Ông lão hiện hồn chỉ lối tìm người vợ mất tích?
Sau nỗ lực của hàng trăm người không tìm thấy tăm tích bà cụ mất tích. Bỗng nhiên người cháu gặp một giấc mơ lạ lùng…
Khu rừng nơi phát hiện xác chết của bà lão.
Giấc mơ dị thường chỉ dẫn người thân
Trong lúc cuộc tìm kiếm đang đi vào bế tắc thì ngày 25/3/2013, ông Tài được gia đình giao cho trọng trách về quê ngoại ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa trình báo gia tiên, mong tổ tiên phù hộ cho cuộc tìm kiếm gặp kết quả khả quan.
Tại đây ông gặp người em họ tên là Lê Thế Uy (51 tuổi). Ông Uy là con của ông cậu – em trai bà Len, là người mà bà Len vô cùng yêu thương.
Nhớ lại trước kia khi còn trẻ khỏe,mỗi khi có thời gian là bà Len lại dành hẳn vài tháng để vào thăm quê ngoại. Nhà của người em trai cũng là nơi bà thích ở nhất, ông Uy cũng là đứa cháu mà bà Len cưng nựng nhất.
Sau khi nghe ông Tài kể lại tường tận việc tìm cụ Len vô vọng ra sao, ông Uy nằng nặc đòi theo ông lên Như Thanh để tìm bà bác. Trong 4 ngày liên tiếp sau đó, ông Uy cùng gia đình người anh tiếp tục tổ chức tìm kiếm bà Len nhưng vẫn hình bóng bà vẫn biệt tăm.
Chiều 30/3/2014, ông Uy có nói cùng mọi người trong gia đình về dự cảm của mình: “Nếu sang ngày mai mà không tìm thấy bà thì mãi mãi không tìm được bà nữa đâu”. Tuy nhiên do cả ngày hôm đó đã tìm kiếm vất vả, ai cũng mệt mỏi nên mọi người đều đi ngủ sớm chứ không ai để tâm đến lời nói của ông Uy.
Tới hơn 1h sáng ngày 31/3, tức ngày 1/3 âm lịch, ông Tài được người em họ đánh thức dậy giữa đêm kể cho giấc mơ kỳ lạ. Theo ông Uy thì trong giấc mơ đó ở cách nhà ông Tài không xa có một con đường nhỏ rẽ vào trong núi, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là một hàng cây xanh chạy dài tít tắp, đối diện là một quả đồi trồng hoa màu. Ở đó có một ngôi nhà sàn màu đỏ và ông thấy xuất hiện một người lính già mặc bộ quần áo trấn thủ khẽ vẫy tay trái bảo ông hãy đi về hướng đó.
Giấc mơ quá kỳ quặc khiến ông Uy lạnh sống lưng, giật mình tỉnh dậy ngay trong đêm. Nghe người em kể, theo mô tả quần áo, gương mặt, dáng người bộ đội trong giấc mơ lại thuận tay trái thì ông Tài nhận ra đó không phải ai xa lạ mà chính là người cha quá cố của mình.
Năm xưa, cụ ông đi lính hồi kháng chiến chống Pháp gần 10 năm, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, xuất ngũ rồi mới nên duyên cùng cụ bà. Đến năm 1965, hưởng ứng chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vợ chồng cụ Len rời quê Quảng Xương mang theo 4 người con lên Như Thanh lập nghiệp.
Oái oăm thay, mới ở vùng đất mới được 6 năm thì cụ ông mắc bệnh rồi đột ngột ra đi để lại vợ con bơ vơ. Từ đó, một mình cụ bà vất vả nuôi các con khôn lớn…
“Khi nghe chú Uy kể lại, phần nào đó tôi thấy có hy vọng vì có cảm giác như chính bố tôi biết chỗ mẹ tôi đang nằm nên cố tình hiện về trong giấc mơ để chỉ dẫn anh em chúng tôi tới đón mẹ về vậy. Chắc bố tôi thương mẹ tôi nhiều lắm…
Video đang HOT
Do không phải là người bản xứ, không thuộc địa hình đi lại nên chú Uy phải lấy giấy phác họa ra khung cảnh trong giấc chiêm bao của mình cho cả nhà xem có nơi nào gần giống, hoặc tương tự như vậy không để tiến hành tìm kiếm. Ngay khi chú ấy vừa vẽ xong, chúng tôi nhận ra ngay vì đó là ngọn núi ở gần nhà”, ông Tài kể lại.
