Ông Kim Jong-un đang loại dần thế hệ trung thành với cha mình?
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un được cho là đang loại dần những sĩ quan trung thành với cha mình, lãnh đạo quá cố Kim Jong-il, bằng cách cho họ về hưu sớm.
Ông Kim Jong-un trong một cuộc họp với quân đội hồi tháng 11.2013 – Ảnh: Reuters
“Dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong-un, Triều Tiên đã thay thế nhiều quan chức cấp cao, một dấu hiệu của sự thay đổi thế hệ. Triều Tiên vừa ban hành một quy định cho các quân nhân từ 65 tuổi trở lên về hưu”, báo JoongAng Ilbo hôm nay 11.12 dẫn lời một quan chức tình báo Hàn Quốc.
Thông thường, một vị trí trong quân đội được xem là công việc cả đời mà một người có thể giữ cho đến khi không còn khả năng nữa.
Động thái trên theo sau vụ thanh trừng ông Jang Song-thaek, dượng của lãnh đạo Kim Jong-un, và là nhân vật quyền lực số 2 ở Triều Tiên. Ông Jang là một trong những “quan nhiếp chính” của ông Kim Jong-un trong giai đoạn củng cố quyền lực kể từ khi cha ông Kim là ông Kim Jong-il qua đời vào cuối năm 2011.
“Sau cái chết của ông Kim Jong-il, nhiều quan chức quân đội cấp cao như bộ trưởng các lực lượng vũ trang hay tổng tham mưu trưởng quân đội đã bị thay gần như 6 tháng một lần. Trước một cuộc cải tổ lớn, chính quyền Triều Tiên trao cho các quan chức ở tuổi 70 những vị trí tốt như là quà tặng trước khi buộc họ về hưu sớm”, vị quan chức trên cho hay.
JoongAng Ilbo dẫn một số nguồn tin tình báo đánh giá Bình Nhưỡng đã thay thế hơn 44% trong số vị tướng từ 3 sao trở lên.
Vị quan chức trên cho biết thêm chính quyền Triều Tiên đã tiến hành cuộc cải tổ đối với sĩ quan cấp cao, như chỉ huy quân đoàn, và sẽ tiếp tục hành động tương tự đối với những người từ cấp chỉ huy sư đoàn trở xuống.
Video đang HOT
Thực hiện cải tổ giống cha, ông nội?
Vị quan chức tình báo Hàn Quốc đánh giá cuộc cải tổ quân đội lần này tương tự như đợt diễn ra vào thập niên 1970, khi ông Kim Jong-il được chọn là người sẽ thay thế Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Khi đó, ông Kim Jong-il đã giảm tuổi nghỉ hưu từ dưới 50 xuống còn 32 tuổi đối với chỉ huy đại đội, từ dưới 60 xuống còn 35 đối với chỉ huy tiểu đoàn và từ dưới 70 xuống 40 tuổi đối với chỉ huy trung đoàn.
“Ông Kim Jong-il có thể đã chuẩn bị kế hoạch cải tổ cho con trai út (Kim Jong-un) lên làm người kế nhiệm. Vụ ông Jang bị thanh trừng là một dấu hiệu cho thấy điều đó. Kế đến, chính quyền (Kim Jong-un) sẽ tiếp tục đợt thanh trừng trên quy mô lớn và là đợt thay đổi toàn bộ thế hệ”, JoongAng Ilbo dẫn lời một quan chức cấp cao Hàn Quốc suy đoán.
Trong giai đoạn lãnh đạo của Chủ tịch Kim Nhật Thành và ông Kim Jong-il đã xảy ra ít nhất 2 lần “thanh lọc” những người bị nghi phản bội và gây thách thức. Trong thời của ông Kim Nhật Thành, đợt thanh trừng xảy ra vào năm 1956, còn khi ông Kim Jong-il nắm quyền, đợt thanh lọc kéo dài từ năm 1997 đến năm 2000.
Sẽ không còn ai mạnh như phe ông Jang?
Giới phân tích cho rằng những người trung thành hoặc phụ tá của ông Jang sẽ bị cách chức hàng loạt, giống như đợt thanh trừng của ông Kim Jong-il nói trên.
Kể từ khi bắt đầu tham gia chính trường vào thập niên 1970, ông Jang đã nắm giữ nhiều vị trí, trong đó có chức vụ chủ nhiệm Ban hành chính của đảng Lao Động Triều Tiên. Ban này, với tổng cộng 900 quan chức, giám sát nhiều cơ quan như Bộ An ninh nhà nước, Bộ An ninh nhân dân, cơ quan công tố, theo giáo sư Nam Sung-wook tại đại học Hàn Quốc.
