Ông Kim Jong-un đánh bóng hình ảnh ra sao?
Trở thành lãnh đạo tối cao của CHDCND Triều Tiên khi chưa đầy 30 tuổi, lớn lên ở nước ngoài, lại chưa có con, thiếu cả kinh nghiệm sống lẫn kinh nghiệm chính trị, ông Kim Jong-un đã thất bại trong việc tạo dựng hình ảnh trong mắt người dân, theo báo chí phương Tây.
Một chuyến “ vi hành” của ông Kim Jong-un – Ảnh: Reuters
“Vi hành” đến trại rùa
Báo chí nước ngoài thường phác họa ông Kim Jong-un như một người cứng rắn, sẵn sàng giết cả dượng của mình. Có khi truyền thông nước ngoài lại đem kiểu tóc của ông ra làm trò cười, hay lúc khác thì mô tả nhà lãnh đạo Kim thích phô mai Thụy Sĩ và siêu xe.
Nhưng bên trong CHDCND Triều Tiên, Kim Jong-un là nhà lãnh đạo tối cao, nắm vận mệnh của cả một quốc gia. Người dân cung kính cúi chào, vỗ tay cho đến khi đỏ rần mỗi khi ông xuất hiện.
Trong tư cách là nhà lãnh đạo, ông Kim đến tận tuyến cơ sở, đưa ra các chỉ thị, hướng dẫn cho người dân. Chẳng hạn gần đây ông đến thăm một trại nuôi rùa ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên – Rodong Sinmun – nhấn mạnh chính cha của ông Kim, cố lãnh đạo Kim Jong-il đã chỉ đạo thành lập trại rùa này “để nhân dân được thưởng thức thịt rùa ngon lành và bổ dưỡng, vốn được biết đến là liều thuốc bổ quý giá từ xa xưa”.
Người dân vỗ tay không ngớt, kéo dài rất lâu mỗi khi ông Kim xuất hiện – Ảnh: Reuters
Tờ báo trích nguyên văn chỉ đạo của nhà lãnh đạo Kim trong chuyến thăm: “Thật khó mà hiểu nổi là trang trại lại thậm chí không bố trí nổi một căn phòng để giáo dục về lịch sử cách mạng”. Ngoài ra, tờ báo cũng đưa tin nhà lãnh đạo Kim không hài lòng vì trại rùa đã thất bại trong việc gây giống và nuôi tôm hùm.
Video đang HOT
Trên đây là một trong những hoạt động hiếm hoi liên quan đến dân sinh của ông Kim mà báo chính thống trong nước đưa tin.
Bất ngờ ban lệnh xử tử
Sự kiện trên chỉ là một trong những ví dụ cho thấy hiểu được ý đồ của ông Kim là chuyện cực khó, ngay cả nhiều chuyên gia nước ngoài chuyên nghiên cứu về Triều Tiên nay cũng lắc đầu chào thua.
Một số người cho rằng nhà lãnh đạo hiện nay của Triều Tiên hành xử rất thất thường, điều trái ngược hoàn toàn với cha của ông. Dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-il, những quan chức xung quanh ông ta giữ được ghế và giữ được… đầu. Điều này có nghĩa ít nhất thì ông Kim Jong-il cũng nhận được sự ủng hộ của những quan chức, tướng lĩnh xung quanh.
Còn tới thời Kim Jong-un, người cố vấn thân cận nhất và cũng là dượng của ông là Jang Song-thaek, sau đó tới phiên Bộ trưởng Quốc phòng Hyon Yong-chol bất ngờ bị xử tử (thông tin ông Hyon bị xử tử mới được phía Triều Tiên xác nhận, báo Hàn Quốc đưa tin ngày 14.6). Trong hoàn cảnh đó, hẳn những người trong guồng máy của ông Kim phải thất kinh, lo sợ không biết khi nào tới phiên mình.
Ông Kim Jong-un và cầu thủ bóng rổ người Mỹ Dennis Rodman – Ảnh: Reuters
Hãng truyền thông BBC dẫn lời Aidan Foster-Carter – một chuyên gia am hiểu về Triều Tiên thuộc Đại học Leeds (Anh) nhận xét: “Nếu lực lượng nòng cốt trung thành có cảm giác họ có thể là người tiếp theo vào bất kỳ lúc nào và chẳng vì lý do gì cả, điều đó sẽ hủy hoại lòng trung thành, thậm chí có thể trở thành động cơ để họ bỏ đảng. Hoặc tồi tệ hơn, nếu lực lượng tinh túy cảm thấy bất an, họ sẽ tự hỏi trong tình huống nào thì sẽ phản lại ông ta”.
“Người ngoài” ở Triều Tiên
Một số nhà phân tích cho rằng xét ở trình độ, Kim Jong-un thua xa cha của ông ta. Chuyên gia Foster-Carter phân tích với hãng truyền thông BBC: “Lúc mới lên nắm quyền, ông Kim Jong-il còn lạ lẫm một chút nhưng sau này thì chúng ta biết rằng ông ấy rất thành thạo. Ông ấy có 20 năm được cha ông tập tành cho làm lãnh đạo”.