Sáng sớm ngày hôm sau, sau khi bày một mâm cỗ đơn giản khấn xin trời đất tổ tiên phù hộ, ông Tài dẫn ông Uy đi trước, còn con cháu, họ mạc và những người trong xóm kéo theo sau. Khi đi qua hồ nước của xã thì đoàn người rẽ vào một con đường đất đi vào hướng đồi, đoạn đường vòng vo kéo dài hơn 7km.
Điều trùng hợp với giấc mơ của ông Uy là con đường đi có một bên vách đá và một bên là hàng cây xanh. Lúc đi vào đây, nhiều người tỏ ra lắc đầu ngao ngán vì trước đó họ đã quần nát nơi này.
Về phần ông Uy, với ông thì mọi thứ ở đây đều giống y như trong giấc mơ của ông. Chỉ có điều khiến ông thực sự băn khoăn là không biết ngôi nhà sàn màu đỏ trong giấc mộng nằm ở vị trí nào?
Sau khi quan sát địa hình, ông Tài phát hiện ra nơi ông và tất cả mọi người đang đứng là một vạt đất đá nằm nhô hẳn ra phía trước, bên dưới là vách đá đan vào nhau cùng với dây leo rậm rịt. Sau khi hỏi mọi người thì chưa có ai xuống dưới khe vực ấy tìm. Linh cảm có điều gì đó nên ông Uy đánh liều xuống tìm.
Lúc này ông chỉ tìm theo cảm tính chứ theo suy luận thì một bà cụ già yếu khó mà xuống nơi địa hình cheo leo như vậy được. Hơn nữa cây cỏ xung quanh khu vực đó không hề có dấu hiệu của dấu chân người.
Lúc đầu, ông Uy cũng định bỏ qua nhưng không biết trời xui đất khiến thế nào, ông lại vén loạt cỏ xanh trước phiến đá để nhìn vào trong.
Vừa nhìn vào bên trong, ông Uy bỗng sững người. Ông không tin vào mắt mình khi bên trong hang đá là một xác người. Tiếng kêu của ông Uy đã khiến mọi người đổ xô tới và nhận ra xác người chính là thi thể bà cụ Len.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Như Thanh đã cử ngay một đội vào phối hợp cùng chính quyền địa phương, gia đình làm công tác khám nghiệm hiện trường, mở rộng điều tra, làm rõ nguyên nhân tử vong của bà cụ Len.
Bà cụ biết trước mình sẽ chết?
Là người trực tiếp khám nghiệm tử thi bà cụ Len, bác sỹ Quách Văn Sơn ( Trưởng Trạm y tế xã Mậu Lâm) cho biết: “Khi chúng tôi tìm đến hiện trường thì ngay từ xa đã ngửi thấy mùi lạ ở trong không khí.Thi thể cụ Len đã vào giai đoạn phân hủy nặng. Thậm chí một số bộ phận trên cơ thể của bà cụ đã bị các loại côn trùng, thú rừng gặm nhấm.
Căn cứ vào những biểu hiện trên thì có thể kết luận là bà Len đã qua đời chỉ khoảng 2 ngày sau khi mất tích. Nguyên nhân tử vong được xác định là do đói và lạnh”, ông Sơn cho biết.
Vị bác sĩ cũng khẳng định, trên cơ thể bà cụ không hề có bất kỳ dấu vết nào của sự tác động ngoại lực, ngoại trừ một số vết xước ở chân do cây cối cào xước. Ngoài ra khi kiểm tra thi thể bà cụ, cơ quan chức năng còn thu được hai vỉ hoạt huyết dưỡng não và vài miếng trầu còn sót lại.
Sự mất tích và cuộc tìm kiếm bà Len đã có quá nhiều sự ly kỳ. Nhưng điều đặc biệt khiến cho mọi người có mặt tại hang đá lúc đó đều không giấu được sự ngạc nhiên đó chính là tư thế ra đi của bà Len.
