Ông Kidong Park: ‘Bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế trước’
Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo nhân viên y tế trong tâm dịch phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp bảo vệ an toàn, trước hết cho mình, sau đó cho người bệnh.
Tại Tọa đàm trực tuyến “Bảo vệ chiến sĩ áp trắng trước làn sóng thứ hai dịch Covid-19″, ngày 5/8, ông Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam bày tỏ lo lắng khi một số nhân viên y tế tại Đà Nẵng mắc Covid-19. Khoảng một tuần nay, Việt Nam ghi nhận hơn 200 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó hơn 10 nhân viên y tế.
Ông Kidong Park cho rằng, hiện nay nhiều quốc gia khác không chỉ Việt Nam, cũng đang phát hiện nhiều ca nhiễm trong cộng đồng. Đối với các ca phát hiện tại Đà Nẵng, ông Park cho rằng “đó là lời nhắc nhở chúng ta lưu ý số ca bệnh thấp và ít không có nghĩa là dịch không còn lây lan”. Bởi, có những ca nhiễm không có biểu hiện ra bên ngoài.
Ông nhấn mạnh đại dịch chưa thể chấm dứt ngay nên cần cảnh giác. Đặc biệt, công tác phòng ngừa nhiễm khuẩn trong các bệnh viện cơ sở y tế phải thực hiện toàn bộ thời gian chứ không chỉ thời điểm dịch bùng phát.
“Một số bệnh viện ở Đà Nẵng là điểm nóng của dịch, qua hệ thống giám sát đã phát hiện các ca nhiễm, nhưng có những ca chưa phát hiện có thể đang ở trong người nhà bệnh nhân hoặc cán bộ y tế”, ông nói.
Bác sĩ, điều dưỡng là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao nhất, khi họ phải chăm sóc bệnh nhân dài ngày hay thực hiện các thủ thuật có nguy cơ lây nhiễm nCoV. Sức khỏe của các bác sĩ, điều dưỡng hiện nay không phải là tài sản riêng của họ mà chính là tài sản của hệ thống y tế. Nếu họ bị bệnh thì bệnh nhân sẽ không được chăm sóc tốt nhất và hệ thống y tế sẽ bị thiếu đi một lực lượng phục vụ.
Đó là lý do nhân viên y tế trong tâm dịch phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp bảo vệ an toàn trước hết là an toàn cho mình sau đó cho người bệnh.
Nhân viên y tế Trung tâm y tế huyện Hải Lăng (Quảng Trị) mang trang phục bảo hộ trước khi lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Ảnh: Hoàng Táo.
Video đang HOT
Phó giáo sư Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết nhân viên y tế bị cách ly là điều không ai mong muốn. “Họ cũng hoang mang, lo lắng. Đáng ra họ sẽ đang là những người cầm súng ra trận nhưng nay lại không thể cầm súng, không được cống hiến và còn phải sống xa gia đình”, ông Bình nói. Công đoàn Y tế đã có những chính sách hỗ trợ những cán bộ y tế này.
Chuyên gia Phạm Xuân Thành cho biết, quy trình phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế đã được triển khai từ rất lâu. Để tránh lây nhiễm, nhân viên y tế cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, thực hiện mặc đồ bảo hộ, để tránh sự xâm lấn cũng như không phát tán mầm bệnh.
Ngoài phòng hộ, các bệnh viện cần tuân thủ đúng quy định, tất cả vật phẩm điều trị cần được xử lý riêng, có cảnh báo các chất thải lây nhiễm để trong thùng màu vàng. Rác thải của bệnh nhân Covid-19 chỉ được chứa tới 3/4 thùng và buộc kín trước khi đi xử lý. Thực hiện phân loại rác tại nguồn, di chuyển rác từ phòng đến khu lưu giữ ở một thời điểm nhất định, ít có bệnh nhân và người nhà qua lại.
“Việc vận chuyển đến khu lưu trữ cần phải sử dụng phương tiện chuyên biệt, có nắp đậy, tất cả rác thải này phải được xử lý hàng ngày”, ông Thành nói.
Đối với thi hài của người nhiễm, các bệnh viện cần phải đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình vận chuyển, phải được hỏa táng ngay, càng sớm càng tốt. Người tham gia xử lý phải được trang bị đẩy đủ phương tiện bảo vệ, chỉ những người được hướng dẫn đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn mới được tham gia.
Ngoài ra, bệnh viện cần xử lý khử khuẩn các vật dụng trong buồng bệnh.
Đà Nẵng: Nông dân điêu đứng, rau xanh chết khát cạnh con sông quê
Nhiều vùng rau tại Đà Nẵng đang dần chết khát và chết mặn bên cạnh vùng sông nước của chính mình.
Là nơi cung cấp đủ các loại rau như: Mùng tơi, rau muống, cải, bí đao, khổ qua... cho các chợ, siêu thị trên địa bàn TP. Đà Nẵng và một số vùng lân cận của tỉnh Quảng Nam, vùng rau La Hường đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán, nhiễm mặn sớm.
Vùng rau La Hường đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán, nhiễm mặn sớm.
Ghi nhận của PV Báo điện tử DANVIET.VN, tại đây, những giàn bầu, bí đang thời kỳ ra hoa, kết trái cháy khô, một số diện tích trồng rau tại đây bị cháy lá, héo úa, chết do tưới nước sông hoặc nước giếng khoan bị nhiễm mặn nặng. Nhiều hộ trồng rau ở La Hường đã dừng sản xuất rau, bỏ hoang đất vì không có giải pháp gì khắc phục. Một số hộ khác vẫn tiếp tục cầm cự, gieo trồng những loại rau có khả năng chống hạn tốt để mong có nguồn thu nhập.
