Ông Kim Jong-un tuyên chiến với “bệnh ung thư” từ làn sóng văn hóa Hàn Quốc
Triều Tiên ngày càng lo ngại về sự phổ biến của văn hóa Hàn Quốc trong đời sống xã hội ở nước này, thậm chí coi đây là căn bệnh “ung thư”.
Văn hóa Hàn Quốc ngày càng lan rộng trong giới trẻ Triều Tiên (Ảnh minh họa: EPA).
Sau khi thu hút được người hâm mộ trên toàn thế giới, văn hóa nhạc pop của Hàn Quốc ( K-pop) đã tràn vào biên giới cuối cùng – Triều Tiên. Ảnh hưởng ngày càng tăng của K-pop tại Triều Tiên khiến nhà lãnh đạo Kim Jong-un phải tuyên bố một “cuộc chiến văn hóa” mới để ngăn chặn làn sóng này.
Theo New York Times , trong những tháng gần đây, hiếm có ngày nào trôi qua mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un hoặc các phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên không cảnh báo về những tác động “chống chủ nghĩa xã hội và phi chủ nghĩa xã hội” đang lan rộng ở Triều Tiên, đặc biệt là phim điện ảnh, phim truyền hình và video nhạc pop của Hàn Quốc.
Ông Kim Jong Un gọi đây là một “căn bệnh ung thư quái ác”, làm hư hại “ trang phục, kiểu tóc, ngôn ngữ và hành vi” của giới trẻ Triều Tiên. Truyền thông nhà nước Triều Tiên cảnh báo nếu không được kiểm soát, văn hóa Hàn Quốc sẽ khiến Triều Tiên “đổ nát như một bức tường ẩm”.
Những cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế của Triều Tiên đang gặp khó khăn và hoạt động ngoại giao của Bình Nhưỡng với phương Tây bị đình trệ. New York Times cho rằng bối cảnh này có lẽ đã khiến giới trẻ Triều Tiên dễ tiếp nhận ảnh hưởng từ bên ngoài và chống lại sự kiểm soát của nhà nước.
Các sản phẩm giải trí Hàn Quốc giờ đây đã được nhập lậu từ Trung Quốc vào Triều Tiên và thu hút sự quan tâm của các thanh niên Triều Tiên. Tuy nhiên, họ chỉ có thể xem lén những sản phẩm này sau những cánh cửa khép kín, theo New York Times .
Sự hiện diện của văn hóa phẩm Hàn Quốc đã trở nên đáng báo động đến mức Triều Tiên đã ban hành một luật mới vào tháng 12 năm ngoái.
Theo các nhà lập pháp Hàn Quốc – những người nhận thông tin từ giới chức tình báo, và theo các tài liệu nội bộ của Triều Tiên mà trang web Daily NK ở Hàn Quốc tiếp cận được, hình phạt dành cho những người xem hoặc sở hữu văn hóa phẩm của Hàn Quốc tại Triều Tiên sẽ kéo dài từ 5 đến 15 năm trong các trại cải tạo. Trước đây, hình phạt tối đa cho những tội này chỉ là 5 năm lao động cải tạo.
Video đang HOT
Cũng theo các nguồn tin trên, bất kỳ đối tượng nào tuồn các văn hóa phẩm giải trí của Hàn Quốc cho người dân Triều Tiên có thể phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc hơn, bao gồm cả án tử hình. Luật mới của Triều Tiên cũng áp mức hình phạt lao động cải tạo lên đến 2 năm đối với những ai “nói, viết hoặc hát theo phong cách Hàn Quốc”.
Sau khi luật mới được ban hành, ông Kim Jong-un vẫn tiếp tục đưa ra những cảnh báo về ảnh hưởng từ văn hóa bên ngoài. Vào tháng 2, ông lệnh cho tất cả các tỉnh, thành phố và quận huyện phải kiên quyết dập tắt các khuynh hướng tư bản chủ nghĩa đang trỗi dậy. Vào tháng 4, ông cảnh báo có “sự thay đổi nghiêm trọng” đang diễn ra trong “tư tưởng và tinh thần” của thanh niên Triều Tiên.
“Đối với ông Kim Jong-un, cuộc xâm chiếm về văn hóa từ Hàn Quốc đã vượt quá mức có thể chấp nhận được. Nếu điều này không được kiểm soát, ông Kim lo ngại người dân của ông có thể bắt đầu coi Hàn Quốc như một phương án thay thế Triều Tiên”, Jiro Ishimaru, tổng biên tập của Asia Press International – trang web chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên, cho biết.
Nhấn để phóng to ảnh
Ông Kim Jong-un họp cùng các quan chức cấp cao của Triều Tiên (Ảnh: Reuters).