“Khe vực đó cũng không bình thường, mà sâu bên trong là một hang động với mái vòm rất bắt mắt và vô số thạch nhũ sinh động. Bà cụ nằm trên một phiến đá bằng phẳng, đầu ngay ngắn, hai tay chắp trước ngực giống như đang tận hưởng một giấc ngủ trưa chứ không hề có dấu hiệu gì của sự mệt mỏi, ốm đau.
Tất cả dường như là một sự chuẩn bị sẵn và bà đã thanh thản ra đi”, ông Tài nhớ lại.
Cái chết kỳ lạ của bà cụ Len khiến người dân đặt ra nhiều câu hỏi mà mỗi câu hỏi đều rất khó để tìm lời giải thích thỏa đáng. Tại sao một bà cụ 90 tuổi thường ngày chỉ đi quanh quẩn nhà con cháu lại đột nhiên một mình đi lên núi để rồi bị mất tích?
Tại sao nơi bà nằm rất gần với nơi bà con trong xã canh tác hoa màu, chỉ cách chưa đầy 700m, nếu bà cố gắng cầu cứu thì chắc chắn sẽ có người nghe thấy nhưng lại không có ai biết?
Tại sao hàng ngày có cả trăm người đi qua khu vực đó và gia đình cũng đã tìm kiếm nhiều lần ở khu vực đó nhưng lại không ai phát hiện ra cho đến khi người cháu gặp giấc mơ kì lạ?
Tại sao bà cụ lại chết trong một tư thế rất ngay ngắn và thanh thản như vậy?…
Về lý do tại sao mọi người tìm kiếm nhiều lần nhưng không thấy, bác sĩ Sơn tạm lý giải: “Do hang đá ăn sâu vào bên trong, lại bị phiến đá lớn chắn ngang ở ngoài, dây leo chằng chịt từ trên phủ xuống, cỏ dại bọc xung quanh nên từ trước tới nay rất ít người dân địa phương nào biết nơi đó tồn tại hang này. Chính vì thế không ai nghĩ rằng bà cụ lại nằm ở trong đó”.
Về việc xác bà cụ phân hủy chậm hơn so với bình thường, ông Sơn cho rằng đó có thể là do trong hang đá tương đối thông thoáng, có nhiệt độ thấp, có độ ẩm ổn định và thi thể cụ bà lại nằm ở nơi khô ráo không bị dính nước mưa. Nhưng vì sao cái hang “hóc hiểm” như thế mà bà cụ 90 tuổi lại chui được vào thì ông Sơn cũng lắc đầu không hiểu.
Theo Xahoi
Vụ hỗn chiến vì ngao: Trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung
Ngày 3-4, TAND tỉnh Thanh Hóa đã trả toàn bộ hồ sơ vụ án hỗn chiến vì ngao xảy ra vào tháng 7-2013, làm 3 người chết và 11 người bị thương để điều tra bổ sung do xuất hiện tình tiết mới.
Ngày 3-4, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Thanh Hóa tiếp tục mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hỗn chiến vì ngao trên sông Yên giáp ranh giữa 2 xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương) và xã Hải Châu (huyện Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa.
Hàng trăm người dân ở xã Quảng Nham đã đội mưa đến theo dõi phiên xét xử.
Trong phần xét hỏi và thẩm vấn, 2 bị cáo bị truy tố về tội "Giết người" và "Cố ý gây thương tích" là Nguyễn Văn Tuyển (SN 1987) và Phạm Văn Thành (SN 1994) vẫn cho rằng mình bị ép cung, mớm cung. Bị cáo Thành khẳng định mình không giết người mà thấy chú Tuyển (tức Nguyễn Văn Tuyển) bị nhiều người vây chém nên chạy lại cứu. Sau nhiều lần xét hỏi và thẩm vấn, Thành vẫn nói mình bị ép cung và không giết ông Tô Quốc Dũng (nạn nhân thiệt mạng trong vụ hỗn chiến vì ngao - PV).
Hàng trăm người dân xã Quảng Nham đã kéo đến chứng kiến phiên tòa ngày 3-4
Về điều này, người làm chứng là ông Phạm Văn Dũng (ngụ xã Quảng Nham), cho biết khi cứu ông Tô Quốc Dũng lên bè thì không có Thành ở đó.
