Ông lão bơm xe và thằng du côn
Hắn bị đánh ghê quá, người xung quanh lo thân mình chạy tứ tán, chẳng ai dám can. Đánh xong đám người ấy tháo chạy trước khi công an kịp đến.
Chiều nào cũng vậy, mỗi lần đi thu tiền bảo kê từ chợ về nhà hắn cũng nhìn thấy ông lão ấy. Ông lão có chòm râu bạc, khuôn mặt bình thản, trải một manh chiếu cũ kỹ trên vỉa hè của con phố tấp nập người qua lại ngồi khoanh chân, bên cạnh có một chiếc bơm. Ngoài ra không có gì hết.
Cả con đường đông người như thế mà chẳng có ai mảy may tới ông lão, ngày này qua tháng khác, ông ấy cứ ngồi như vậy, gương mặt không nhàu nhĩ lam lũ vì thời gian mà cực kỳ nhẹ nhõm, thanh thản. Điều đó làm hắn chú ý…
Bố hắn ngày xưa cũng là thầy giáo, cũng có khuôn mặt điềm tĩnh như nước hồ mùa thu. Hắn coi bố hắn, cùng với các anh hùng trong những câu chuyện ông kể là thần tượng.
Năm hắn lên 9, hình ảnh cuối cùng của ông trong hắn vẫn đẹp hào hùng. Bố chỉ kịp gỡ cái chân bị kẹt của chị kia, rồi đẩy hai mẹ con ra khỏi đường ray tàu lửa. Vụt một cái hắn không thấy bố nữa. Sau này cũng không thấy nữa.
Mẹ hắn đổ bệnh, rồi cũng bỏ ba anh em đi trong một chiều giông gió khi hắn mới 13 tuổi.
Vào cái tuổi trẻ con nhà người ta chỉ việc ăn ngon mặc đẹp, đến trường để hình thành nhân cách, thì hắn bị đẩy ra đường.
“Muốn các em mày có cơm mà ăn thì tự đi kiếm tiền nghe chưa, thằng con hoang?”
Video đang HOT
Hắn thương em lắm, và cái thằng từ bé đã mê võ vẽ và làm việc trượng nghĩa cuối cùng cũng lang bạt giang hồ rồi trở thành một thằng du côn. Chuyên đâm thuê chém mướn, giành địa bàn, thu tiền bảo kê để lấy tiền cho các em nó ăn học.
Đứa bé cũng thi đỗ đại học rồi.
Hắn cũng có nguyên tắc, không đánh người già, phụ nữ và trẻ em – một thằng du côn có nhân cách…
Một ngày nọ, hắn lại đi qua chỗ ông lão bơm xe, dừng lại, không nói không rằng mà dúi vào tay ông lão tờ năm chục rồi đi thẳng, chẳng để ông lão kịp nói gì. Ngày hôm sau, trông thấy hắn từ xa ông lão đã chạy ra chặn lại, dúi lại cho hắn tờ tiền, rồi vỗ nhẹ vai hắn mà rằng:
- Cậu thanh niên này, cám ơn cậu, nhưng lão bơm xe để kiếm sống, chứ không ăn xin!
Nụ cười hiền từ của ông lão khiến hắn đứng thộn ra một lúc lâu, hắn ngắc ngư cái đầu rồi lầm lũi đi về nhà.
Những ngày sau đó, ngày nào hắn cũng rẽ vào bơm xe, lốp xe căng hắn cũng vớ cái bơm của ông lão hì hục bơm cho bằng được rồi trả tiền. Nhưng mỗi lần ông chỉ lấy hắn 5 nghìn. Ngoài hắn ra, hầu như chẳng mấy ai dừng lại để bơm xe ở chỗ ông lão vì cuối đường có hiệu sửa xe máy, cố dắt thêm tí nữa rồi bơm máy cho nhanh, đợi ông cụ lọ mọ bơm có mà hết ngày.
Nhìn bữa cơm 2 nghìn của ông lão mà hắn xót ruột, 1 nghìn cơm 1 nghìn rau. Thế mà mặt ông lúc nào cũng bình thản.