Theo các tài liệu của chính phủ Triều Tiên mà Asia Press tiếp cận được, phụ nữ ở Triều Tiên không còn gọi những người hẹn hò với họ là “đồng chí” nữa. Thay vào đó, nhiều người bắt đầu gọi là “oppa” hoặc “anh yêu”, tương tự các cô gái trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc.
Các tài liệu cho biết, gia đình của những người bị phát hiện “bắt chước giọng Hàn Quốc” trong các cuộc trò chuyện hàng ngày hoặc trong tin nhắn của họ có thể bị trục xuất khỏi các thành phố như một động thái cảnh báo.
Theo New York Times , đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên chống lại một “cuộc xâm chiếm về ý thức hệ và văn hóa”. Tất cả đài phát thanh và tivi tại Triều Tiên đều được cài đặt sẵn để chỉ nhận các chương trình phát sóng của chính phủ.
Internet cũng không được phổ biến tại Triều Tiên. Các đội kỷ luật thường tuần tra trên đường phố, nhắc nhở những người đàn ông để tóc dài và phụ nữ mặc váy quá ngắn hoặc mặc quần quá chật. Theo thông tin từ Đại sứ quán Nga ở Bình Nhưỡng, màu tóc nhuộm duy nhất ở Triều Tiên là màu đen.
Trong một cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Hòa bình và Thống nhất thuộc Đại học Quốc gia Seoul thực hiện với 116 người đào tẩu khỏi Triều Tiên vào năm 2018 hoặc 2019, gần một nửa cho biết họ “thường xuyên” xem các chương trình giải trí của Hàn Quốc khi ở Triều Tiên.
Theo các tài liệu của Daily NK , Triều Tiên đã kêu gọi người dân báo tin nếu phát hiện những người khác xem phim truyền hình Hàn Quốc. Tuy nhiên, hiện tượng truyền bá các ấn phẩm Hàn Quốc không những không biến mất mà còn tiếp tục diễn ra.
Ông Kim Jong-un từng có giai đoạn mở cửa hơn với văn hóa bên ngoài. Năm 2012, truyền hình nhà nước Triều Tiên từng chiếu cảnh ông hứng thú khi theo dõi tiết mục biểu diễn của một nhóm nhạc với ca khúc mang chủ đề nước ngoài.
Các ki-ốt được chính phủ cấp phép ở Bình Nhưỡng cũng bán các bộ phim yêu thích của hãng phim Disney. Đại sứ quán Nga cho biết vào năm 2017, các nhà hàng ở Triều Tiên đã chiếu các bộ phim nước ngoài, các buổi hòa nhạc và chương trình truyền hình.
Tuy nhiên, niềm tin của ông Kim Jong-un đã suy yếu sau khi quan hệ ngoại giao của ông với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sụp đổ vào năm 2019, trong khi Triều Tiên không được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Kể từ đó, ông Kim Jong-un tuyên bố sẽ dẫn dắt Triều Tiên vượt qua khó khăn bằng cách xây dựng một “nền kinh tế tự lực cánh sinh”, ít phụ thuộc vào thương mại với thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến khiến nền kinh tế Triều Tiên gặp nhiều khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, Triều Tiên được cho là phải siết chặt việc quản lý để tránh tình trạng bất ổn.
Trên 40,6 triệu người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến gần 21h30 ngày 22/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 58.643.152 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.388.998 ca tử vong.
Số ca được điều trị khỏi là 40.602.314 người. Hiện vẫn còn 102.445 bệnh nhân COVID-19 đang ở tình trạng bệnh nặng và nguy kịch.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN
Mỹ tiếp tục là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh COVID-19 với 261.841 ca tử vong trong tổng số 12.457.447 ca mắc. Đứng sau Mỹ trong danh sách các nước chịu tổn thất nhất là Brazil với 169.016 ca tử vong trong số 6.052.786 ca mắc COVID-19. Ấn Độ có 133.385 ca tử vong trong 9.107.622 ca mắc.
Tại châu Á, Hàn Quốc ngày 22/11 ghi nhận thêm 330 ca nhiễm mới, trở thành ngày thứ năm liên tiếp có số ca nhiễm trong ngày vượt trên 300 ca. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Hàn Quốc là 30.733 ca, trong đó có 505 ca tử vong.