Còn Nguyễn Văn Tuyển nói mình chém người chỉ để tự vệ chứ không cố ý giết người. "Lúc chém anh Quân, thấy anh ấy hô là người xã Quảng Bình và xin tha nên bị cáo không chém nữa. Nếu bị cáo mà cố ý chém anh Quân đến chết thì khi anh Quân được cứu lên bè của anh Dũng (Phạm Văn Dũng) thì bị cáo thừa sức chém chết anh Quân" - bị cáo Tuyển khai.
Trong phần tranh tụng, luật sư Vũ Văn Thiệu, đại diện cho 11 bị cáo (trong đó có bị cáo Thành và Tuyển) có đưa ra một số chi tiết cho rằng Tuyển không cố ý giết người và người bị Tuyển chém không phải là anh Quân (người bị tổn hại sức khỏe 38%). "Tuyển khẳng định chém người dưới nước đội mũ bảo hiểm, còn anh Quân khẳng định mình không đội mũ bảo hiểm mà đội mũ phớt. Như vậy ở đây xuất hiện thêm 1 người khác nữa đội mũ bảo hiểm, nên thân chủ của tôi không thể bị truy tố về tội giết người, vì không có căn cứ" - luật sư Thiệu nói.
Một người dân xã Quảng Nham òa khóc tại tòa cho rằng chính người dân bên phía Hải Châu gây sự đánh nhau trước nên mới xảy ra sự việc trên.
Cũng theo luận sư Thiệu, đối với bị cáo Phạm Văn Thành bị truy tố về tội giết người, trong quá trình lấy lời khai lại không có luật sư chỉ định là vi phạm Luật tố tụng hình sự và đề nghị trả hồ sơ vụ án bổ sung lại.
Trong khi đó, luật sư Lê Văn Kiên, đại diện cho gia đình bị hại Tô Quốc Dũng cho rằng Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bỏ lọt tội phạm. Theo luật sư Kiên, những người lái tàu, bè tham gia cuộc hỗn chiến trên sông cũng cần phải đưa ra xét xử mới công bằng và luật sư này cũng yêu cầu tòa án trả lại hồ sơ điều tra lại.
Chiều 3-4, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Lê Thanh Hùng đã trả toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra bổ sung thêm chứng cứ vì trong quá trình xét xử xuất hiện thêm tình tiết mới.
Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, trong 2 ngày 2 và 3-4, TAND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự "Giết người", "Cố ý gây thương tích", "Gây rối trật tự công cộng" đối với 19 bị cáo. Đây là vụ hỗn chiến vì ngao gây hậu quả nghiêm trọng vào tháng 7-2013 khiến 3 người chết và 11 người bị thương.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Thanh Hóa, do lợi ích kinh tế của nguồn lợi thủy sản, các hộ dân 2 bên bờ sông Yên thuộc xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương và xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã tranh chấp nhau về địa giới để khai thác thủy sản. Ngày 5-7-2013, các hộ dân 2 bên xung đột, dùng đá và nhiều hung khí ném vào các bè của nhau trên sông Yên.
Hiện trường xảy ra cuộc hỗn chiến vào trưa ngày 7-7-2013
Sáng 7-7-2013, bên Quảng Nham có 25-30 bè (mỗi bè có từ 2-5 người), bên Hải Châu có 2 bè và 1 thuyền với khoảng 15 người đi ra vùng tranh chấp. Khi bè, thuyền của 2 bên tiến lại gần nhau, hai bên dùng gạch, đá, gậy và các hung khí ném, đánh nhau tạo thành một cuộc "hỗn chiến" dẫn đến 3 người rơi xuống sông chết, 11 người bị thương.
Theo Tuấn Minh (Người Lao Động)
Bị cáo vụ hỗn chiến trên sông 'tố' bị ép cung Tại phiên xử vụ hỗn chiến do tranh chấp bãi nuôi ngao, các bị cáo bất ngờ "tố" điều tra viên ép cung khiến tòa phải trả hồ sơ điều tra lại. Trong 2 ngày (2 -3/4), TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên xử sơ thẩm vụ hỗn chiến trên sông Yên khiến 3 người chết, 9 bị thương. Vụ án này, 19...