Ngoài ra, phần lớn trong số 32 thành viên của một ủy ban về văn hóa và thể thao được thành lập cách đây không lâu là người trung thành của ông Jang, trong đó có Bộ trưởng An ninh nhân dân Choi Pu-il.
Dù ông Jang có nhiều người trung thành và thân cận, nhưng giới quan sát cho rằng người của ông khó tiến hành cuộc đảo chính quân sự.
“Một cuộc đảo chính quân sự không dễ đối với người của ông Jang. Nếu đã muốn đảo chính quân sự, ông Jang phải có binh sĩ riêng, nhưng ông ấy không nắm quyền quân đội”, giáo sư Nam đánh giá.
Còn chuyên gia Cheong Seong-chang tại Viện nghiên cứu Sejong (Hàn Quốc) phân tích: “Dù Ban hành chính của ông Jang phụ trách Bộ An ninh nhân dân, tương đương cảnh sát, ông ấy không có quyền điều khiển mà chỉ giám sát bộ này. Ông Jang không có thẩm quyền chỉ đạo quân đội và hầu hết những người theo ông làm việc trong các cơ quan đảng liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ”.
“Từ trước tới nay, nhóm của ông Jang là phe mạnh nhất có thể thách thức ông Kim Jong-un, nhưng họ sẽ bị giải tán sớm. Từ giờ trở đi sẽ không còn có những người thách thử mạnh như phe của ông Jang”, chuyên gia Cheong nhận định.
Theo TNO
Tại sao dượng ông Kim Jong-un bị tước quyền?
Sau khi có tin lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tước mọi chức vụ của người dượng Jang Song-thaek, nhân vật quyền lực số 2 ở Bình Nhưỡng, nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao ông Kim lại có động thái gây bất ngờ này.
Ông Jang Song-thaek (trái) và lãnh đạo Kim Jong-un tại lễ diễu binh hồi tháng 2.2012 - Ảnh: AFP
Giới quan sát cho rằng kịch bản xấu nhất là ông Kim sa thải người dượng do áp lực của những quan chức quân đội có đường lối cứng rắn, vốn không đồng ý với cách tiếp cận ôn hòa của ông Jang đối với các vấn đề Hàn Quốc.
"Nếu ông Kim hạ bệ ông Jang vì ông ấy không cần một quan nhiếp chính nữa vì đã củng cố được quyền lực sau hai năm lên nắm quyền, thì vụ đó không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu quân đội, vốn chịu trách nhiệm các hành động khiêu khích đối với Seoul trong nhiều năm qua, đứng đằng sau động thái trên, quan hệ giữa hai miền Triều Tiên có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn", một giáo sư Hàn Quốc yêu cầu không nêu tên nhận định với tờ The Korea Times.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về bất kỳ suy đoán như trên. "Miền Bắc được kiểm soát 100% bởi đảng Lao động (Triều Tiên - NV), không phải quân đội. Vụ ông Jang mất chức cho thấy ông Kim Jong-un đã củng cố được quyền lực ở miền Bắc, không có chuyện gì khác", Giáo sư Son Tae-gyu tại Đại học Dankook (Hàn Quốc) khẳng định.
Giáo sư Shin Yul tại Đại học Myongji (Hàn Quốc) cũng đồng tình và cho hay: "Đây không phải lần đầu ông Jang bị cách chức. Ông ấy đã có trải nghiệm cay đắng tương tự vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 2000. Tuy nhiên, ông Jang sau đó khôi phục quyền lực nhanh chóng, cho thấy ông ấy rất kiên cường".
Giáo sư Shin còn nói: "Ở Triều Tiên, bạn không thể sa thải bất kỳ người nào có quan hệ gần gũi với người sáng lập Kim Il-sung (Chủ tịch Kim Nhật Thành - NV)".
Vợ của ông Jang là con gái út của Chủ tịch Kim Nhật Thành và là em gái của lãnh đạo quá cố Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un.
Ngày 3.12, Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) loan tin ông Jang đã bị tước mọi chức vụ, kể cả vị trí Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng - cơ quan quân sự tối cao của Triều Tiên. Cũng theo NIS, hai phụ tá của ông Jang là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil đã bị xử tử vì tội tham nhũng vào giữa tháng 11 và ông Jang không xuất hiện kể từ đó.
Đến ngày 4.12, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae cho biết tuy bị mất chức nhưng ông Jang vẫn đang an toàn và Seoul đang theo dõi sát sao tình hình.
Theo TNO
Bộ đôi quyền lực bí ẩn phía sau Kim Jong-un Bà Kim Kyong-hui đã vươn lên chống chọi với chứng nghiện rượu và việc người yêu bị giết hại để đứng bên cạnh cháu trai của mình, tức nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un. Người con gái 67 tuổi của nhà sáng lập đất nước Kim Nhật Thành là nữ chính trị gia hiếm hoi trong hệ thống quyền lực nam giới thống...