Ông Kim Jong-un sẽ gặp ông Donald Trump vào tháng 12 tới?
Theo NIS, Triều Tiên và Mỹ dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán cấp chuyên viên trong tháng này hoặc muộn nhất là vào đầu tháng 12.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) trong cuộc gặp thượng đỉnh với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội ngày 27/2/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hãng tin Yonhap dẫn đánh giá của Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đã quyết định tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 12 tới, trước thời hạn chót vào cuối năm mà Bình Nhưỡng đã đặt ra nhằm đạt được thỏa thuận hạt nhân với Washington.
NIS đã đưa ra đánh giá trong phiên họp kín của Quốc hội Hàn Quốc ngày 4/11.
Theo NIS, Triều Tiên và Mỹ dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán cấp chuyên viên trong tháng này hoặc muộn nhất là vào đầu tháng 12.
NIS cũng đang thận trọng đánh giá về khả năng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ thăm Trung Quốc trong năm 2019 này trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay.
Theo NIS, Bình Nhưỡng và Bắc Kinh dường như đang tham vấn về khả năng ông Kim Jong-un tới thăm Bắc Kinh.
Video đang HOT
Trong cả 2 lần trước khi gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore hồi tháng 6/2018 và Hà Nội vào tháng 2/2019, ông Kim Jong-un đều tới Trung Quốc, hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh tiến trình đàm phán về phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên lâm vào bế tắc, trong khi Bình Nhưỡng vẫn liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa tầm ngắn.
Mới đây, ngày 5/10, Bình Nhưỡng và Washington đã tiến hành cuộc đàm phán cấp chuyên viên tại Stockhlom (Thụy Điển), lần đầu tiên kể từ sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai hồi tháng Hai tại Hà Nội.
Tuy nhiên, cuộc đàm phán đã đổ vỡ vì hai bên chưa thu hẹp được bất đồng. Triều Tiên chỉ trích Mỹ đến họp “tay không,” trong khi Washington cho biết đã đề xuất các ý tưởng “ sáng tạo” và hai bên đã có các cuộc thảo luận tốt đẹp./.
Theo Lan Phương (TTXVN/Vietnam )
Quan hệ Mỹ - Triều Tiên: Gỡ khó không dễ
Triều Tiên lại phóng vật thể bay. Động thái này nói lên điều gì? Hãy thử nhìn lại quan hệ Mỹ - Triều trong năm 2019, để thấy rõ thêm thông điệp của sự kiện này. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Quan hệ Mỹ - Triều trong 2019 có sự kiện đột biến quan trọng nhưng lại chưa có được chuyển biến cơ bản và tích cực hơn so với năm ngoái. (Nguồn: IC)
Có nhiều thông tin và định nghĩa khác nhau về vật thể bay mà Triều Tiên vừa mới phóng đi. Tên lửa. Vật thể bay chung. Hoả tiễn đa nòng. Chính phủ Nhật Bản đã họp phiên khẩn cấp trong khi phản ứng và thái độ của Mỹ và Hàn Quốc lại không thấy có gì đặc biệt, phản ánh tâm trạng không lo ngại nhiều, kể cả khi vừa rồi là lần thứ 12 kể từ đầu năm đến nay Triều Tiên phóng tên lửa hay vật thể bay.
Khó xử và khó gỡ
Mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên trong năm 2019, để cho thật chuẩn xác thì phải nói là từ đầu năm đến thời điểm hiện tại, có sự kiện đột biến quan trọng nhưng lại chưa có được chuyển biến cơ bản và tích cực hơn so với năm ngoái. Hai sự kiện nổi bật nhất là cuộc gặp lần thứ hai của tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội và cuộc gặp nhau lần thứ 3 của họ ở Bàn Môn Điếm với việc ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ của Triều Tiên.
Ngoài hai sự kiện này ra, tiến trình hoà bình và hoà giải giữa hai bên không vươn được ra xa thêm đáng kể gì về hướng đích chung. Mối quan hệ song phương này trong khoảng thời gian ấy chưa thấy được cải thiện gì nhiều, nhưng không xấu thêm đi, tuy chưa được hẳn bình thường nhưng không thù địch. Như thế cũng đâu vô nghĩa và vô ích đối với cả hai bên.
Chỉ có điều là hai bên xô đẩy nhau vào tình thế khó xử mà gỡ những cái khó này là chuyện chẳng thể dễ dàng gì. Hai bên tuy đã khởi động và định hình được tiến trình nhưng đến thời điểm hiện tại lại không giữ được thời thuận lợi và duy trì được đà cần thiết cho tiến trình ấy.
