Ông lão 20 năm “sống tốt” giữa rừng sâu Quảng Ngãi
Không chịu được ồn ào và đông đúc ở bản làng, người đàn ông tên Châu đã quyết định lên núi cao dựng chòi để sinh sống một mình suốt 20 năm qua.
Đỉnh Cà Đam (huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) quanh năm mây phủ. Nằm ở lừng chừng núi, căn chòi nhỏ là nơi ông Hồ Văn Châu (68 tuổi), ở thôn Tang, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng sinh sống suốt 20 năm qua.
Năm 1997, người đàn ông này đã rời bỏ bản làng để vào rừng lập chòi sinh sống do không chịu được sự ồn ào và đông đúc.
Từ ngày bỏ làng lên núi, người đàn ông dân tộc Cor này đã dựng tổng cộng 5 cái chòi để ở. Chòi được dựng rất sơ sài, tạm bợ trên ba tảng đá lớn, nằm men theo sườn núi bằng cây rừng và lợp bằng lá lồ ô, sộp… Sau này, thấy thương tình, dân làng đã mang lên cho ông vài tấm tôn để lợp mái cho vững chãi hơn.
Để có lương thực sinh sống ở giữa rừng sâu, ông phát một khoảnh rẫy nhỏ gần chòi để gieo lúa. Khi lúa chín ông tuốt bằng tay, đưa về sấy trên gác bếp và khi cần gạo ăn ông lấy ra giã bằng chày, cối tự chế bằng thân cây.
Xung quanh căn chòi của mình, ông Châu trồng rất nhiều rau xanh như rau lang, bầu, bí, ớt, nghệ… để cung cấp cho bữa ăn.
Video đang HOT
Rau xanh là thực phẩm chính ông lão ăn hằng ngày, bên cạnh đó ông cũng tự tạo một số loại bẫy nhỏ để bắt thú rừng (chuột, sóc, chim…) cải thiện bữa ăn.
Thời gian hằng ngày ông dành cho việc ngoài rẫy lúa, vườn rau, bẫy thú và chuẩn bị các bữa ăn.
Bếp là trung tâm và cũng là nơi quan trọng nhất của căn chòi khi đây là nơi ông Châu nấu nướng, ăn cơm và đốt lửa sưởi ấm để ngủ về đêm
Nước sạch được ông dùng ống tre đưa về từ khe suối để nấu ăn, tắm rửa.
Ông lão sống theo kiểu tự cung tự cấp và rất ít khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thi thoảng ông mới gặp những người đi rừng chứ không xuống dưới làng. Khoảng nửa năm một lần, cháu ông từ làng lên tiếp tế bột ngọt, mắm, muối và quần áo cho ông một lần
Tuy sống cô độc một mình giữa rừng sâu, nhưng người đàn ông này vẫn luôn lạc quan và vui vẻ. “Tôi không cảm thấy buồn, tôi thích ở đây hơn vì nó yên tĩnh, không ồn ào”, ông Châu chia sẻ. Ông lão cho biết mình sẽ kết thúc cuộc đời ở đây chứ không về làng.
Sống ở chốn “rừng thiêng nước độc” suốt hai thập kỷ, chưa bao giờ người đàn ông này gặp vấn đề sức khỏe phải nhờ tới bệnh viện. Lâu lâu trái gió trở trời ông hái lá, nhổ rễ cây rừng nấu uống là khỏe lại. Hiện sức khỏe của ông Châu khá tốt dù đã gần 70 tuổi.
Bảo An
Theo Dantri
Huy động xe chữa cháy để dọn bùn sau lũ
Nhiều ngày gồng mình chống chọi với lũ dữ, người dân đã kiệt quệ sức lực. Nhưng ngay khi nước rút, người dân lại gượng dậy, dành chút sức lực ít ỏi còn lại để thu dọn những gì cơn lũ để lại.
Các lực lượng tình nguyện đang tích cực hỗ trợ người dân dọn bùn sau lũ
Với phương châm lũ rút đến đâu khắc phục đến đó, khi trời ngừng mưa và nước các sông bắt đầu rút dần, tỉnh Quảng Ngãi đã huy động các lực lượng như: công an, quân đội, thanh niên... chia làm nhiều hướng đổ về các địa phương bị ngập trong đợt mưa lũ vừa qua để giúp dân khắc phục hậu quả.
