Ông Kim Jong-un phái ban nhạc nữ sang Trung Quốc làm ngoại giao
Lãnh đạo Triều Tiên gửi ban nhạc nữ do ông xây dựng sang Trung Quốc biểu diễn nhằm củng cố quan hệ ngoại giao trong bối cảnh quan hệ giữa 2 nước nguội lạnh từ nhiều năm nay.
Ban nhạc nữ Moranbong được ưa thích của ông Kim Jong-un. Ảnh: Reuters
Ban nhạc Moranbong với các thành viên đều là nữ bắt đầu hành trình sang Trung Quốc biểu diễn kéo dài 1 tuần, bắt đầu từ ngày mai 10.12. Đây là ban nhạc đầu tiên được Bình Nhưỡng cho phép xuất ngoại để biểu diễn nhằm thực hiện nhiệm vụ ngoại giao.
“Chuyến đi biểu diễn của ban nhạc Moranbong sẽ góp phần làm tăng mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước và thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa 2 dân tộc”, tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên viết, được Daily Mail ngày 9.12 dẫn lại.
Ban nhạc Moranbong được thành lập hồi năm 2012 do chính lãnh đạo Kim Jong-un chỉ đạo. Đây được xem là ban nhạc yêu thích của ông, chuyên trình diễn những ca khúc ca ngợi đất nước, lãnh đạo với những từ như “có trái tim ấm áp” và “nụ cười ngọt ngào”, theo CNN.
Video đang HOT
Ban nhạc này trở nên nối tiếng gần đây ở Triều Tiên, có phong cách khá hiện đại và được ví như “Spice Girls” của Triều Tiên.
Trong một thời gian dài, ban nhạc nữ này không thấy xuất hiện trước công chúng sau một buổi trình diễn khá ấn tượng cho 1 phái đoàn Cuba sang thăm Bình Nhưỡng hồi tháng 9.2015. Nhiều tin đồn rộ lên rằng những thành viên của ban nhạc đã bị người tạo ra nó thanh trừng (?).
Những phụ nữ Triều Tiên này có nhiệm vụ quan trọng là làm ngoại giao văn hóa và để “người Trung Quốc hiểu người Triều Tiên hơn” trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa 2 nước nguội lạnh kể từ năm 2012 khi ông Kim Jong-un chính thức điều hành đất nước.
Bắc Kinh hạn chế các chuyến thăm ngoại giao vì không hài lòng với những cuộc thử nghiệm tên lửa của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, gần đây cả Trung Quốc và Triều Tiên muốn làm nóng lại mối quan hệ giữa 2 nước khi thực hiện những chuyến thăm cấp cao giữa 2 bên.
Dù vậy, lãnh đạo cao cấp nhất là Chủ tịch Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn chưa đi thăm nhau kể từ khi cả 2 nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tổng thống Mỹ thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách giảm căng thẳng với Nga
Ông Obama cũng hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm giải pháp ngoại giao để giảm căng thẳng với Nga sau vụ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24.
Reuters đưa tin, tại cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 1/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thúc giục người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ tìm biện pháp để giảm căng thẳng với Nga, đồng thời nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Mỹ Obama gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan bên lề Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Paris. Ảnh: Reuters
Cuộc gặp giữa ông Obama và ông Tayyip Erdogan diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris, sau vụ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ cường kích Su-24 của Nga tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria hôm 24/11.
"Mỹ ủng hộ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc bảo vệ không phận của mình... Chúng tôi đã thảo luận cách thức Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể làm việc với nhau nhằm giảm căng thẳng cũng như tìm kiếm giải pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề này", ông Obama nói.
Tổng thống Mỹ Obama cũng cho biết, tại cuộc gặp này ông đã nhấn mạnh với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ rằng tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) mới là kẻ thù mà các bên cần tập trung tiêu diệt.
Ngày 1/12, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cũng kêu gọi để mở tất cả các kênh đối thoại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga nhằm ngăn chặn sự cố tương tự như vụ bắn hạ Su-24 tái diễn.
Ngày 30/11, phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Paris, Pháp, Tổng thống Nga Putin tiếp tục cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ của Nga là nhằm bảo vệ nguồn cung cấp dầu từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đến Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay lập tức, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã lên tiếng cho rằng đây là sự "vu khống"./.
Ông Putin tiếp tục cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ nguồn cung cấp dầu từ IS
Nguyễn Hùng
Theo_VOV
Nga trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ: Gậy ông đập lưng ông? Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn cho rằng, người dân Nga sẽ chịu tác động trực tiếp từ các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Moscow dùng để trả đũa Ankara bắn rơi Su-24. PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao. Ảnh:NVCC - Vụ việc chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ...