Ông Kim Jong-un leo ngọn núi cao nhất Triều Tiên với lực lượng hùng hậu hộ tống
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã trèo lên ngọn núi cao nhất nước này với lực lượng hùng hậu hộ tống, theo truyền thông nhà nước Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đứng trên đỉnh núi cao nhất đất nước với ánh mặt trời tỏa xung quanh.
Những bức ảnh truyền thông Triều Tiên công bố cho thấy, ông Kim Jong-un đứng trên một đỉnh núi đầy tuyết trắng và ánh mặt trời lan tỏa phía sau lưng ông.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã lên đến độ cao 2.750m của núi Paektu với sự hộ tống của hàng trăm phi công và các quan chức cấp cao trong đảng, theo truyền thông Triều Tiên.
Video đang HOT
Cố lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong-il được cho là sinh ra tại ngọn núi này. Tuy nhiên, nhiều sử gia nói rằng, trên thực tế, ông sinh ra tại Nga.
Tờ Rodong dẫn lời ông Kim Jong-un nói với quân đội: “Leo núi Paektu là món ăn tinh thần quý giá, mạnh hơn bất cứ loại vũ khí hạt nhân nào”.
Ông Kim thực hiện chuyến leo núi lần này nhằm thăm các phi công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên vừa hoàn thành các cuộc diễn tập ở khu vực núi Paektu.
Theo truyền thông Triều Tiên, mục đích chuyến thăm của ông Kim Jong-un là để gặp các phi công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên vừa hoàn thành các hoạt động tập luyện quân sự tại khu vực này.
Đỉnh ngọn núi Paektu, nằm trên biên giới với Trung Quốc, được cho là một nơi linh thiêng trong văn hóa dân gian Triều Tiên. Đây cũng là một phần trong chiến dịch tuyên truyền nhằm tôn vinh dòng họ Kim, dòng họ được cho là mang “dòng máu núi Paektu”.
Những thông tin mới đây cho rằng, ông Kim Jong-un đã đến núi Paektu từ khi 3 tuổi.
Giống như cha đẻ của mình, đương kim lãnh đạo Triều Tiên đã tiến hành nhiều “chuyến đi thực địa” đến các căn cứ quân sự, nhà máy và các khu vực quan trọng khác. Các nhà phân tích nói rằng, đây là cách để ông Kim thể hiện mình là người đàn ông tràn đầy năng lượng trước nhân dân.
Theo Lao Động
Hàn Quốc và Mỹ khởi động chiến lược 4D đối phó với Triều Tiên
Đài KBS đưa tin ngày 17/4, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nước này và Mỹ đã nhất trí nâng tầm khái niệm chiến lược 4D lên thành kế hoạch tác chiến tại Đối thoại quốc phòng Hàn-Mỹ (KIDD) lần thứ 7, diễn ra vào hôm 14 và 15/4 tại thủ đô Washington.
Chiến lược 4D bao gồm phòng thủ (Defence), phát hiện (Detect), phá hủy (Destruct) và tiêu diệt (Destroy) các tên lửa của Triều Tiên.
Tên lửa của Triều Tiên trong một cuộc diễu hành quân sự lớn của nước này. (Nguồn: AP/Yonhap)
Khái niệm này được Tư lệnh quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc Curtis Scaparrotti lần đầu tiên nhắc đến trong một bài phát biểu tại quân chủng lục quân Hàn Quốc tháng 11/2013.
Đây là chiến lược phòng thủ sử dụng vệ tinh quân sự và các máy bay trinh sát tầm cao không người lái để chống lại tên lửa của Triều Tiên khi nổ ra chiến sự trên bán đảo, nhằm giảm thiểu thương vong do tên lửa gây ra./.
Theo Vietnam
Để cô lập Trung Quốc, Mỹ cần hòa giải với Triều Tiên Washington hiểu rõ rằng chỉ chiến lược duy trì thế cân bằng không thôi là chưa đủ, mà người Mỹ cần chủ động gây áp lực với Trung Quốc mạnh hơn. Và để gây áp lực với Trung Quốc, Mỹ cần hòa giải với Triều Tiên. Câu chuyện Trung Quốc đem tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương như một động thái...