Triều Tiên và Mỹ hiểu rõ hơn ai hết nhưng ngay cả đến bên ngoài cũng có thể dễ dàng nhận thấy là giữa hai đối tác này hiện không những chỉ có bất đồng quan điểm và xung khắc lợi ích trong những chủ đề nội dung cơ bản nhất chẳng hạn như phi hạt nhân hoá Triều Tiên hay dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp Mỹ trừng phạt Triều Tiên mà hiện tại nổi bật nhất là về mức độ ưu tiên của từng bên dành cho việc thúc đẩy mạnh mẽ và thực chất tiến trình này. Người ngoài cuộc không thể không cảm nhận thấy là thời gian càng trôi đi thì Triều Tiên càng thêm sốt ruột trong khi Mỹ tuy không hẳn chơi con bài câu giờ nhưng không còn gấp gáp và vội vã như trước nữa.
Ưu tiên chính sách của Mỹ
Phía Mỹ không còn dành ưu tiên chính sách ở mức độ như trước nữa cho việc thúc đẩy tiến trình này chủ yếu vì 3 lý do sau.
Thứ nhất, ông Trump trong thời gian qua bị lún sâu vào những hồ sơ cần phải được ưu tiên xử lý hơn vì tác động tiêu cực của chúng có thể nguy hại nhiều hơn và trực tiếp hơn tới vị thế cầm quyền của ông Trump ở Mỹ. Ông Trump cần có được càng nhanh chóng càng tốt thành quả cầm quyền mới cả về đối nội cũng như đối ngoại mà việc đạt được chúng trong thời gian ngắn nhất ở những chủ đề nội dung kia lại khả thi hơn rất nhiều so với đạt được tiến triển mới trong việc xử lý quan hệ của Mỹ với Triều Tiên.
Thứ hai, thực trạng hiện tại trong mối quan hệ của Mỹ với Triều Tiên nói chung và trong tiến trình hoà bình và hoà giải giữa hai nước này nói riêng có lợi cho Mỹ nhiều hơn là cho Triều Tiên và cũng lại đồng thời chỉ có lợi chứ không gây hại gì cho Mỹ và cho cá nhân ông Trump. Bởi thế, kể cả khi phía Mỹ có chủ ý chơi câu giờ thật với Triều Tiên thì cũng đâu có gì lạ hay khó hiểu.
Thứ ba, cũng như Triều Tiên, phía Mỹ hiện thật sự bế tắc ý tưởng có thể đưa lại sự khai thông đột phá cho tiến trình hoà bình và hoà giải giữa hai bên. Cho nên hai bên đều chủ ý dùng biểu hiện của sự kiện để cứu vãn thực chất.
Thế khó của Triều Tiên
Triều Tiên khó xử vì bị giằng xé dai dẳng giữa nhu cầu tranh thủ ông Trump và sự cần thiết phải duy trì những con chủ bài chiến lược trong cuộc chơi này với Mỹ. Tiến trình này cứ nhì nhằng như vậy thì Triều Tiên chỉ được tiếng nhiều hơn là được miếng, dịu trong xung khắc chính trị và an ninh với Mỹ nhưng vẫn gặp khó khăn bởi những biện pháp chính sách của Mỹ mà lại còn bị ràng buộc vào tuyên bố ngừng thử hạt nhân.
Việc Triều Tiên nhiều lần phóng tên lửa hay vật thể bay nhưng chủ ý không để Mỹ cảm nhận là bị khiêu khích hay đe doạ an ninh thể hiện rõ nét nhất tâm trạng ấy của Triều Tiên. Một điều nữa khiến phía Triều Tiên không thể không sốt ruột là nhiệm kỳ cầm quyền hiện tại của ông Trump ngả dần về cuối. Rủi ro tiềm tàng đối với Triều Tiên là ông Trump không tái đắc cử hoặc vì mục đích để được tái đắc cử năm tới mà ông Trump lại làm găng và đối đầu Triều Tiên khi thấy làm như vậy đưa lại tác động quan trọng giúp được tái đắc cử.
Cho nên ở thời gian tới, mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên biến động như thế nào phụ thuộc rất quyết định vào tình thế của ông Trump ở Mỹ liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Dịch Dung
Theo baoquocte
Vén màn bí ẩn: Mẫu tên lửa KN-23 và KN-25 MLRS của Triều Tiên Hiện chưa rõ Triều Tiên có trực tiếp nối lại thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hay không. Nhưng trong bối cảnh nước này sẵn sàng thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn như hiện nay thì có khả năng họ sẽ thử nghiệm ICBM vào cuối năm nay. Bình Nhưỡng gần đây cũng mới thử nghiệm 2 hệ...