Ông Kim Jong-un “chọc giận” Trung Quốc?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bị cáo buộc khiến mối quan hệ Triều Tiên-Trung Quốc xấu đi những năm gần đây với những chủ trương về chương trình hạt nhân không giống ông nội và cha, theo một cựu quan chức ngoại giao của Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (áo đen) – Ảnh: Reuters
Trả lời phỏng vấn báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) trong tuần này, ông Yang Xiyu, cựu Chủ nhiệm Phòng các sự vụ bán đảo Triều Tiên của Bộ ngoại giao Trung Quốc giai đoạn 2004-2005 và từng tham gia vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, nói rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ chấp nhận Triều Tiên là một nhà nước hạt nhân và rằng Bình Nhưỡng gần đây đã khiến Bắc Kinh “mất mặt”.
Ông Yang muốn đề cập đến chuyến thăm Triều Tiên hồi tháng trước của đặc phái viên Trung Quốc Song Tao. Trong suốt chuyến thăm kéo dài 4 ngày, nhà lãnh đạo Kim Jong-un bị cho là đã từ chối tiếp vị quan chức Trung Quốc.
“Trao đổi giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã chứng kiến một bước lùi. Đó là một sự mất mặt (khi ông Song không được lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tiếp đón. Mối quan hệ đi xuống bắt nguồn từ những bất đồng ngày càng lớn về vấn đề hạt nhân. Đó là bởi Triều Tiên thay đổi, không phải Trung Quốc’, ông Yang nói.
Video đang HOT
Quan chức này cho biết thêm: “Hiện giờ Trung Quốc và Triều Tiên không có cùng quan điểm về vấn đề hạt nhân bởi giới lãnh đạo hiện tại của Triều Tiên đã hoàn toàn từ bỏ sáng kiến của ông Kim Nhật Thành.”
Việc Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa khiến căng thẳng trong khu vực có xu hướng leo thang. Đáp lại, Trung Quốc đã ủng hộ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào người láng giềng của mình.
Ông Yang nói, Bắc Kinh cần chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản có thể xảy ra, mặt khác thúc đẩy các bên chấp nhận giải pháp “đóng băng kép”: Triều Tiên ngừng thử tên lửa, hạt nhân, Mỹ-Hàn ngừng tập trận chung.
“Nếu bây giờ chúng ta lùi bước trước mục tiêu phi hạt nhân thì đó sẽ là thất bại của một quốc gia. Nếu cộng đồng quốc tế cho phép Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân thì đó một thất bại tập thể… Quan trọng hơn, đó là mối đe dọa lớn với an ninh Trung Quốc. Do đó trong vấn đề này, Trung Quốc không thể nhượng bộ. Trung Quốc không bao giờ chấp nhận Triều Tiên là một nhà nước hạt nhân”, ông Yang nhấn mạnh.
Liên quan đến việc Nga tham gia vào các vấn đề Triều Tiên, ông Yang nói, các giải pháp Moscow đưa ra trên cơ sở trung gian hòa giải rất đáng hoan nghênh, song ông cũng cho rằng Moscow khó có thể đóng vai trò lớn.
Theo ông, mối quan hệ giữa Moscow và Bình Nhưỡng không đủ gần gũi, trong khi đó Moscow cũng còn rất nhiều mối quan tâm khác như giải quyết các vấn đề liên quan đến mối quan hệ với Mỹ.
Minh Phương
Theo Dantri
Triều Tiên cảnh báo Mỹ sẽ phải hối tiếc vì chiến lược an ninh mới
Lần đầu tiên lên tiếng về chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ, Triều Tiên cảnh báo sẽ khiến Mỹ phải hối tiếc vì chính sách thù địch nhằm vào Bình Nhưỡng.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tuần này đã công bố chiến lược an ninh quốc gia mới. Chiến lược này đề cập đến Triều Tiên là một trong những mối đe dọa an ninh hàng đầu với Mỹ. Văn kiện cũng tuyên bố quân đội Mỹ sẵn sàng dùng "lực lượng áp đảo" để ngăn chặn mối đe dọa từ hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm nay đã ra thông cáo chỉ trích chiến lược an ninh mới của Mỹ.
"Văn kiện này công khai cho thấy khao khát của Washington tấn công chúng tôi. Do Mỹ quân sự hóa chính sách an ninh và ngoại giao để chèn ép chúng tôi, chĩa gươm vào chúng tôi, chúng tôi sẽ khiến Mỹ phải hối tiếc cay đắng về chiến lược đó bằng những khẩu pháo", thông cáo của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cảnh báo.
Chính quyền của ông Trump nhiều lần tuyên bố để ngỏ mọi khả năng đối phó với Triều Tiên, trong đó không loại trừ biện pháp quân sự.
Trong một diễn biến liên quan, báo Telegraph của Anh ngày 20/12 dẫn các nguồn thạo tin của chính phủ Mỹ cho biết Washington đang chuẩn bị các kế hoạch để tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Theo các nguồn tin trên, kế hoạch quân sự của Mỹ có thể nhắm mục tiêu tới các khu vực phóng tên lửa hoặc kho vũ khí và đạn dược của Triều Tiên. Cựu quan chức an ninh Mỹ tiết lộ rằng cuộc tấn công quân sự của nước này nhằm vào Triều Tiên có thể diễn ra tương tự cuộc không kích mà Mỹ từng tiến hành đối với căn cứ không quân tại Syria ngày 7/4. Khi đó, các tàu khu trục của Mỹ đã phóng 59 tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk về phía căn cứ này.
Minh Phương
Theo Dantri
Ông Kim Jong-un cảnh báo Triều Tiên có thể đe dọa Mỹ bằng hạt nhân Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói rằng, Triều Tiên đã trở thành "một quốc gia chiến lược" có khả năng đe dọa hạt nhân "đáng kể" với Mỹ, truyền thông nhà nước cho biết. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Yonhap) Theo hãng thông tấn KCNA, ông Kim Jong-un đưa ra tuyên bố trên trong bài phát biểu khai...