Ghi nhận trong ngày 18/12, tại xã Nghĩa Mỹ (huyện Tư Nghĩa) - một địa phương bị ngập nặng, chia cắt nhiều ngày trong đợt lũ vừa qua, nước đã rút hoàn toàn. Tuy nhiên, hậu quả nó để lại là rất nặng nề, xóm làng xơ xác ngập tràn rác, đường giao thông, cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế và nhà dân bị một lớp bùn dày phủ kín, hoa màu của người dân bị hư hỏng hoàn toàn.
Nhiều trường học ở Quảng Ngãi bị ngập trong lũ
Lớp bùn dày bám trên sân trường học
Huy động xe chữa cháy đến dọn bùn sau lũ
Bà Võ Thị Nhung, ở xã Nghĩa Mỹ nhiều ngày nay đã ăn mì tôm sống, uống nước khoáng đóng chai để cầm cự vì nhà bà bị ngâm trong nước nhiều ngày. Đến hôm nay đã là ngày thứ 10 bà không được ăn cơm, mệt lả vì phải đương đầu với lũ trong nhiều ngày, bà Nhung chia sẻ: "Nước rút, lớp bùn dày đóng trên nền nhà nên phải có nhiều người chứ hai vợ chồng tôi thì không thể dọn nổi. May mà có mấy cháu thanh niên đến giúp tạt nước, quét bùn chứ không thì chắc tôi cũng đành để nguyên đó nghỉ ngơi vài ngày cho lại sức rồi mới dọn".
Ông Lê Trung Thành - Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa cho biết, đợt mưa lũ vừa rồi đã gây thiệt hại rất nặng cho địa phương, phải mất một khoảng thời gian rất lâu mới có thể phục hồi được. "Hiện nay địa phương đang cùng người dân vượt khó, trước mắt là cứu trợ người dân vùng ngập, chia cắt sau đó là giúp dân dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống", ông Thành nói.
Hiện nay, mặc dù đã "hụt hơi" sau nhiều ngày chống chọi với lũ nhưng người dân đang cùng với các lực lượng tình nguyện tất bật trong công việc dọn dẹp nhà cửa, ruộng vườn... Bên cạnh đó, tại các trường học, trạm y tế, các đoàn viên thanh niên tình nguyện, bộ đội, công an đang khẩn trương tiến hành lau chùi bàn ghế, dùng chổi quét lớp bùn non dày dưới nền các phòng học, sân trường...
Tại "rốn lũ" Hành Tín Đông (huyện Nghĩa Hành), người dân đang được chính quyền huyện Nghĩa Hành và tỉnh Quảng Ngãi giúp sức trong việc khắc phục hậu quả sau lũ.
Sau gần một buổi vật lộn với bùn đất, hơn 100 chiến sĩ Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi cùng phương tiện đã dọn sạch hàng chục m3 bùn đóng trên bàn ghế, nền phòng học và sân trường tại Trường tiểu học Hành Tín Đông. Với vòi phun áp lực lớn của xe chữa cháy, các chiến sĩ đã đẩy được một khối lượng lớn bùn đất dày bám trên nền phòng học, sân trường.
Thượng tá Đình Cảnh - Trưởng Phòng CS PCCC số 4 (CS PCCC tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: "Nhận được yêu cầu của địa phương, lực lượng PCCC tỉnh Quảng Ngãi đã có mặt ngay lập tức để hỗ trợ trường học khắc phục hậu quả mưa lũ để sớm ổn định việc dạy học".
Theo ước tính, trong đợt mưa lũ vừa qua toàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 15.000 nhà dân bị ngập sâu trong nước từ 1 đến 1,5 m, gần 100 căn nhà bị hư hỏng và sập, hàng nghìn hécta lúa, hoa màu của người dân bị thiệt hại hoàn toàn, trường học, công sở và trạm y tế các địa phương này cũng bị nhấn chìm nhiều ngày trong nước lũ... Bên cạnh việc giúp đỡ người dân dọn dẹp nhà cửa, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi còn phân phát mì tôm, nước khoáng cứu trợ cho nhân dân vùng bị ngập, chia cắt nhiều ngày liền.
Bảo An
Theo Dantri
Trục xuất tàu nước ngoài chở xăng lậu ra khỏi vùng biển Việt Nam Sau một thời gian bị tạm giữ để điều tra, tàu vận tải Danai 8 (quốc tịch Thái Lan) cùng 14 thuyền viên trên tàu vừa bị trục xuất khỏi vùng biển Việt Nam. Theo đó, ngày 12/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành những thủ tục cần thiết và tiến hành trục xuất tàu vận...