Ông Kim Jong-un thị sát Lực lượng Không quân giữa tin đồn hạt nhân
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ thị sát Lực lượng Không quân của Triều Tiên trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin liên quan tới việc nước này khôi phục hoạt động tại bãi thử hạt nhân Yongbyon.
Ảnh: KCNA
Hôm 16/4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bất ngờ thăm một đơn vị không quân và chỉ đạo ngay tại hiện trường cuộc diễn tập bay chiến đấu.
Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên, ông Kim Jong-un đã tới thị sát Đơn vị số 1017 thuộc Lực lượng Hàng không và Phòng không của Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
Trong suốt quá trình thị sát tại hiện trường, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chỉ đạo các phi công cần phải thực hiện các hành động cất cánh và biểu diễn những hoạt động tác chiến trên không khó khăn và phức tạp.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thể hiện thái độ rất hài lòng trước sự biểu hiện xuất sắc của các phi công và khả năng sẵn sàng chiến đấu xuất sắc để thực hiện bất kỳ nhiệm vụ tác chiến nào trong mọi điều kiện và môi trường của Lực lượng Không quân Triều Tiên.
Trong chuyến thị sát này ông Kim Jong-un còn căn dặn: “Tất cả phi công phải luôn luôn khắc ghi sự kỳ vọng của tổ quốc và nhân dân, kiên quyết chuẩn bị để trở thành con chim đại bàng bất khuất hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chiến đấu”.
Video đang HOT
Đây là chuyến thị sát công khai đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên đối với các hoạt động quân sự của nước này trong vòng 5 tháng qua.
Trước đó, vào tháng 11/2018, nhà lãnh đạo này đã tiến hành thị sát cuộc thử nghiệm vũ khí chiến lược cực kỳ tối tân mới phát triển của quân đội nước này.
Chuyến thị sát của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin liên quan tới việc nước này khôi phục hoạt động của bãi thử hạt nhân Yongbyon.
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Washington hôm 17/4 cho biết, hình ảnh vệ tinh của bãi thử hạt nhân Yongbyon từ ngày 12/4 cho thấy có 5 đường ray chuyên dụng gần Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Yongbyon ở tỉnh Bắc Pyongan.
Động thái này có thể là dấu hiệu của việc vận chuyển chất phóng xạ và có thể liên quan tới việc tái xử lý chất phóng xạ thành nhiên liệu chế tạo bom hạt nhân.
ĐỨC THỨC
Theo TPO
Trung Quốc lại đang thử Hoa Kỳ trên biển Hoa Đông
Việc Trung Quốc thành công trong tiến trình "Phần Lan hóa" [là quá trình mà theo đó một quốc gia hùng mạnh có tác động mạnh mẽ đến các chính sách của một quốc gia láng giềng nhỏ hơn .
Trong khi cho phép nó giữ được nền độc lập và hệ thống chính trị của riêng mình] hay đánh bại Nhật Bản và Đài Loan sẽ làm tiêu tan hy vọng của các chính phủ nước ngoài trông cậy vào Washington về mặt an ninh.
Máy bay chiến đấu J-16 của quân đội Trung Quốc.
Vào ngày 30.3, Lực lượng Không quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã đưa 4 máy bay ném bom chiến lược tầm xa, các máy bay trinh sát gây nhiễu điện tử và 2 hoặc nhiều hơn các máy bay chiến đấu bay trên vùng biển quốc tế thuộc vịnh Miyako, có khoảng cách khoảng 281km tính từ vịnh tới quần đảo Okinawa của Nhật Bản.
Đây không phải là một sự tình cờ vì 2 ngày trước đó, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản thì Hải quân Trung Quốc đã đưa 2 tàu khu trục loại nhỏ trang bị tên lửa dẫn đường và 1 tàu tiếp vận từ vùng biển Hoa Đông tới khu vực trung tâm Thái Bình Dương. Eo biển Miyako là một hành lang quan trọng giữa biển Hoa Đông và Thái Bình Dương. Nếu có xung đột, Trung Quốc triển khai tàu chiến vào khu vực trung tâm Thái Bình Dương sẽ phải tìm kiếm đường đi thông qua vịnh Miyako. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đáp trả bằng cách đưa các máy bay chiến đấu tới để ngăn chặn máy bay Trung Quốc.
Vào ngày tiếp theo 31.3, hai máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến chia eo biển Đài Loan giữa Đài Loan và Trung Hoa Đại Lục. Đài Loan đã đưa máy bay chiến đấu để chặn vi phạm bất ngờ đường biên được cả 2 bên ngầm hiểu từ lâu rằng sẽ không bên nào vượt quá đường trung tuyến này. Lần cuối, Trung Quốc cố ý vi phạm nó là từ 20 năm trước.
Cả Nhật Bản và Đài Loan trong những ngày vừa qua đều không gây ra nguyên nhân gì trong những sự kiện mới trên biển Hoa Đông. Trung Quốc đã gia tăng sự khiêu khích với cả Đài Bắc và Tokyo bằng cách gia tăng tần suất xâm nhập trong những năm vừa qua. Nhật Bản đã phải đưa máy bay chiến đấu để ngăn chặn không quân Trung Quốc vào đầu tháng 3 và tháng 2 năm nay, và mỗi tháng kể từ tháng 6.2018 tại biển Hoa Đông và thường là trên không phận khu vực eo biển Miyako.
Tương tự, Trung Quốc đã gia tăng sự khiêu khích trực tiếp với Đài Loan trong 12 tháng vừa qua bao gồm cả việc đưa hải quân đi vòng quanh Đài Lona, có lần còn đưa tàu sân bay Liêu Ninh đi qua eo biển Đài Loan.