Trong bối cảnh số ca nhiễm tiếp tục gia tăng, Chính phủ Hàn Quốc quyết định siết chặt hơn các quy định về giãn cách xã hội đối với vùng thủ đô Seoul và khu vực Đông Nam. Cụ thể, mức giãn cách xã hội cấp độ 2, mức cao thứ ba trong hệ thống cảnh báo dịch COVID-19 gồm 5 cấp ở nước này, sẽ được áp dụng tại vùng thủ đô Seoul, trong khi tỉnh North Jeolla và South Jeolla sẽ ở cấp độ 1,5 trong hai tuần, bắt đầu từ ngày 24/11. Theo cấp độ 2, các cuộc tụ tập từ 100 người trở lên sẽ bị cấm, trong khi những cơ sở có xu hướng dễ lây nhiễm như câu lạc bộ ban đêm... đều phải ngừng hoạt động. Các nhà hàng chỉ được phép phục vụ cho đến 21h với dịch vụ giao đồ ăn tận nhà hay cho khách hàng tự mang về. Các cơ sở thể thao trong nhà như phòng tập thể dục, câu lạc bộ bida phải ngừng hoạt động sau 21h, các sự kiện thể thao chỉ được phép có số người tham dự ở mức 10% sức chứa tối đa...
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo cấp độ 1,5, người dân vẫn được phép tiến hành các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh và người dân được yêu cầu tuân thủ các quy định phòng dịch đã được siết chặt.
Cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết nước này sẽ áp đặt trở lại mức hạn chế số người tham dự sự kiện thể thao hay các sự kiện lớn khác nhằm kiềm chế dịch COVID-19 đang lây lan mạnh. Mức giới hạn sẽ được áp dụng tại những vùng có số ca nhiễm tăng mạnh. Nhật Bản ngày 22/11 ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất từ trước tới nay, với 2.596 trường hợp. Riêng tại Tokyo, số ca nhiễm là 539.
Tại châu Âu, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca mắc duy trì đà tăng. Tại Nga, tổng số bệnh nhân COVID-19 là 2,08 triệu ca (sau khi có thêm 24.581 ca nhiễm mới), trở là nước có số ca nhiễm cao thứ hai châu Âu sau Pháp (2,12 triệu ca). Đức có thêm 15.741 ca nhiễm trong 24 giờ qua, số ca mắc COVID-19 ở nước này là 918.269. Bulgaria ghi nhận số ca nhiễm tăng gấp 3 lần trong gần 4 tuần qua, lên 120.697 ca (tính đến sáng 22/11).
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Bồ Đào Nha, Thủ tướng Antonio Costa đã công bố lệnh cấm tự do đi lại giữa các thành phố trong 2 ngày lễ sắp tới là Ngày Khôi phục độc lập (1/12) và Ngày của Mẹ (8/12). Lệnh cấm tự do đi lại có hiệu lực từ ngày 28/11 đến ngày 2/12 và từ ngày 4/12 đến ngày 9/12, nằm trong một loạt biện pháp mới trong khuôn khổ tình trạng khẩn cấp mà Chính phủ Bồ Đào Nha dự kiến khôi phục và có hiệu lực từ ngày 24/11 tới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Trong số các biện pháp mới có quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi làm việc, đình chỉ mọi hoạt động giảng dạy vào ngày 30/11 và 7/12, trước thềm 2 ngày lễ trên.
Tại Đức, các biện pháp hạn chế, bao gồm lệnh phong tỏa từng phần trong vòng 1 tháng, áp dụng từ ngày 2/11 nhằm ứng phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai sắp hết hạn. Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz nhấn mạnh diễn biến dịch bệnh hiện nay cho thấy các biện pháp hạn chế đang được áp dụng cần được gia hạn sau ngày 30/11. Trong khi đó, lãnh đạo đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) ở bang Bavaria, ông Markus Soeder cho rằng các biện pháp đang được triển khai cần được gia hạn 3 tuần, tức đến ngày 20/12.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có cách tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 trong cuộc chiến cấp bách chống đại dịch COVID-19 hiện nay.
Trong khi đó, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp một loại kháng thể tổng hợp do công ty công nghệ sinh học Regeneron bào chế để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Loại kháng thể tổng hợp này kết hợp 2 kháng thể mạnh kiểm soát lây nhiễm, qua đó bệnh nhân không cần phải thăm khám y tế nhiều trong thời gian mắc bệnh. Kháng thể của Regeneron chỉ được sử dụng điều trị cho những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và có nguy cơ cao bệnh diễn biến nặng hơn. Có bằng chứng kháng thể này có tác dụng tốt nhất vào giai đoạn đầu mắc bệnh, trước khi virus lan ra toàn cơ thể. Kháng thể của Regeneron không được dùng cho những người đã nhập viện hoặc phải sử dụng máy trợ thở.
Sóng Covid-19 thứ ba đe dọa Hàn Quốc Giới chức y tế Hàn Quốc cảnh báo nước này có thể đối mặt sóng Covid-19 thứ ba, lớn nhất từ trước tới nay, nếu không sớm kiểm soát tình hình. Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) đêm 20/11 báo cáo thêm 386 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 30.403, trong...