Ông Khuất Việt Hùng: Phạt xe thuê, mượn là hiểu sai
Trước những tranh luận trái chiều về quy định phạt xe không chính chủ từ ngày 1/1/2017, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách UB An toàn giao thông quốc gia trao đổi với PV.
Thuê xe đi lại là bình thường
Ông có ý kiến thế nào khi đến nay vẫn còn nhiều băn khoăn khi điều khiển phương tiện trên đường sẽ bị lực lượng lượng chức năng yêu cầu kiểm tra vi phạm xe không chính chủ?
- Tôi cho rằng, việc còn những thông tin cho rằng nếu anh mượn xe của em, chồng đi xe của vợ… lưu thông trên đường sẽ bị xử phạt là không đúng. Bởi rõ ràng không thể có chuyện CSGT yêu cầu dừng xe lại chỉ để kiểm tra xe của anh có chính chủ hay không.
Trong trường hợp này người dân hiểu sai.
Tôi thuê xe ô tô tôi đi là chuyện hết sức bình thường. Chỉ cần tôi có giấy phép lái xe đúng quy định pháp luật và biết chủ của phương tiện tôi điều khiển chính xác là ai (phương tiện đủ điều kiện, người lái đủ điều kiện – PV) thì tham gia giao thông bình thường ở trên đường, không vi phạm gì.
Ông Khuất Việt Hùng
Với những xe bán, cho, tặng… chưa sang tên đổi chủ khi xảy ra tai nạn giao thông việc xử lý vi phạm như thế nào, thưa ông?
- Đây chính là vấn đề cần quan tâm. Nếu 2 người mua bán phương tiện cho nhau không thực hiện trách nhiệm dân sự của mình sang tên đổi chủ theo quy định pháp luật theo quy định sẽ bị xử phạt.
Ở đây đặt ra trường hợp, nếu không sang tên thì chính hành vi vi phạm của chủ xe mới (người mua) sẽ gây liên lụy về mặt pháp lý cho người chủ xe cũ. Bởi trên giấy tờ xe gây tai nạn vẫn đứng tên người chủ cũ.
Do vậy, tất cả những người bán xe cho người khác nên làm thủ tục để chuyển quyền, chuyển tên cho người mua lại xe.
Khi đã sang tên đổi chủ thì người bán không còn chịu trách nhiệm gì liên quan đến phương tiện đã bán đó.
Video đang HOT
Sẽ nghiên cứu làm như Tây
Những trường hợp mua bán, cho tặng chủ phương tiện vẫn không sang tên đổi chủ, ngoài mức xử phạt theo quy định thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử lý như thế nào?
- Trước tiên cần phải tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về cái lợi, hại và trách nhiệm quy định pháp luật người dân phải thực hiện.
Hiện nay đã có quy định về việc xử phạt với hành vi không sang tên đổi chủ. Các cơ quan chức năng phải tổ chức thực hiện theo điều kiện cụ thể chứ không phải như nhiều người nghĩ ra đường CSGT cứ săm soi xe này có chính chủ hay không là phạt.
Tuy nhiên, cũng phải nói rõ rằng, trong những trường hợp cần thiết lực lượng chức năng vẫn có thể xác định thông tin chính chủ đối với phương tiện qua lực lượng CSGT hoặc có thể qua cảnh sát hành chính ở địa phương để xác định làm rõ vụ việc liên quan.
Ảnh minh họa: Phạm Hải
Ở một số nước, mỗi người chỉ được cấp một biển số xe, khi bán hoặc cho tặng xe người ta vẫn giữ lại biển số xe đó. Theo ông Việt Nam cónên học hỏi kinh nghiệm từ các nước?
- Hiện nay có ý kiến nên chăng khi đăng ký xe thì người đó sẽ sở hữu biển số xe đó và khi bán xe cho người khác thì anh giữ lại biển số xe đó. Đây cũng là giải pháp, nhưng nếu để thực hiện ở Việt Nam thì cần phải có lộ trình nghiên cứu.
Chúng ta đang thực hiện theo quy định hiện hành, biển số đi theo xe và chúng ta có trên 45 triệu phương tiện cả ô tô, xe máy, do vậy nếu thực hiện quy định mới thì chúng ta phải có điều chỉnh.
Nhưng rõ ràng đây cũng là giải pháp nên chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu.
Bán xe chưa sang tên vẫn có thể gặp phiền toái
Ông có khuyến cáo gì với những trường hợp chưa thực hiện sang tên đổi chủ khi mua bán, cho tặng phương tiện?
- Là cơ quan bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chúng tôi cho rằng người dân nên sử dụng quyền đối với tài sản của mình, bởi nếu không khi xảy ra vụ việc liên quan đến phương tiện sẽ gây khó khăn cho chính mình.
Có 620/700 ý kiến (chiếm 85,6%) tham gia thăm dò do VietNamNet thực hiện không đồng tình với quy định phạt xe không chính chủ từ ngày 1/1/2017
Xe anh đã bán cho người khác đi gây tai nạn, khi lực lượng công an xử lý vụ việc thì người đứng tên xe sẽ bị lực lượng triệu tập để làm việc về chiếc xe gây tai nạn.
Dù chiếc xe đã bán cho người khác nhưng vì chưa sang tên nên vẫn gặp phiền toái trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng.
