Ông Kim thay đổi cách ăn mặc, tạo hình ảnh khác với cha và ông nội
Sự thay đổi trong cách ăn mặc của nhà lãnh đạo Triều Tiên thời gian gần đây khiến giới quan sát nghi ngờ ông muốn tạo nên hình ảnh khác biệt với cha và ông mình.
Trong nhiều sự kiện gần đây, ông Kim Jong Un chọn cách ăn mặc khác với phong cách của hai nhà lãnh đạo tiền nhiệm là cha và ông mình, theo Yonhap.
Ngày 28/11, ông đến địa điểm giám sát buổi thử nghiệm bệ phóng đa tên lửa siêu lớn trong bộ áo măng tô dáng dài màu xanh đen làm bằng da. Trước đó vài ngày, nhà lãnh đạo có chuyến chỉ đạo thực địa tại một cơ sở quân sự trên đảo Changrin, cũng mặc áo măng tô dáng dài màu trắng ngà cùng một chiếc sơ mi xanh dương.
Theo giới quan sát, sự thay đổi phong cách thời trang cho thấy ông Kim có thể đang xây dựng một hình ảnh riêng, tạo khác biệt với cố lãnh đạo Kim Jong Il và cố chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Ông Kim Jong Un giám sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa mới của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
Video đang HOT
Kể từ khi nắm quyền vào năm 2011, ông Kim Jong Un chủ yếu học theo hình ảnh của cha và ông mình. Kiểu tóc vuốt ngược ra sau, cặp kính gọng cứng và bộ đồ đại cán đen kiểu Mao Trạch Đông được xem là phong cách ăn mặc đặc trưng của cố lãnh tụ Triều Tiên.
Việc nhà lãnh đạo trẻ tuổi xây dựng hình ảnh tương tự như ông mình trong những năm đầu cầm quyền là điều không thể tránh khỏi, theo nhận định của nhiều nhà quan sát.
Ông Kim Jong Un tiếp nhận cương vị người lèo lái đất nước sau cái chết đột ngột của cha mình, dù mới có vài năm chuẩn bị. Ông đối diện nhiều thách thức lớn để tập trung quyền lực trong đảng Lao động Triều Tiên, chính quyền và quân đội. Các cơ quan này đều mang đậm dấu ấn của hai cố lãnh đạo Triều Tiên suốt nhiều thập kỷ.
“Ông Kim có vẻ đang tìm cách xây dựng hình ảnh và đặc trưng riêng càng nhiều càng tốt”, Kim Yong Hyun, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Dongguk, Hàn Quốc, nhận định.
Hình ảnh do truyền thông Triều Tiên công bố ngày 25/11 về chuyến thị sát tại đảo Changrin của ông Kim Jong Un. Ảnh: KCNA.
Ông Kim cũng bắt đầu theo đuổi phong cách lãnh đạo khác với các bậc tiền bối, điển hình là chính sách ngoại giao với Mỹ, Trung Quốc và Nga. Ông đã có 3 cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong gần 2 năm qua, bao gồm 2 hội nghị thượng đỉnh và cuộc gặp đột xuất tại Khu phi quân sự liên Triều (DMZ).
Trong khi đó, một số nhà phân tích đánh giá sự thay đổi về phong cách ăn mặc gần đây của ông Kim có thể chủ yếu xuất phát từ sở thích cá nhân, thay vì tham vọng xây dựng hình ảnh lãnh đạo mới của đất nước.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ sự thay đổi báo hiệu những thay đổi lớn sắp tới về chính sách quân sự và đối ngoại. Đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều đang chìm trong bế tắc. Vòng đối thoại mới nhất tại Thụy Điển vẫn không đạt được tiến triển mới. Hai bên vẫn bất đồng về các bước phi hạt nhân hóa và gỡ bỏ cấm vận.
Triều Tiên thời gian qua liên tiếp có những động thái làm gia tăng căng thẳng tình hình bán đảo, với 14 lần thử tên lửa kể từ tháng 5. Đợt thử tên lửa tầm ngắn gần nhất diễn ra vào ngày 28/11. Bình Nhưỡng cũng đặt hạn chót cho Washington thay đổi yêu sách đàm phán là cuối năm 2019.
Theo news.zing.vn
Triều Tiên đưa chú của ông Kim Jong Un từ châu Âu về nước
Chú của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã trở về quê nhà sau hơn 30 làm việc với tư cách phái viên tại châu Âu, cơ quan tình báo của Hàn Quốc cho biết.
Cùng với việc đưa tin về sự trở lại của ông Kim Pyong Il, truyền thông Hàn Quốc cũng suy đoán về lý do cho động thái của Bình Nhưỡng. Một số cho rằng ông sẽ bị thanh trừng.
Tuy nhiên, theo Maeil Business Newspaper, ông Kim Jong Un không xem ông Kim Pyong Il là mối đe dọa với quyền lãnh đạo của mình. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã củng cố quyền lực của mình và ông Kim Pyong Il cũng không chỉ trích chế độ hiện tại, tờ báo viết.
Ông Kim Pyong Il, trong bức ảnh năm 2015 ở Prague, từng là đại sứ của Triều Tiên tại Cộng hòa Séc. Ảnh: AP.
Theo Nikkei Asian Review, trước khi về nước, ông Kim Pyong Il làm đại sứ của Triều Tiên tại Cộng hòa Séc.
Đặc phái viên 65 tuổi là em cùng cha khác mẹ của cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il. Ông đã thất bại trong cuộc cạnh tranh để kế vị cha của họ - ông Kim Nhật Thành, lãnh tụ đầu tiên của đất nước - mặc dù nhận được sự ủng hộ từ mẹ ruột.
Ông Kim Pyong Il được bổ nhiệm làm đặc phái viên hàng đầu tại Hungary năm 1988. Ông tiếp tục làm đại sứ Triều Tiên tại nhiều quốc gia châu Âu những năm sau đó.
Theo news.zing.vn
Ông Kim Jong-un từ chối dự Hội nghị cấp cao đặc biệt Hàn Quốc-ASEAN Hội nghị cấp cao đặc biệt Hàn Quốc-ASEAN theo kế hoạch diễn ra trong 2 ngày 25 và 26/11 tới, tại thành phố cảng Busan, Đông Nam Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: Yonhap/ TTXVN) Ngày 21/11, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un sẽ không tham dự Hội...