quan công an, ông Phòng khai nhận trước đây có làm việc cho một công ty vệ sĩ ở H.Đức Trọng. Ông Phòng cho rằng, cuộc hôn nhân của ông và bà Thủy là do gia đình nhà gái sắp đặt, vì không có tiền và muốn giữ thể diện nên ông đã mua vàng giả trao cho cô dâu (?).
Theo đơn tố cáo của bà Thủy, Công an H.Đức Trọng đến khám xét phòng trọ ông Phòng đang thuê để tìm khẩu súng. Ông Phòng mở tủ lấy khẩu súng ngắn được bao bọc cẩn thận trong mảnh vải giao cho công an, nhưng đó là súng giả, bằng nhựa!
Đại tá Phan Văn Thông, Trưởng công an H.Đức Trọng cho biết: “Việc ông Phòng giả danh công an chúng tôi đã làm rõ; còn việc ông sử dụng khẩu súng giả để “làm oai” với bà Thủy không thể xử lý hình sự, mà bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, chúng tôi đang tiếp tục làm rõ ông Phòng còn tàng trữ khẩu súng nào khác không theo đơn tố cáo của bà Thủy”.
Cũng theo ông Thông, vụ “lừa tình” để lại món nợ sau đám cưới gần 100 triệu đồng xảy ra tại Bến Tre, nếu bà Thủy có đơn tố cáo thì cơ quan chức năng tại Bến Tre sẽ thụ lý, giải quyết.
Video đang HOT
Ông Phòng cùng cô dâu trong ngày cưới (ảnh do bà Thủy cung cấp cho cơ quan công an).
Giả danh Công an lừa tình lẫn tiền
Ngày 18/10/2014, Công an quận Ba Đình, Hà Nội cho biết vừa phối hợp với Công an phường Thành Công điều tra làm rõ vụ Cao Bá Hùng, (31 tuổi), trú tại xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, tạm trú tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa đã có hành vi giả danh Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người.
Theo kết quả điều tra ban đầu, thông qua người quen là chị Ngọc người cùng quê, hiện đang làm việc tại Hà Nội giới thiệu chồng của bạn tên Hùng là cán bộ đang công tác ở Bộ Công an có khả năng xin việc làm, bà Nguyễn Thị Lưu, trú tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên đã làm quen với Hùng để nhờ xin việc cho con trai.
Ngày 13/8, Hùng đã hẹn bà Lưu đến một quán cà phê thuộc phường Thành Công, quận Ba Đình và ra giá suất chạy việc cho con bà Lưu từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng. Để tạo lòng tin với bà Lưu mình là cán bộ Công an, Hùng đã mặc bộ quần áo An ninh nhân dân.
2 ngày sau đó, vẫn mặc bộ quần áo An ninh nhân dân, đeo hàm Đại úy, Hùng tiếp tục hẹn bà Lưu đến quán cà phê nhận hồ sơ và 30 triệu đồng để lo ngoại giao bước đầu.
Đến ngày 20/9, Hùng hẹn bà Lưu ở cổng trụ sở Công an TP Hà Nội trên phố Trần Hưng Đạo và tiếp tục nhận 40 triệu đồng với lời hứa hẹn xin việc cho con trai bà Lưu trong thời gian sớm nhất.
Theo lời Hùng thì đến đầu tháng 10/2014 sẽ có tổ công tác đi thẩm tra lý lịch để tuyển dụng con trai bà Lưu vào ngành Công an. Chờ mãi không thấy tổ công tác về thẩm tra, điện thoại thì Hùng lảng tránh, không nói được thời gian sẽ tuyển con trai vào Công an và bảo nếu bà Lưu không tin tưởng, Hùng sẽ trả lại tiền khiến bà Lưu sinh nghi anh này là cán bộ Công an dởm nên đã trình báo với cơ quan Công an.
Quá trình điều tra, cơ quan Công an quận Ba Đình còn làm rõ việc Hùng lừa chị Nguyễn Thị Minh Nga (29 tuổi), trú tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Trước đây, Hùng có quen biết chị Ng nhưng lâu rồi hai người không có liên hệ với nhau. Cuối tháng 2/2014, Hùng và chị Ng gặp lại, Hùng khoe với chị Ng hiện đang công tác tại Bộ Công an, làm việc tại phố Yết Kiêu và có khả năng xin được cho người học ngoài ngành vào công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
Thấy Hùng thường xuyên mặc quần áo An ninh, tin tưởng Hùng là cán bộ Công an, khi thấy Hùng ngỏ lời yêu và nói hiện tại hoàn cảnh khó khăn, chưa đủ tiền mua nhà, chị Nga đã đồng ý yêu Hùng và 2 người thuê trọ chung tại một ngôi nhà thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Thời gian sống chung với nhau, Hùng nói sẽ xin cho Nga vào làm trong Công an nên chị Nga không mảy may nghi ngờ. Theo lời khai ban đầu của Hùng, đối tượng đã lên mạng internet liên hệ qua facebook với một người để làm giả quyết định tuyển dụng chị Nguyễn Thị Minh Ng vào công tác tại Cục kho vận, Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Bộ Công an. Sau đó, Hùng gửi quyết định giả này vào mail của chị Nga
Để lấy lòng tin của bạn gái, Hùng tiếp tục thuê người làm giả số hiệu CAND mang tên Nguyễn Thị Minh Nga và kiếm bộ quần Cảnh sát mang về đưa cho chị Nga nói rằng chị đã được tuyển vào ngành.
