Ông Kim Jong-un “có thể bị quản thúc tại gia”
Bí ẩn về nơi ở hiện nay của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn bao trùm, khi ông không xuất hiện trước công chúng suốt hơn một tháng qua. Có ý kiến cho rằng ông đang bị “quản thúc tại gia”.
Nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên không xuất hiện trước công chúng suốt hơn một tháng qua.
Nhà lãnh đạo 31 tuổi của Triều Tiên được thấy xuất hiện trước công chúng lần cuối cùng vào ngày 3/9 vừa qua khi ông tham dự một buổi hòa nhạc ở Bình Nhưỡng. Hồi tháng 7, trong lễ kỷ niệm 20 năm ngày mất của ông nội ông, nhà lãnh đạo sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành, ông Kim Jong-un được thấy bước đi tập tễnh.
Sự vắng mặt bất thường trên cũng đã làm dấy nhiều lời đồn đại về sức khỏe của nhà lãnh đạo trẻ. Trong khi đó, báo chí Triều Tiên chỉ cho biết ông “không được khỏe”.
Remco Breuker, giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại đại học Leiden, Hà Lan, cho biết sự vắng mặt của ông Kim có thể là chỉ dấu cho thấy có một cuộc thay đổi quyền lực bên trong giới lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể đang bị quản thúc tại gia.
“Chúng ta không biết rõ ông ở đâu và chuyện gì đang xảy ra. Chúng ta không biết liệu ông có ở bệnh viện hay không hay ông đang bị quản thúc tại gia”, giáo sư Breuker cho biết với tờ ABC News của Úc.
“Có một điều mà chúng ta có thể chắc chắn là chương trình tuyên truyền của Triều Tiên trong suốt hơn một năm qua luôn cố gắng xây dựng ông với một hình ảnh khác trước”.
Video đang HOT
“Họ đã cố gắng tạo cảm giác ông gần gũi hơn, người hơn, ít “siêu nhân hơn”…Và tôi cho rằng tất cả các dấu hiệu dẫn đến một khả năng là chúng ta có một chính quyền Triều Tiên không có ông Kim Jong-un là người đứng đầu trên danh nghĩa”.
Giáo sư Breuker lo ngại những người môi giới quyền lực “nhiếp chính” có thể đẩy trách nhiệm cho ông Kim Jong-un về tình hình nhân quyền vốn bị quốc tế chỉ trích ở nước này.
“Dù ai lãnh đạo trên danh nghĩa, thì hệ thống Triều Tiên vẫn như vậy”, ông nhận định. “Ông Kim chưa bao giờ lãnh đạo. Đó là những người đứng sau ông. Là những người bạn cũ của cha ông. Họ mới là những người lãnh đạo”.
“Điều tôi lo sợ là những gì họ sẽ làm để đổ lỗi cho ông Kim Jong-un, để họ “sạch tay” và có thể tiếp tục lãnh đạo Triều Tiên”.
Jasper Kim, giám đốc Nhóm nghiên cứu toàn cầu châu Á-Thái Bình Dương, tin rằng chuyến công du gần đây của quan chức cấp cao Triều Tiên tới Hàn Quốc là nhằm “đánh lạc hướng” phương Tây. Triều Tiên hôm thứ bảy vừa đã bất ngờ cử phái đoàn cấp cao nhất tới Hàn Quốc, làm dấy lên hi vọng cải thiện mối quan hệ liên Triều.
“Từ quan điểm của Mỹ, Hàn, Trung và những nước khác, chuyến thăm gia tăng lợi thế của Triều Tiên trên bàn đàm phán quốc tế”, ông nhận định.
Trung Anh
Theo Dantri
60.000 người tị nạn Syria chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong 1 ngày
Chỉ trong vòng 24 giờ qua, khoảng 66.000 người tị nạn Syria, chủ yếu là người Kurd đã tháo chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh các binh sỹ nhà nước Hồi giáo (IS) ngày càng mở rộng vùng kiểm soát tại miền Bắc Syria.
Hàng chục nghìn người tị nạn Syria đang tháo chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ
Trong ngày thứ Sáu, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cửa biên giới nước này cho những người tị nạn Syria tháo chạy từ thành phố Kobane do lo sợ bị IS tấn công.
Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc cho biết họ đang tăng cường các nỗ lực cứu trợ trong bối cảnh hàng nghìn người tị nạn nữa có thể vượt qua biên giới.
IS đang kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn tại Syria và Iraq, và đã chiếm được hàng chục ngôi làng quanh Kobane, hay còn gọi là Ayn al-Arab.
Thổ Nhĩ Kỳ - vốn có chung biên giới với Iraq và Syria - đã tiếp nhận hơn 847.000 người tị nạn kể từ khi những cuộc giao tranh giữa quân chính phủ Syria và phe nổi dậy bắt đầu cách đây 3 năm.
Tuy nhiên đợt mở cửa biên giới vừa qua đã chứng kiến lượng người tị nạn tăng đột biến trong vòng 24 giờ.
"Trong hôm nay, số lượng người Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt 60.000 người", phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus phát biểu với các phóng viên hôm thứ Bảy.
Số liệu trên được ông Kurtulmus đưa ra trong chuyến thị sát tỉnh Sanliurfa, nơi nhiều người tị nạn đang trú ẩn.
Một quan chức chính phủ khác thì tiết lộ với BBC rằng số người tị nạn vào nước này trong 24 giờ qua lên tới 66.000 người.
Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền cho biết, cùng với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, cơ quan này đang chuẩn bị sẵn sàng để đón thêm hàng trăm nghìn người tị nạn nữa sẽ đến trong vài ngày tới, trong bối cảnh các cuộc giao tranh tại Kobane khiến ngày càng nhiều người phải tháo chạy.
Theo các nhà hoạt động tại Syria, IS đã chiếm được tới 60 ngôi làng bao quanh Kobane kể từ khi chiến sự nổ ra đầu tuần này.
Quan sát cho thấy, trong ngày thứ Bảy, ít nhất 11 người Kurds đã bị IS hành quyết, trong khi số phận của khoảng 800 dân thường khác tháo chạy khỏi những ngôi làng này "vẫn chưa thể xác định".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
Hàn Quốc: Triều Tiên phát triển tàu ngầm tên lửa đạn đạo Triều Tiên dường như đang phát triển một loại vũ khí mới có khả năng phóng các tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, Bộ quốc phòng Hàn Quốc ngày 15/9 cho hay. Tên lửa được phóng từ tàu ngầm. (Ảnh minh họa) "Dựa vào thông tin tình báo gần đây của Mỹ và Hàn Quốc, chúng tôi đã phát hiện các dấu...