Ông lão bị con đẩy ra vỉa hè lên tiếng
Tại nhà cô con gái, ông Nhân đã tươi cười vui vẻ dù vẫn phải nằm một chỗ. Ông cho biết, ông vẫn ăn uống bình thường.
Sáng ngày 13/9, chúng tôi gặp lại cụ ông Ngô Vi Nhân (cụ ông đã bị con gái, cháu rể trải chiếu đặt ở vỉa hè, con dâu đóng cửa không cho vào nhà) tại chính ngôi nhà của người con gái ruột trên phố Chùa Bộc – Đồng Đa – Hà Nội. Sau hơn 10 tiếng nằm phơi nắng trên vỉa hè phố Núi Trúc, cụ Nhân đã được hai người con gái và cháu rể đưa lại về căn nhà số 6B, phố Chùa Bộc nơi cụ vẫn ở gần chục năm nay.
Bà N.T.H, chủ của ngôi nhà và cũng là con gái ruột của cụ Nhân cho biết, cụ Nhân sau khi xuất viện đã dần ổn định về sức khỏe, cụ ăn uống tốt nhưng mọi sinh hoạt của cụ đều phải có người phục vụ từ a đến z. Vì con dâu chối bỏ trách nhiệm nên trong thời gian tới, cụ Nhân sẽ ở với con gái và con rể tại đây. Mấy người con đẻ của cụ sẽ thay phiên nhau đến chăm sóc bố. Khi nào cậu con trai út sửa xong nhà sẽ đón bố về. Tuy nhiên, nguyện vọng của 3 người con ruột là vẫn muốn đưa được bố về căn nhà số 11, phố Núi Trúc để ông bà được gần nhau, tiện đường chăm sóc cả hai và các con sẽ cùng đóng góp công sức, tiền bạc chăm sóc bố mẹ…
Cụ Ngô Vi Nhân hiện đã được đưa về nhà người con gái ruột trên phố Chùa Bộc. Mọi sinh hoạt của cụ Nhân đều phải có người phục vụ từ a – z. Hiện 3 người con ruột của cụ Nhân đang thay phiên nhau chăm sóc bố
“Chúng tôi đã họp 2 lần và đi đến thống nhất”
Bà H cho biết, trước khi cụ Nhân xuất viện khoảng một tuần, mấy anh em bà H đã họp lại 2 lần và đi đến thống nhất, sẽ đưa tạm cụ về nhà chị dâu để ông bà được gần gũi nhau, tiện đường chăm sóc. Các con sẽ thay phiên nhau đến chăm sóc bố mẹ. Khi nào chú út sửa xong nhà sẽ đón ông về. Và chị dâu đã đồng ý.
Bà H cũng khẳng định, trong cả 2 lần họp lại đều có sự chứng kiến của cụ bà Nguyễn Thị Nhân. Thế nhưng đến ngày cụ ông xuất viện thì chị dâu và cháu gái lật mặt, kiên quyết không cho bố và ông vào nhà.
“Tôi thật sự bất ngờ và sửng sốt trước thái độ của chị dâu và đứa cháu gái. Mọi người đã ngồi lại họp và đi đến thống nhất như vậy trước khi bố xuất viện. Thật không ngờ khi đưa bố đến, chị dâu và cháu gái lại cấm cửa dẫn đến sự việc đau lòng này…”, bà H nói.
Video đang HOT
Cũng theo lời bà H, ngôi nhà số 11, phố Núi Trúc là do bà nội của bà H mua từ năm 1963. Đây vốn là nhà của bố mẹ bà H. Tất cả các anh, chị em của bà H cũng đều sinh, lớn lên và đi lấy chồng, lấy vợ từ ngôi nhà này. Nên việc đưa ông về đây là bình thường và hợp lí. Không có lí do gì mà cụ Nhân lại không được ở trong chính ngôi nhà của mình.