(Theo Vietnamnet)
Phạt xe không chính chủ: CSGT các tỉnh trần tình
CSGT của Hà Nội và TP.HCM đã lên tiếng giải thích về việc xử phạt xe không chính chủ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2017.
CSGT Hà Nội chỉ phạt 2 lỗi
Liên quan đến quy định xử phạt xe không chính chủ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2017, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội (PC67) đã có trao đổi cụ thể với báo chí sáng 21/11.
Theo Thiếu tá Hùng, việc xử lý đối với chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, tặng, được phân bổ, điều chuyển, thừa kế chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên hoặc thông qua công tác đăng ký xe.
CSGT của Hà Nội và TP.HCM đã lên tiếng giải thích về việc xử phạt xe không chính chủ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2017. Ảnh: Dân trí
Thiếu tá Hùng giải thích, chủ xe mô tô, xe máy được hiểu là chủ sở hữu của phương tiện. Tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017 quy định về quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 30 Nghị định 46 chỉ quy định về xử phạt đối với chủ phương tiện (tức chủ sở hữu).
"Đối với người điều khiển phương tiện không đủ 3 quyền trên, tức là không phải chủ sở hữu phương tiện và không thuộc phạm vi điều chỉnh, không phải là đối tượng xử lý của các điều khoản trên. Điều đó có nghĩa, người điều khiển phương tiện đi thuê, đi mượn để tham gia giao thông cũng không bị xem xét, xử lý về hành vi vi phạm", Thiếu tá Hùng nhấn mạnh.
Về trường hợp CSGT được phép kiểm tra xe chính chủ, Phó trưởng phòng PC67 khẳng định, chỉ áp dụng trong 2 trường hợp: khi điều tra các vụ TNGT nghiêm trọng trở lên hoặc người đó đang làm thủ tục sang tên ở cơ quan chức năng.
Cở sở để xử phạt, Thiếu tá Hùng khẳng định, lực lượng CSGT có nhiều biện pháp để tiến hành theo quy định của pháp luật như: lấy lời khai của người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện đến làm thủ tục đăng ký xe; thông qua dữ liệu quản lý nghiệp vụ cơ sở dữ liệu về đăng ký xe của lực lượng CSGT, kiểm tra các loại giấy tờ mua bán hoặc mời người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe lên làm việc, xác minh...
CSGT TP.HCM không xử phạt xe không chính chủ
Trước đó, ngày 19//11, trả lời về những thắc mắc trên với báo chí, Trung tá Huỳnh Trung Phong - Phó Trưởng phòng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP.HCM, đã khẳng định: "Lực lượng CSGT khi hoạt động tuần tra trên đường không tiến hành xác minh, xử lý đối với quyền sở hữu mà quyền sở hữu theo Nghị định 46 chỉ áp dụng trong 2 trường hợp: khi điều tra các vụ TNGT nghiêm trọng trở lên hoặc người đó đang làm thủ tục sang tên ở cơ quan chức năng".
Theo ông Phong, Nghị định 46 về quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: khi mua bán phương tiện thì trong vòng 30 ngày người điều khiển phương tiện phải thực hiện thủ tục sang tên theo đúng quy định.
Khi không thực hiện việc sang tên theo quy định thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46, với mức phạt từ 100.000 -200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 - 400.000 ngàn đồng đối với các tổ chức.
Tuy nhiên, Khoản 9, Điều 76 Nghị định này cũng quy định việc xác minh để phát hiện hành vi không làm thủ tục sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe.
Do đó, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt TP.HCM sẽ không xử phạt đối với hành vi vi phạm chạy xe không chính chủ. CSGT chỉ xử phạt hành vi không làm thủ tục sang tên xe qua công tác xác minh khi cá nhân, tổ chức đến cơ quan CSGT để thực hiện thủ tục sang tên, di chuyển xe hoặc trong quá trình điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên.
Không xử phạt người đi mượn xe
Trước đó, giải thích với báo chí, Thiếu tướng Trần Thế Quân (Cục phó Cục pháp chế, Bộ Công an) cũng cho hay, Chính phủ đã có quy định xử phạt với những chủ sở hữu cố tình không sang tên, đổi chủ khi mua bán xe máy, xe mô tô, tuy nhiên vì nhiều lý việc này bị dừng lại để điều chỉnh.
Về việc xử phạt người vi phạm, Thiếu tướng Quân cho biết, theo quy định, CSGT không được dừng bất cứ phương tiện nào để kiểm tra với lỗi chưa sang tên đổi chủ. Cảnh sát chỉ được phép kiểm tra các phương tiện khi phát hiện ra lỗi vi phạm giao thông.
Trường hợp con mượn xe của bố, vợ mượn xe của chồng, ông Quân khẳng định không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe.
Theo ông Quân, trong một nhà, vợ chồng, con cái đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được.
"Tuy nhiên, trong trường hợp di sản thừa kế, bố, mẹ cho hẳn con cái... thì phải sang tên đổi chủ theo đúng quy định", ông Quân lưu ý thêm.
(Theo Báo Đất Việt)
CSGT không được vô cớ dừng xe xác minh xe chính chủ Lực lượng CSGT khi hoạt động tuần tra, kiểm soát trên đường không được phép tiến hành xác minh, xử lý đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (hay còn gọi là xe không chính chủ) mà chỉ được áp dụng xác minh, xử phạt trong 2 trường hợp cụ thể sau đây. Đó là khi điều...