Mọi chuyện khác hoàn toàn với Kim Jong-un, người dường như “nhảy cái ùm” vào ghế lãnh đạo Triều Tiên sau khi đi học ở Thụy Sĩ. Lúc đó, Kim Jong-un còn chưa đầy 30 tuổi. Đến tận khi đã đầy quyền lực trong tay, ông Kim Jong-un vẫn là “người ngoài” không thạo chính trường Triều Tiên.
Triều Tiên xưa nay vẫn là quốc gia khá cô lập với cộng đồng quốc tế. Nhưng trong suốt bao nhiêu năm, lãnh đạo nước này vẫn vịn vào sự giúp đỡ của nước ngoài khi cần. Nhưng đến thời Kim Jong-un, mọi chuyện thay đổi 180 độ.
“Tôi không thể nào hiểu được chính sách đối ngoại của ông ta. Lúc thì ông ta nói sắp đi Nga, sau đó hủy cái rụp. Ông ta đóng cửa khu công nghiệp ở biên giới với Hàn Quốc chẳng với mục đích gì rõ ràng”, chuyên gia Foster-Carter nhận định.
Brian Myers, tác giả cuốn sách về Triều Tiên The Cleanest Race, đang dạy ở Đại học Deongseo (Hàn Quốc) cũng đồng ý với Foster-Carter: “Tôi có ấn tượng rất rõ rằng ông Kim Jong-un không đạt được trình độ trí tuệ như cha của ông. Tôi thấy ông ấy đã thất bại hoàn toàn trong việc đánh bóng hình ảnh bản thân… Đơn giản là ông ấy còn quá trẻ, chưa từng có con cái, thiếu tinh tế trong cách xử sự để tạo được uy quyền trước nhân dân như cách cha ông ta đã làm”.
Phong cách thoải mái của Rodman (bìa phải) khi tiếp kiến lãnh đạo tối cao Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Tác giả Myers dẫn ví dụ về việc ông Kim Jong-un tiếp vận động viên bóng rổ Mỹ Dennis Rodman, một trong những cuộc tiếp người nước ngoài rất hiếm hoi của nhà lãnh đạo Kim được đăng tải trên báo chí. Ông Myers nói: “Những bức ảnh ông Kim Nhật Thành và Kim Jong-il tiếp người nước ngoài được đăng tải luôn ghi lại cảnh người nước ngoài cúi người xuống, dường như đang khúm núm, trong khi nhà lãnh đạo Triều Tiên thì đứng ưỡn thẳng ngực như thể người nước ngoài chẳng quan trọng gì cả”.
Còn trong đoạn video ghi cảnh Kim Jong-un tiếp Rodman, tay bóng rổ đã giải nghệ môi đeo khoen ngồi dạng chân thoải mái, đầu đội mũ lưỡi trai, mắt đeo kính đen, ly nước ở trước mặt.
“Bạn có thể đọc được trên gương mặt những người ngồi sau lưng ông ấy (các quan chức Triều Tiên – PV) rằng họ đang cố hiểu xem chuyện gì đang xảy ra”, Myers nói.
Ông nói tiếp: “Khi tôi xem đoạn video này, tôi nghĩ có lẽ bởi Kim Jong-un lớn lên ở nước ngoài, ông ta không rành rẽ văn hóa về các lễ nghi chính thức. Và điều đó gây rắc rối cho cho ông ta ngay ở trong nước”.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Phân biệt ngọc bích rởm
Ngọc bích có thể làm rởm bằng cách lấy đá giống ngọc bích đưa vào mài giũa, đánh bóng hoặc xử lý màu nhân tạo.
Ngọc bích có thể làm rởm bằng cách lấy đá giống ngọc bích đưa vào mài giũa, đánh bóng hoặc xử lý màu nhân tạo.
Hỏi: Có cách nào phân biệt được ngọc bích thật và rởm? - Nguyễn Thu Hương (Hà Nội).
Ảnh minh họa.
Theo GS Phan Trường Thị, Viện Đá quý - Vàng và Trang sức Việt Nam: Ngọc bíchcó thể làm rởm bằng cách lấy đá giống ngọc bích đưa vào mài giũa, đánh bóng hoặc xử lý màu nhân tạo. Tuy nhiên, với phương pháp nhuộm màu thì chỉ sau khi dùng một thời gian ngọc sẽ bị xỉn, bay màu.
Ngọc bích nhuộm màu có thể phát hiện bằng tia cực tím rất dễ dàng. Chỉ cần cho ngọc vào soi dưới ánh đèn của máy thử tiền giả, nếu là ngọc nhuộm màu sẽ có axit khiến viên ngọc hiện lên màu xanh da trời; trong khi ngọc bích "xịn" vẫn giữ nguyên màu lục.
Ngoài ra, để mua đúng ngọc bích, người tiêu dùng cần chú ý đến màu sắc, ngọc phải tạo thành dải hoa văn, có thể điểm xuyết màu đỏ lửa hoặc trắng xanh. Đặc biệt, ngọc phải có độ trong mới là ngọc quý. Ngọc bích đẹp khi chế tác phải có nghệ thuật, vòng phải được đánh bóng loáng nhưng không phải là bôi sơn bóng.
PV (ghi)
Theo_Kiến Thức