Nói về lí do đặt bố ốm nằm phơi nắng hơn 10 tiếng đồng hồ trên vỉa hè, phố Núi Trúc, bà H nói: “Thì đã thống nhất khi bố xuất viện sẽ đưa về đây thì chúng tôi cứ thế đưa về đây thôi. Chị dâu không mở cửa cho vào thì bắt buộc phải trải chiếu cho bố ngồi, không lẽ để bố ngồi đất? Chị ấy đóng cửa để thách thức thì chúng tôi cũng thách thức lại. Đã thỏa thuận rồi thì cứ đúng thỏa thuận mà thực hiện thôi…”.
Trước câu hỏi, tại sao lại để một ông lão 87 tuổi, ốm đau bệnh tật nằm trên vỉa hè phơi nắng lâu như vậy và có chút gì lo lắng đến sức khỏe của ông cụ không, bà H nói: “Bệnh viện đã cho bố chúng tôi xuất viện có nghĩa là sức khỏe đã ổn định rồi. Sức khỏe của ông hoàn toàn có thể chịu đựng được. Ông ngồi đó không có vấn đề gì cả…”.
Bà H cũng cho biết, từ khi sự việc xảy ra, chị dâu và cháu gái không có bất cứ một lời nào hỏi thăm đến bố chồng và ông nội. 2 người con gái phải thay phiên nhau chăm sóc bố. Cậu con trai út đi công tác chưa về.
Ngôi nhà chứ không phải mớ rau, con cá mà nói cướp là cướp được
“Ngôi nhà chứ không phải mớ rau, con cá ở chợ mà nói cướp là cướp được ngay. Chúng tôi hoàn toàn không có ý định đó. Việc đưa bố về đây sau khi xuất viện chỉ đơn giản là làm đúng như những gì đã thỏa thuận giữa mấy anh chị em và để ông bà được gần gũi nhau lúc tuổi già. Chúng tôi cũng tiện chăm sóc cả bố và mẹ…”, bà H khẳng định.
Bà H cũng cho biết thêm: “Để nói vì chật chội mà không cho ông vào là không đúng. Chật mà vẫn có chỗ cho thuê làm cửa hàng, mỗi tháng đút túi 8 triệu bạc được sao?”.
Hai chị em gái thì đã đi lấy chồng. Cậu con trai út thì bận đi công tác liên miên. Nhà của nó lại đang tu sửa lại. Không nhẽ bắt bố phải ở nhà dột nát? Hợp lí và thuận tình nhất vẫn là đưa bố về ở với chị dâu. Nhà mặt đường tiện việc đi lại, chăm sóc. Cháu gái có lấy chồng thì cũng về nhà chồng. Khi nào ông mất thì chuyển về cũng đâu có sao. Không ngờ chị ấy lại nghĩ chúng tôi có ý định chiếm nhà. Thật không thể chấp nhận được…”.
Ngõ vào ngôi nhà cụ Ngô Vi Nhân đang ở
“Bây giờ tôi không muốn thanh mình và nói thêm bất cứ điều gì nữa. Chị dâu đã lật mặt thì bố chúng tôi, chúng tôi chăm sóc. Tôi cũng không quan tâm chị dâu và cháu gái nói gì, trả lời gì trên báo chí nữa. Hãy để mọi người nhìn vào những gì chúng tôi đã và đang làm cho bố của mình. Càng thanh minh thì dư luận càng đặt dấu hỏi thôi. Người khổ nhất trong chuyện này sẽ là đứa cháu gái của tôi. Nó vẫn chưa lấy chồng…”, bà H nói.
Cũng trong ngày 13/9, PV đã có dịp hỏi thăm sức khỏe cụ ông Ngô Vi Nhân. Tại nhà cô con gái, ông Nhân đã tươi cười vui vẻ dù vẫn phải nằm một chỗ. Ông cho biết, ông vẫn ăn uống bình thường. Khi PV hỏi, sau khi phải nằm phơi nắng, phơi mưa ở trước cửa nhà anh con trai cả và cô con dâu hơn 10 tiếng, ông có buồn không, ông Nhân cười trả lời: “Không”.