Vẫn chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng Trung Quốc đang chuẩn bị để bắt đầu những hành vi thù địch chống lại Đài Loan hay Nhật Bản. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn chưa loại bỏ việc sẽ đưa lực lượng "để thống nhất" Đài Loan với đại lục. Và các cuộc tập trận mô phỏng những bước đi của quân đội trong một cuộc xung đột thực thụ là những chiến thuật tiêu chuẩn của lực lượng vũ trang. Họ mô phỏng một kẻ gây hấn với thông tin quan trọng về năng lực tình báo tiềm năng của đối thủ, kỹ năng chỉ huy và kiểm soát, thời gian đáp trả và sự tinh nhuệ về chiến thuật.
Năm nay là năm thứ 40, Hoa Kỳ ban hành "Luật Quan hệ với Đài Loan", bộ luật yêu cầu Hoa Kỳ phải cung cấp các "điều khoản và sự giúp đỡ" để giúp Đài Loan tự bảo vệ mình. Luật tuyên bố rằng, bất cứ nỗ lực nào để định hình tương lai của Đài Loan mà không bằng các phương tiện hòa bình "sẽ là mối đe dọa tới hòa bình và an ninh của tây Thái Bình Dương và là mối quan ngại nghiêm trọng với Hoa Kỳ". Thực tế này vẫn chưa thay đổi trong 40 năm nay. Họ đã nhấn mạnh nó vì Trung Quốc tiếp tục các chương trình hiện đại hóa quân sự với nguồn tài chính dồi dào cùng với tốc độ nhanh chóng, cùng với việc gia tăng sự gây hấn trong khu vực. Đài Loan nằm ở trung tâm của chuỗi đảo trên đường vòng của miền ven biển phía đông Châu Á. Nếu Trung Quốc có Đài Loan, thì họ sẽ có thể tiếp cận vùng trung tâm Thái Bình Dương bao gồm cả Hawaii mà không ai ngăn cản nổi. Đồng thời, điều này cũng sẽ cho phép Trung Quốc tạo ra mối đe dọa nguy hiểm hơn với các đồng minh nằm trên chuỗi đảo như Philippines và Nhật Bản.
Nhật Bản là đồng minh duy nhất mà Hoa Kỳ phải có trách nhiệm hàng đầu trong việc phòng thủ cho đất nước này. Việc Nhật Bản bại trận hay quy thuận Trung Quốc sẽ kết thúc hơn 1 thế kỷ làm siêu cường trong khu vực Thái Bình Dương của Hoa Kỳ như dòng chảy thương mại, kỹ thuật và trách nhiệm làm đối trọng an ninh với Trung Quốc.
Việc Trung Quốc thành công trong tiến trình "Phần Lan hóa" [là quá trình mà theo đó một quốc gia hùng mạnh có tác động mạnh mẽ đến các chính sách của một quốc gia láng giềng nhỏ hơn, trong khi cho phép nó giữ được nền độc lập và hệ thống chính trị của riêng mình] hay đánh bại Nhật Bản và Đài Loan sẽ làm tiêu tan hy vọng của các chính phủ nước ngoài dựa vào Washington về mặt an ninh.
Tổng thống Donald Trump cần hành động một cách nhanh chóng và kiên quyết để khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy rằng Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và đối tác Châu Á chống lại việc leo thang khiêu khích của Trung Quốc tại vùng Đông Á.
Cụ thể, chính quyền của tổng thống Trump cần ngay lập tức kết thúc và ký kết thỏa thuận bán 60 chiếc máy bay chiến đấu F-16V cho Đài Loan. Hoa Kỳ đã hứa nhưng chưa thực hiện việc bán các máy bay chiến đấu hiện đại cho Đài Loan trong 27 năm. Đài Loan cần chúng trong các sự kiện như ngày 31.3 hay trong những năm trước đó. Chúng sẽ không thể đảo ngược được khoảng cách khổng lồ giữa sự phòng thủ của Đài Loan với lực lượng vũ trang và những hành động khiêu khích của Trung Quốc. Nhưng chúng sẽ minh chứng cho cam kết của Hoa Kỳ với việc phòng thủ Đài Loan và nó mang tính cấp thiết kể ngăn chặn Trung Quốc.
Để thể hiện sự ủng hộ với cả Nhật Bản và Đài Loan, Trung Quốc nên đưa nhóm tàu tấn công USS Wasp và nhóm tàu sân bay tấn công USS Ronald Reagan từ cảng tại Nhật Bản để đi đến eo biển Miyako và tiếp tục hải hành qua eo biển Đài Loang.
Những bằng chứng rõ ràng sẽ có hiệu quả hơn là tuyên bố của chính phủ Hoa Kỳ. Những hành động không chỉ được đề cập ở trên, là cần thiết để ngăn chặn xung đột tại Biển Đông biển Hoa Đông. Cuối cùng, hành vi gây hấn của Trung Quốc trong những ngày qua là để thử xem các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sẽ làm gì. Tổng thống Trump cần thúc đẩy mục tiêu hòa bình bằng câu trả lời kiên quyết.
Tiệp Nguyễn (chuyển ngữ)
Theo Datviet
JH-7: 'Nhà máy chế tạo...quả phụ' hay 'Quan tài bay' Trung Quốc? Tỷ lệ tai nạn 12/300 đã khiến tiêm kích bom JH-7 của Trung Quốc được mệnh danh là "Nhà chế tạo quả phụ" hay "Quan tài bay" JH-7A. Máy bay JH-7A Trung Quốc gặp tai nạn Chinanews của Trung Quốc ngày 29/3 đưa tin, bình luận về việc gần đây một chiến đấu cơ Trung Quốc gặp nạn, Cục trưởng Cục thông tin,...