Để tạo lòng tin, Hùng còn đến ngân hàng gửi số tiền 4,6 triệu đồng ghi là tiền của Cục Kho vận thanh toán tiền lương tháng 9/2014 vào tài khoản cá nhân của chị Nga Sau hai ngày, tài khoản của chị Ng tiếp tục nhận được thêm 920 nghìn đồng ghi là tiền thưởng của tháng 9.
Tin tưởng đã được làm cán bộ Công an, chị Nga xin nghỉ việc tại nơi mình làm để chờ được gọi đi làm. Biết chuyện chị Nga được bạn trai trong ngành Công an xin cho việc làm, chị Ngọc, người làm cùng Công ty đã ngỏ ý nhờ Hùng giúp đỡ và giới thiệu Hùng làm quen với bà Lưu nhưng không ngờ sự việc bị bại lộ.
Khi Hùng bị bắt chị Nga mới tá hỏa biết rằng Cao Bá Hùng đã có vợ con và không phải là cán bộ Công an.
* Tên nạn nhân đã được thay đổi.
Theo Đời sống Pháp luật
20 năm tù cho kẻ tự xưng là công an để lừa đảo
Bằng chiêu thức tự xưng là nhân viên VNPT, công an, Viện kiểm sát và yêu cầu các bị hại chuyển tiền qua tài khoản ATM nhằm phục vụ công tác điều tra, các bị cáo đã chiếm đoạt gần 7 tỉ đồng của các nạn nhân.
Các bị cáo trong giờ nghị án tại phiên tòa - Ảnh: Phan Thương
Sau một ngày xét xử, chiều 14.4, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Wu Tung I (42 tuổi, người Đài Loan) 20 năm tù, Võ Ngọc Bích Hiền (30 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) 13 năm tù và 7 đồng phạm gồm: Hồ Nhật Khánh, Lê Trần Lộc, Lê Hoàng Tâm, Nguyễn Văn Phúc, Huỳnh Hữu Kha, Hoàng Bá Lộc, Huỳnh Thị Trinh mức án từ 11 tháng 13 ngày tù (bằng thời gian tạm giam) đến 8 năm tù cùng về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Tòa cũng tuyên bị cáo Lê Thị Thủy Tiên 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội "không tố giác tội phạm".
Theo cáo trạng, từ tháng 11.2013 đến đầu năm 2014, hai bị cáo Wu Tung I và Hiền mua một số lượng lớn thẻ ATM từ Khánh với giá 2 triệu đồng/thẻ để thực hiện hành vi phạm tội.
Sau khi có thẻ trong tay, hai hai bị cáo chủ mưu sử dụng thiết bị viễn thông công nghệ cao, thực hiện các cuộc gọi qua internet, giả mạo số thuê bao của Công an Hà Nội, VNPT gọi điện đến thuê bao cố định của 33 bị hại thông báo nợ cước rồi sau đó giả danh Công an Hà Nội, tiếp tục thông báo các bị hại có liên quan đến vụ án rửa tiền, ma túy. Đồng thời, hai bị cáo còn yêu cầu các bị hại chuyển tiền vào tài khoản ATM mà bọn chúng mua được để điều tra, làm rõ. Do bị mắc lừa, 33 bị hại đã chuyển tổng cộng gần 7 tỉ đồng.
Đối với bị cáo Khánh, để có thẻ cung cấp cho Wu Tung I và Hiền, Khánh liên hệ với các bị cáo còn lại "nhờ" thu gom thẻ bằng cách mua lại từ những người không sử dụng với giá từ 200.000 - 500.000 đồng, sau đó hưởng lợi chênh lệch giá.
Phan Thương
Theo Thanhnien
Trộm chó bị bắt khai sẵn sàng dùng kiếm, ớt bột và vỏ chai để chống trả Hình phạt của người dân đối với những kẻ trộm chó tại Thanh Hóa khá khốc liệt, thế nhưng không hiểu vì lí do gì mà nạn trộm chó ở đây vẫn không hề thuyên giảm? Nguồn tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Ngày 7/4, Công an huyện Yên Định (Thanh Hóa) vừa bắt giữ 2 đối tượng: Phạm Văn...