Theo 24h
Đẩy bố ốm ra vỉa hè: Con ruột lên tiếng
Khi đưa bố tới, chúng tôi không ngờ chị dâu lại đóng cửa không cho vào nhà, thậm chí cháu gái còn ngồi canh cửa. Chúng tôi đưa bố về đây chỉ để thử lòng chị dâu thôi, còn nhà chúng tôi đủ chỗ để nuôi bố", người con gái ông N. giải thích việc để bố nằm ở vỉa hè.
Các con đã thỏa thuận từ trước?
Sau khi xảy ra vụ việc các con đặt ông N.V.N (87 tuổi) nằm hè phố Núi Trúc (quận Đống Đa, Hà Nội) hơn nửa ngày, bà N.T.H. con gái thứ hai của ông N. đã lên tiếng thanh minh cho việc làm của mình. Bà H. cho biết:
Cả nhà tôi cũng đang rất bất bình với cách cư xử của chị dâu. Trước đây khi ông chưa ốm thì ông sống với tôi, không có vấn đề gì cả, mọi người trong nhà vẫn hòa thuận, nhưng khi ông ốm mới phát sinh vấn đề.
Ông N. bị các con cho nằm vỉa hè hơn nửa ngày từ 12h trưa tới 8h tối, còn con dâu của ông vẫn quyết không mở cửa cho ông vào nhà
Trước khi đưa ông về khoảng một tuần, gia đình đã họp và thống nhất đưa ông về nhà chị dâu (anh trai cả đã mất năm 2010 - PV) để ông bà được ở với nhau và tiện chăm sóc, nếu ông phải đi cấp cứu cũng thuận tiện vì nhà mặt đường. Các con sẽ thay phiên nhau chăm ông.
Đây là nhà của các cụ ngày xưa để lại, ông cũng đã sống ở đây nhiều năm. Nên vệc đưa ông về đây là bình thường và nguyện vọng của ông cũng muốn được chết trên nhà mình.
Trước đây vì ông bà không hợp nhau nên ông sống với tôi, còn bà thì sống với chị dâu trên nhà của ông bà để lại.
Khi ông xuất viện, chúng tôi đã đưa ông về nhà chị dâu. Nhưng tới nơi thì chị dâu nhất quyết không cho ông vào.
Lúc chúng tôi bế ông xuống xe thì chị và cháu gái chạy ra kéo người chúng tôi, không cho chúng tôi bế ông xuống, rồi vào đóng sập cửa lại, tất cả mọi người ngồi ở ngoài.
Bắt buộc chúng tôi phải cho xe chạy ra cách đấy một đoạn, bế ông xuống rồi mới đem lại nhà, nhưng tới nơi thì bác dâu đã khóa chặt cửa và bảo là mất chìa khóa. Còn đứa cháu gái thì ngồi giữ cửa cứ mặc ông nằm dưới đất, vẫn quyết không cho ông vào nhà.
Theo người dân kể lại, từ 12h ngày 7/9, ông N.V.N (87 tuổi) sau 2 tháng nằm việc được các con ông đưa tới đây và đặt ông nằm ở vỉa hè, ngay trước cửa của nhà cô con dâu cả (con trai cả của ông N. mất cách đây hơn 2 năm).
Mắt ông N. nhắm nghiền vì không muốn trông thấy ánh mắt của mọi người
Đáng lẽ việc đưa ông ra viện là của chị dâu, nhưng hôm ông ra viện chị dâu trốn mất, nên chúng tôi phải tới đón ông về. Thậm chí, trước ngày ông ra viện chị dâu còn thu dọn đồ của ông mang tới vứt ở bệnh viện không nói với ai, trong đống đồ có cả sổ hưu trí, sổ bảo hiểm của ông.
Chúng tôi đưa ông về đây chỉ thử lòng thôi, chứ nhà chúng tôi đủ chỗ để nuôi ông. Nên tới tối chúng tôi đã đưa ông về nhà tôi. Vì cậu con trai út đang đi công tác, nhà lại đang sửa, nên đưa về nhà tôi trước, khi nào sức khỏe ông ổn định sẽ tính tiếp.