Sau đó hắn lại nghĩ ra cách, vào bãi đỗ xe của cái siêu thị gần đấy xì lốp xe của người ta, rồi tất tả chạy về chỗ ông lão đợi người ta dắt xe đến để bơm xe hộ. Nhưng đến ngày thứ hai là hắn bị bảo vệ phát hiện.
Rồi hắn lại nghĩ, hay là giả vờ làm hỏng cái bơm, rồi đền cho ông lão nhiều tiền một chút. Ấy thế mà chưa kịp thực hiện ý định đấy thì hắn bị người ta quây đánh, ngay gần cửa nhà. Hắn bị đánh ghê quá, người xung quanh lo thân mình chạy tứ tán, chẳng ai dám can. Đánh xong đám người ấy tháo chạy trước khi công an kịp đến. Hắn cố lết ra chỗ ông lão bơm xe ngồi. Gần tới nơi hắn ngã khuỵu, run run móc túi rồi nắm chặt lấy bàn tay ông lão đang bàng hoàng không biết chuyện gì vừa xảy ra. Đến khi người ta đưa hắn lên được xe cứu thương thì hắn đã ngừng thở.
Ông lão bơm xe run rẩy dúi vào tay người mặc áo blous trắng tờ năm trăm nghìn bê bết máu…
Theo Guu
Trong lòng bạn chứa thứ gì?
Tốt và không tốt hoàn toàn không có phân giới rõ ràng, chính xác, có chăng thì chỉ là cảm giác trong lòng người mà thôi.
Có một lữ khách trẻ tuổi tình cờ gặp một người lớn tuổi rất hiểu thiền lý ở trên thảo nguyên, anh ta hỏi cụ già: "Ông sống ở đây có tốt không?"
Cụ già hỏi ngược lại: "Quê hương của cháu như thế nào?"
Người lữ khách nói: "Tệ lắm, vừa bế tắc, vừa lạc hậu"
Cụ già vội nói: "Vậy cháu mau đi đi, ở đây và quê của cháu rất giống nhau".
Sau đó lại có một lữ khách khác đến, cũng hỏi cụ già câu như vậy, cụ già cũng hỏi ngược lại một câu như đã hỏi thanh niên trước, lữ khách mới đến trả lời một cách thâm tình: "Quê cháu rất tốt, đồng ruộng khe suối, cỏ cây nhà cửa, lại có người thân xóm giềng, đều làm cho cháu rất nhớ".
Cụ già bèn nói: "Ở đây cũng đẹp như ở quê của cháu vậy".
Có một người bên cạnh nghe như vậy cảm thấy nghi ngờ không hiểu, hỏi cụ già: "Tại sao cùng một câu hỏi giống nhau, mà cụ lại trả lời khác nhau một trời một vực như thế?"
Cụ già nói: "Tốt và không tốt hoàn toàn không có phân giới rõ ràng, chính xác, có chăng thì chỉ là cảm giác trong lòng người mà thôi. Trong lòng ông chứa thứ gì mới có thể tìm thấy thứ đó".
Nhà thiền có câu: "Người trong lòng đầy bất mãn và trở ngại muốn đi tìm chỗ tốt đẹp để trở về nương náu, nhất định tìm không được; nhưng trong lòng tràn đầy tình yêu và sự đẹp đẽ mới có thể phát hiện được ốc đảo của chính mình. Điều này xem ra dường như là việc phức tạp huyền bí, kỳ thật chỉ là nói rõ một đạo lý: Trên thế giới không có sự việc gì là tuyệt đối, bất cứ tấm thẻ nào trong tay bạn cũng hoàn toàn có hai mặt trái và phải."
Theo Guu
Gai hoa hồng Ông già khó tính nhìn bông hoa được cắm tử tế trong lọ thủy tinh trên bàn, lấy mu bàn tay gạt cái lọ. Cái lọ rơi xuống, vỡ tan tành. Ông đúng là ông già khó chịu! - Becky nói với ông già khi cô đi ra khỏi phòng bệnh của ông ta ở bệnh viện nhân đạo, nơi mà cô đã...