Ông Nguyễn Thái (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) đang nhổ bỏ các cây cà tím đã đậu trái nhỏ bị chết héo do nước nhiễm mặn để trồng cà chua thay thế. Ông Thái kể trước đó mình cũng đã nhổ bỏ dần các cây rau dền đỏ, mồng tơi... bị héo, chết cũng vì nước tưới bị nhiễm mặn.
"Trồng rau mà nguồn nước năm nào vào tầm này cũng bị nhiễm mặn, nghĩ mà chán. Tuần trước, tôi quên nếm thử nước bơm từ sông Cẩm Lệ lên nên có gần 50% diện tích trồng các loại rau bị héo, cháy lá, chết do tưới phải nước bị nhiễm mặn nặng. Nước giếng khoan tại thửa đất trồng rau của tôi cũng bị phèn và nhiễm mặn nặng nên cũng không thể tưới được", ông Thái than thở.
Đa số các hộ trồng rau ở vùng rau La Hường đều khoan giếng ngầm để tưới rau trong các tháng mùa hè và mùa thu khi nguồn nước sông Cẩm Lệ bị nhiễm mặn nặng. Theo phản ánh của người trồng rau, hiện chỉ còn một giếng khoan ở khu vực có địa hình cao là chưa bị nhiễm mặn nên nhiều người phải nối ống dẫn nước từ giếng này về thửa đất của mình để tưới cho rau.
Nhiều loại rau phải buộc phải ngắt bỏ vì bị nhiễm mặn.
Ông Trần Trọng Luận (trú phường Hòa Thọ Đông) cho hay: "Xung quanh thửa đất của tôi có 4 giếng khoan đều đã bị nhiễm mặn nặng, không thể tưới rau được. Gia đình tôi canh tác khoảng 2.400m2 rau, nhưng đã bị thiệt hại hơn 50% diện tích vì nước tưới bị nhiễm mặn. Nguồn nước bị nhiễm mặn sớm hơn so với mọi năm 2 tháng là do việc thi công đập tạm ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ chưa hoàn thành nên khi có nước ngọt từ thượng nguồn xuống thì nước mặn bị "mắc kẹt" tại đập ngăn mặn chính, không đẩy xuống hạ lưu đập được", ông Luận nói.
Tương tự, tại khu vực ven sông Cầu Đỏ thuộc thôn Tây An, xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang) hay vùng rau ven sông Yên ở thôn Cẩm Nê, xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang), nhiều hộ trồng rau đã khoan giếng và bơm nước giếng khoan lên tưới rau, không bơm nước từ dưới sông lên tưới vì lo ngại tưới nhầm nước mặn gây chết rau, nhất là cây ớt.
Bà Lý Khuê, một hộ dân ở đây, cho biết: "Mặc dù ở ven sông nhưng do sông bị nhiễm mặn nên đất cằn cỗi và khó trồng cây. Chúng tôi chỉ trồng được đậu phụng và mè, nhưng vụ đậu phụng năm nay năng suất rất thấp. Bây giờ chúng tôi bỏ những vồng đậu bị cằn cỗi, chết vì hạn hán và nước nhiễm mặn để chuyển sang trồng mè nhưng do trời quá khô hạn, lại không thể múc nước sông lên tưới được, trời phải mưa mới có hy vọng thu hoạch được nhiều".
Nông dân không còn "mặn mà" với việc canh tác.
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Hợp tác xã Rau an toàn La Hường cho biết: "Hiện có nhiều diện tích rau đã bị thiệt hại nhẹ do nguồn nước tưới từ sông Cẩm Lệ và giếng khoan đều đã bị nhiễm mặn. Chúng tôi đã động viên các hộ trồng rau nối ống dẫn nước từ giếng khoan ở khu vực chưa bị nhiễm mặn về tưới cho rau; đồng thời, đề nghị Phòng Kinh tế (UBND quận Cẩm Lệ) hỗ trợ khảo sát, khoan thêm một số giếng nước để phục vụ tưới cho vùng rau".
Ông Phạm Hồng Vân, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, việc xâm nhập mặn đang ảnh hưởng diện tích trồng rau, màu ven sông Cẩm Lệ. Hiện có 4ha trồng rau ở vùng rau La Hường và khoảng 30 giếng khoan nước ngầm để lấy nước tưới tại đây bị nhiễm mặn. Với tình hình như vậy và chưa giải quyết được tình hình xâm nhập mặn sâu vào sông Cẩm Lệ khuyến cáo người dân nên ít trồng các loại rau cần nhiều nước tưới tại khu vực tưới của 30 giếng khoan này để hạn chế thiệt hại".
"Đơn vị đã có báo cáo về việc vùng rau La Hường bị nhiễm mặn, gây chết rải rác một số diện tích rau đến các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương để sớm có giải pháp ứng phó", ông Vân cho hay.
Theo Danviet
Số ca nghi nhiễm giảm nhẹ Tính đến 8h ngày 19/3, cả nước có 122 người nghi ngờ nhiễm nCoV và hơn 42.000 người từ vùng dịch về được theo dõi sức khỏe. Con số nghi nhiễm giảm 4 trường hợp so với hôm qua, vẫn ở mức cao. Trong số này, 95 người mới cách ly trong ngày, 22 trường hợp cũ tiếp tục theo dõi. Số liệu...