Hôm đưa ông tới đấy chúng tôi cũng không hiểu sao bà không ra, gọi điện cũng không được. Nhà bị khóa cửa không biết bà bên trong thế nào.
Không cho ông vào vì sợ bị cướp nhà
Ngày xưa gia đình cũng rất quý bác dâu, nhưng từ khi chồng mất thì chị ấy nảy sinh ý nghĩ các em chồng sẽ về chiếm nhà.
Nhà này là của ông bà tôi mua từ năm 1963, sau đấy để lại cho bố tôi, nhưng trước đây do mẹ tôi đứng tên chủ hộ. Hiện nhà đang xảy ra tranh chấp, vì người chủ cũ đã bán nhà cho ông quay trở về đòi lại, nên chưa được cấp sổ đỏ.
Cũng vì có kiện tụng bà phải thường xuyên đi lại, bà lại già yếu nên chị dâu bảo bà chuyển tên chủ hộ cho chị dâu để đi thay.
Giờ chị dâu được đứng tên chủ hộ thì lúc nào cũng nói với mọi người, ai là chủ hộ thì có quyền quyết có cho ông ở hay không. Nên chị dâu quyết không cho ông vào. Trong khi đất này là của các cụ để lại cho ông bà, ông bà vẫn còn sống đấy thì nhà vẫn là của ông bà.
Trước mắt ông ốm thì cho ông về nhà của ông, nhà mặt đường để tiện chăm sóc, còn cháu gái có lấy chồng thì cũng về nhà chồng. Khi nào ông mất thì chuyển về cũng đâu có sao. Giờ gia đình chị ấy vẫn sống bằng tiền cho thuê tầng 1 bán hàng, tháng cũng thu 8 triệu.
Không ngờ bác ấy lại nghĩ chúng tôi có ý định chiếm nhà. Thật không thể chấp nhận được.
Chị dâu không cho ông vào nhà, nhưng lại cho người yêu chưa cưới của con gái về sống cùng. Thậm chí cậu con rể hờ của chị dâu còn đứng ra canh cửa không cho ông vào, cậu ta còn bảo giấy tờ đâu để căn cứ đây là nhà của ông mà đòi đưa ông vào. Lúc đấy tôi mới bảo, cậu chưa là gì của nhà này, cậu chưa đủ tư cách để nói ở đây, lúc đấy cậu ta mới bỏ đi.
Cứ cho là các em không đúng thì nhắc nhở, góp ý, chứ cách cư xử của chị dâu như vậy là không thể chấp nhận được, dù là người qua đường cũng phải giúp, phải cho ở tạm, chứ chưa nói đây lại là bố mình mà ứng xử như thế.
Phường hòa giải: Hộ khẩu ở đâu về nhà đó
Sau khi xảy ra vụ việc, phường đã tổ chức gặp cả gia đình để hòa giải, tại buổi hòa giải tôi cũng đã nói rất rõ, nhà này là của ông bà để lại, tại sao ông lại không được về nhà của mình.
Sau phường bảo là trước khi ốm ông ở đâu thì giờ đem ông về đấy, tôi mới nói là như vậy không được, sao lại để ông ở nhà con rể, ông ốm thì phải để ông ở nhà của ông.
Cách giải quyết của phường là không thỏa đáng, cứ cho là không chấp nhận cho ông ở đây, nhưng trước mắt phải cho ông vào nhà, rồi sau đấy gia đình giải quyết nội bộ. Đằng này phương nói vậy rồi thôi, bỏ mặc.
Theo VNN
Hà Tĩnh: Con trai hành hung người mẹ tật nguyền để lấy vàng Trong lúc có men rượu, đứa con trai ruột Trần Ngọc Thuấn (sinh năm 1979, xa Sơn Giang, huyên Hương Sơn) dí dao vào cổ người mẹ tật nguyền, băt phải đưa chìa khóa két sắt cho vợ y mở két lấy đi 18 chỉ vàng. Ông Phan Văn Chương, Trưởng Công an xã Sơn Giang (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), cho biết:...