Ông lão đầu tư gần 400 triệu đồng xây cầu giúp dân
Chứng kiến người dân tử vong vì tới bệnh viện muộn hay những cháu nhỏ, người già suýt chết đuối… ông Ái dùng số tiền tiết kiệm, vay thêm gần 400 triệu đồng xây cầu cho dân đi.
Xóm Trại, thôn Ninh Duy (xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) có 46 hộ dân (khoảng 100 nhân khẩu) sống gần kênh thủy nông của huyện, chia tách với trung tâm xã bởi phụ lưu sông Luộc. Nơi đây từng được coi là xóm ốc đảo. Con đường độc đạo để ra bên ngoài của cả xóm chỉ có một cây cầu gỗ xập xệ, mục nát từ lâu, có thể đổ bất cứ lúc nào.
Gia đình ông Vũ Văn Ái ( 57 tuổi, trú tại thôn Ninh Duy, xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng) sinh sống ở xóm này từ nhiều đời nay. Ông từng nhiều lần chứng kiến cảnh người dân tử vong vì tới bệnh viện muộn hay những cháu nhỏ, người già suýt chết đuối…
Ông Vũ Văn Ái bên cây cầu mới.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông quyết định dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm và đóng góp của các con cháu, vay mượn thêm được gần 400 triệu đồng để làm một cây cầu bê tông bắc qua kênh trung thủy nông, giúp gia đình, nhân dân trong xóm đi lại thuận lợi.
Ở vùng quê thuần nông này, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, việc ông Ái đầu tư hàng trăm triệu xây cầu phục vụ miễn phí nhu cầu đi lại của nhân dân là chuyện lạ. Có người bảo ông hâm, chơi trội, khi mang tiền nhà đi lo chuyện thiên hạ. Được biết, hoàn cảnh ông Ái cũng còn khó khăn. Ông Ái từng là thợ may. Để nuôi dạy 5 người con ăn học, 2 vợ chồng ông phải trải qua nhiều nghề. Khi các con trưởng thành, con cái dành dụm chút tiền cho cha dưỡng già thì ông dành toàn bộ số tiền làm cầu.
Đầu năm 2013, ông đưa ra quyết định xây cầu thì ai cũng bất ngờ, tưởng ông nói đùa. Trong xã có người học Đại học Giao thông vận tải, ông tìm đến hỏi cách xây được cầu.
Video đang HOT
Theo tính toán, để làm 1 cây cầu bê tông dài 24m, rộng 2,3m, chịu tải 5 tấn mất gần 400 triệu đồng, chưa nói đến tiền công. Người dân xóm Trại đã họp bàn và thống nhất sẽ giúp toàn bộ công xây dựng cây cầu. Ông Ái ra nội thành Hải Phòng tìm những người cùng quê làm kĩ sư cầu đường tại Sở Xây dựng nhờ thiết kế, phác thảo cây cầu theo mô tả. Sau nhiều ngày vất vả đi lại, ông Ái có bản thiết kế cây cầu. Hình dáng cây cầu hiện ra trên giấy, thấy ưng, ông quyết định làm theo.
Được sự đồng ý của UBND xã Khởi Nghĩa và UBND huyện Tiên Lãng, ngày 6/1/2013, cây cầu chính thức được khởi công trong niềm vui của người dân. Thấy ý nghĩa của việc xây cầu, nhiều người dân hai xã Quyết Tiến, Tiên Tiến cùng huyện cũng hăng hái tham gia góp sức xây cầu. Không khí làm cầu sôi nổi vui tươi như ngày hội.
Để kịp tiến độ công việc, người dân thắp điện làm thông đêm. Sau gần 3 tháng thi công, cây cầu hoàn thành trong niềm vui của hàng trăm hộ dân 2 bên đường. Người dân trong làng, trong xã rất phấn khởi, biết ơn ông Ái.
Ghi nhận những việc làm trên, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng trao tặng giấy khen cho ông Vũ Văn Ái, thôn Ninh Duy, xã Khởi Nghĩa do có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo 5 năm 2009 – 2013.
Được biết, trước việc làm thiện nguyện trên, UBND huyện Tiên Lãng đã hỗ trợ cho ông 50 triệu đồng. Theo Chủ tịch UBND xã Khởi Nghĩa Phạm Văn Định, trong 3 năm vận động toàn dân xây dựng nông thôn mới, nhân dân trong xã đóng góp gần 600 triệu đồng và hàng ngàn ngày công; hiến gần 1.000m2 đất thổ cư mở rộng đường thôn, trên 10.000m2 đất canh tác mở rộng đường nội đồng.
Đặc biệt, ông Ái đã bỏ tiền và sự đóng góp công của người dân trong xóm xây dựng một cầu bắc qua kênh trung thủy nông trị giá gần 400 triệu đồng. Cây cầu mới được hoàn thành giúp cho việc đi lại của người dân thuận lợi.
Nhiều người khuyên ông Ái thu phí cầu để bù đắp kinh phí xây cầu nhưng với ông Ái, điều đó không quan trọng. Hằng ngày, ông rất mãn nguyện khi nhìn thấy cảnh những người dân trong thôn, xóm đi lại đông vui trên cây cầu mới. Với ông, không có sự ghi công nào bằng cái tình, cái nghĩa, sự yêu mến của bà con dành cho ông mỗi khi qua cầu.
Theo_Zing News
Về Tân Trào thăm quê hương Cách mạng
Cách đây đúng 70 năm, trong những ngày tháng 12 sục sôi khí thế cách mạng, tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) đã có những chuyển biến cách mạng mang tính chất quyết định, để rồi từ đó Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Di tích Lán Nà Nưa là nơi Bác đã sống từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945 để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945. Bác Hồ chỉ thị: "Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".
Ngày 16 và 17/8/1945, Quốc dân đại hội đã họp thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng trong cả nước, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh và bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng.
Chiều ngày 16/8/1945, tại cây đa Tân Trào, thi hành mệnh lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1, hạ lệnh xuất quân tiến sang giải phóng Thái Nguyên và tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội.
Ngày nay Tân Trào đã mang một diện mạo mới, hòa nhập cùng sự phát triển của đất nước, nhưng những di tích cách mạng 70 năm trước vẫn được lưu giữ, bảo tồn để giáo dục những thế hệ mai sau về một thời "nằm gai nếm mật" không thể nào quên.
Gia Chính
Theo Dantri
Nhật viện trợ 7 dự án y tế, giáo dục, xây cầu Tổng lãnh sự Nhật tại TP.HCM Satoshi Nakajima và các đại diện của 5 tỉnh, thành hôm nay 9.12 lần lượt ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại với tổng số tiền 646.517 USD cho 7 dự án về giáo dục, y tế và xây cầu. Tổng lãnh sự Nhật Satoshi Nakajima (trái) và Giám đốc Bệnh viện đa khoa An...